Yêu cầu làm rõ vụ “trạm biến áp “xài” hàng Trung Quốc”

Ảnh chỉ mang tính chất minh họa. Nguồn Internet
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa. Nguồn Internet
(PLO) - Sau khi Pháp luật Việt Nam (PLVN) đăng loạt bài “EVN ôm quả đắng vì ham “xài” hàng Trung Quốc”, EVN  thông qua kênh truyền hình VTV1 khẳng định họ làm đúng. Tuy nhiên, nhiều độc giả PLVN cho rằng,  “nhà đèn” đang có dấu hiệu bao biện khi không thể giải thích vì sao hai máy biến áp trị giá hàng chục tỷ đồng tiền thuế của người dân đồng loạt gặp sự cố khi sử dụng chưa được 2 năm.
“Có sự lạ trong thông cáo phát trên truyền hình”
Ngày 5/6, xem bài “EVN ôm “quả đắng” vì ham xài đồ Trung  Quốc” trên PLVN, đến 9/6 lại nghe Thông cáo báo chí mà EVN thông qua VTV gửi đến bạn xem đài, cá nhân tôi với tư cách một khách hàng của ngành Điện thấy chưa thực sự thỏa mãn bởi dường như trong sự vụ này, EVN đang tập trung xử lý sự cố truyền thông thay vì một lời xin lỗi công khai, có trách nhiệm trước sự cố gần như cùng lúc của hai máy biến áp gây mất điện và liên tục nhiều ngày sau đó, làm giảm sụt điện áp của hàng triệu khách hàng tại nhiều tỉnh, thành miền Bắc. 
Điều không chỉ tôi mà nhiều người khác chắc cũng đang quan tâm là hiện tượng xì dầu tại 2 máy biến áp khiến nó phải lần lượt tách khỏi hệ thống là do đâu? Thế nhưng, trong thông cáo phát trên truyền hình, tuyệt nhiên không thấy một dòng nào của EVN giải thích sự cố này, dù EVN là đơn vị trực tiếp quản lý, vận hành… Những thông tin hết sức chung chung như: đã thông báo cho nhà thầu quy trình đấu thầu minh bạch; đối tác cung cấp thiết bị là tin cậy…được phát đi cho thấy EVN đang muốn “rào đón”  một điều gì đó lớn hơn là câu chuyện chảy dầu có thể nhìn, sờ thấy được tại các máy biến áp ở Hiệp Hòa? 
Việc thông cáo nói ngày 29/5/2014, nhà thầu cung cấp thiết bị đã cử chuyên gia sang Việt Nam xác định nguyên nhân gây sự cố máy biến áp, dân biết vậy chứ làm sao mà kiểm chứng được đây?
Từ phía cơ quan truyền thông, tôi cũng hết sức nghi ngại không biết VTV đã xác minh đến đâu trước khi đọc một thông cáo của doanh nghiệp trên sóng truyền hình quốc gia như vậy.
Với tư cách một cử tri, tôi đề nghị Chính phủ chỉ đạo làm rõ các khía cạnh kỹ thuật cũng như kinh tế trong vụ việc này. 
huythong69@yahoo.com.vn
“An ninh năng lượng phải chăng đang bị xem nhẹ?”
Năm trước, vụ một chiếc xe cẩu cắt điện toàn miền Nam đã gióng hồi chuông cảnh báo nghiêm khắc về an ninh năng lượng. Những tưởng  EVN phải có chiến lược để đảm bảo sẽ không bao giờ để xảy ra những sự cố nghiêm trọng như vậy. Đùng một cái lại xảy ra vụ việc tại trạm 500kV Hiệp Hòa. Tôi thật lòng không thể hiểu nổi. Chẳng lẽ nguồn năng lượng quốc gia lại có thể dễ dàng bị cắt đứt như vậy?
Tiếc rằng sự thực lại đang chứng minh điều mà không người dân nào muốn tin. Nhiều người bạn làm trong ngành Điện nói rằng những sự cố vẫn xảy ra hồn nhiên, và rằng ngành Điện có “cái may” hơn nhiều so với bên ngành giao thông khi các sự cố điện không dễ nhìn thấy như mấy sự cố cầu đường.
Phạm Trọng Mão (TP. Bắc Giang) 
“Rốt cuộc thì ai chịu trách nhiệm?”
Tôi là một người làm trong ngành Điện nhưng cũng không khỏi đau lòng trước sự cố tại Hiệp Hòa. Đúng như Báo PLVN thông tin, việc hỏng liền lúc 2 máy biến áp như vừa xảy ra tại Hiệp Hòa là xưa nay có một trong ngành.
Tập đoàn vẫn khẳng định họ đang xử lý sự cố này, và rằng đã mời chuyên gia qua sửa chữa. Nhưng nguồn tin từ chính Tập đoàn cũng tiết lộ họ đang tính chuyện chuyển máy từ Ổ Môn ra. Nếu thực như vậy, coi như 2 máy ở Hiệp Hòa đã xếp vào loại mà trong ngành gọi là “sự cố lâu dài”. Vậy thì tại sao họ không thừa nhận, và cuối cùng ai phải chịu trách nhiệm?
Không lẽ mua phải hàng rởm, chịu sự cố rồi hòa cả làng?.
Thanhlan...@gmail.com

Tin cùng chuyên mục

Ông Lê Quang Thái - Phó Tổng Giám đốc EVNNPC (bên trái) và ông Nguyễn Tiến Long - Chủ tịch Công đoàn PC Hà Tĩnh chủ trì Hội nghị

Công ty Điện lực Hà Tĩnh tổ chức Hội nghị người lao động năm 2023

(PLVN) - Năm 2023, cán bộ viên chức lao động Công ty Điện lực Hà Tĩnh (PC Hà Tĩnh) quyết tâm đổi mới và bứt phá, tiếp tục phát huy sức mạnh tập thể, đồng thời nâng cao nhiệt huyết, lòng yêu nghề để hoàn thành tốt các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh, qua đó khẳng định vai trò của ngành Điện đối với sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Hà Tĩnh.

Đọc thêm

Ý tưởng 'Đường tàu - Đường hoa' của CEO TCty Đường sắt Việt Nam

Hoa huỳnh liên vàng rực ven đường sắt Sài Gòn.
(PLVN) - “Qua ô cửa con tàu, hành khách có thể ngắm những nụ đào ở miền Bắc, nhìn những chùm hoa giấy rực rỡ miền Trung và những nhành mai vàng phương Nam… suốt bốn mùa. Chúng tôi nỗ lực để đường sắt Việt Nam trở thành một đường hoa; xây dựng thương hiệu Đường sắt thân thiện nhằm thu hút khách”, ông Đặng Sỹ Mạnh - Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam chia sẻ với PLVN.

Người giữ lửa cho thương hiệu 'Nước mắm sá sùng Vân Đồn Vanbest'

Doanh nhân Cao Hồng Vân - Người giữ lửa cho thương hiệu “Nước mắm sá sùng Vân Đồn Vanbest”.
(PLVN) - Sinh ra và lớn lên tại tỉnh Hải Dương, song với sự gắn bó, tình yêu đặc biệt dành cho mảnh đất miền biển Quảng Ninh, doanh nhân Cao Hồng Vân đã quyết tâm, bền bỉ trên hành trình tiên phong xây dựng và nâng tầm thương hiệu mắm sá sùng Vân Đồn, với mong muốn gìn giữ giá trị tinh túy của biển, đưa sản phẩm đặc sản của tỉnh Quảng Ninh đi khắp trong và ngoài nước. 

PVN sẵn sàng cung cấp khí cho dự án nhiệt điện Ô Môn II

Trung tâm điện lực Ô Môn.
(PLVN) -  Khi Nhà máy nhiệt điện (NMNĐ) Ô Môn II đi vào hoạt động sẽ sản xuất bình quân khoảng 6.300GWh mỗi năm, góp phần tăng cường năng lực cung ứng điện của hệ thống điện quốc gia. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) sẵn sàng cung cấp khí cho dự án này.

Truyền tải điện Quốc gia lo thua lỗ, sợ ngân hàng ‘quay lưng’

Mỗi năm, EVNNPT cần khoảng 800 triệu USD để đầu tư hạ tầng lưới điện quốc gia. Trong số này có những khoản vay từ các định chế tài chính quốc tế.
(PLVN) - “Doanh nghiệp làm ăn được thì tình hình tài chính mới vững mạnh, hệ số đánh giá tín nhiệm mới cao, và các ngân hàng, định chế tài chính mới cho vay. Ngược lại sẽ rất khó khăn trong trả nợ và huy động nguồn lực cho các dự án đầu tư”, ông Nguyễn Tuấn Tùng - Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) trao đổi với PLVN.

Với thương hiệu Chin-su, Masan 'chốt' nhiều hợp đồng 'khủng' tại Nhật Bản

Đại biểu Việt Nam và Nhật Bản trong nghi thức đập rượu Kagami Biraki tại sự kiện thực phẩm quốc tế Foodex Nhật Bản 2023.
(PLVN) - Thương hiệu Chin-su sau 4 năm ra mắt thị trường Nhật Bản đã dần khẳng định được vị trí của mình. Đặc biệt, không chỉ người Việt ở Nhật bản yêu thích mà chính những người bản địa nơi đây cũng từng ngày yêu thích các sản phẩm của Chin-su. Đang ngày càng có nhiều hợp đồng được chủ sở hữu thương hiệu Chin-su ký kết với các đối tác Nhật Bản.

Phụ nữ hiện đại nên “làm chính mình”

CEO Đỗ Loan Phượng (bên trái) đang hướng dẫn cách chăm sóc sức khỏe, giảm đau nhức xương khớp với Tinh dầu thực vật Đại Phú An.
(PLVN) - “Ngày nay, phụ nữ hiện đại nên hướng tới “làm chính mình” đầu tiên, độc lập - tự chủ. Và để đạt được sự tự chủ đó, người phụ nữ nên đạt được những yếu tố sau: Độc lập về cảm xúc, tự chủ về kinh tế và tự do quyết định về thân thể”, chị Đỗ Loan Phượng, CEO Công ty Nam dược Đại Phú An chia sẻ.

Bạc Liêu: Công khai các cơ sở, DN có vi phạm về gian lận thương mại

Lực lượng chức năng của Bạc Liêu tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm hành vi sản xuất, vận chuyển, kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc...
(PLVN) -  Tại Kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2023 (Kế hoạch), Ban Chỉ đạo 398 tỉnh Bạc Liêu yêu cầu các lực lượng phản ánh kịp thời, trung thực về kết quả kiểm tra, xử lý các vi phạm; thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng các cơ sở, doanh nghiệp vi phạm theo đúng trình tự thủ tục quy định của pháp luật.