Bộ sách ‘Để con chăm sóc cha – mẹ’ – Cách yêu thương chân thành từ con cái

(PLVN) -  Chăm sóc cuối đời cho cha mẹ là hành trình mà hầu hết người làm con đều phải trải qua. Thế nhưng, nếu không có sự chuẩn bị, những ngày tháng tăm tối này có thể bào mòn sức khỏe thể chất và tinh thần của người chăm sóc, đồng thời khiến tình cảm gia đình rạn nứt.

Nỗi lòng của người chăm sóc

Cái chết là một phần của sinh mệnh, nhưng phần lớn chúng ta vẫn né tránh nói về nó, càng không có sự chuẩn bị và sắp xếp cho con đường đi đến trạm cuối cùng này. Nếu phải học bài học ấy từ chính cha mẹ mình, bạn sẽ đau đớn đến tột cùng.

Đây cũng chính là câu chuyện của tác giả Miew - một họa sĩ vẽ truyện tranh người Malaysia. Trở thành người chăm sóc là một trải nghiệm đặc biệt trong cuộc đời của Miew. Cô đã trải qua mười hai năm trong vai trò người chăm sóc, phải từng bước chứng kiến cha mẹ rời xa vì bạo bệnh. Trải nghiệm đau thương ấy đã khiến Miew giam mình trong vũng lầy đau buồn, không thể hòa nhập lại với cuộc sống. Cho đến một ngày, cô nhận ra mình có thể kể lại câu chuyện qua những nét vẽ. Điều này không chỉ giúp cô đối diện và xoa dịu nỗi đau mà còn để sống lại những ký ức bên cha mẹ.

Bộ sách tranh “I Am A Caregiver” gồm hai tập: “Để con chăm sóc cha” và “Để con chăm sóc mẹ” ghi lại hành trình mười hai năm Miew làm người chăm sóc cuối đời cho cha và mẹ cô - một hành trình gian nan, đau thương nhưng cũng đầy cảm động với biết bao yêu thương và bao dung. Bộ sách cũng đồng thời là lời từ biệt cuối cùng của Miew dành cho đấng sinh thành của mình.

Tập 1 “Để con chăm sóc cha” (I Am A Caregiver 1) kể về giai đoạn Miew trở thành người chăm sóc cuối đời cho cha, người vừa phát hiện mắc bệnh ung thư tuyến tụy. Sau khi phát bệnh, sức khỏe của người cha sa sút rất nhanh. Từ một người đàn ông khỏe mạnh, hiền lành, chẳng mấy chốc, ông đã biến thành một bệnh nhân yếu ớt, cộc cằn và khó chịu. Vì không có sự chuẩn bị, cộng thêm những thay đổi đột ngột lúc lâm chung của người cha khiến Miew mắc kẹt trong tâm trạng vừa buồn bã vừa sợ hãi.

Trong sách, cô viết: “...tình cảnh của người chăm sóc cũng giống như bị khóa trong một chiếc hộp trong suốt vậy. Rõ ràng ngoài trời nắng chói chang, nhưng lại không nhìn thấy chút ánh sáng nào. Rõ ràng ánh mặt trời lẽ ra phải thật ấm áp, thế mà vẫn thấy lạnh lẽo. Bởi vì, bất kể người chăm sóc có cố gắng đến thế nào thì tình trạng cũng khó mà chuyển biến tốt. Sinh mệnh của những người thân yêu cứ khô héo từng ngày, và cuối cùng là đến lúc ra đi. Đó là một hành trình định sẵn là tốn công vô ích, một hành trình đầy những vết sẹo”.

Bệnh tật không chỉ dày vò người bệnh mà còn là một kiểu tra tấn từ từ đối với người chăm sóc. Một trong những vấn đề lớn nhất của người chăm sóc là mất ngủ. Bởi vì khi người thân yêu nằm cạnh mình đang phải chịu đau đớn thì chẳng ai có thể ngủ nổi. Người chăm sóc sẽ liên tục mất ngủ hoặc ngủ chập chờn trong vài tháng liền, thậm chí là vài năm.

Đồng thời, họ phải hy sinh gần như toàn bộ thời gian, thu nhập, sức khỏe… của mình để trở thành tay, chân, đầu bếp, y tá… của người bệnh. Đây là một hành trình vất vả và đau buồn. Thế nhưng, cũng chính trong giai đoạn này, tình yêu thương đã thể hiện sức mạnh không ngờ. Dẫu những cơn mê sảng của người cha đã để lại nhiều tổn thương trong lòng Miew nhưng cô vẫn kiên trì ở bên cạnh ông suốt những ngày tháng cuối cùng.

Sự ra đi của người thân yêu là một vết thương nhưng đồng thời cũng là một bài học mà mỗi người chúng ta phải học trong đời. Cái chết của người cha đã dạy cho Miew về sự vô thường của cuộc sống, để từ đó cô biết cách yêu thương và trân trọng những người bên cạnh mình.

Nếu hành trình chăm sóc cha đã để lại trong Miew những hồi ức u ám, bi thương thì những ngày tháng cuối đời bên mẹ đã cứu rỗi và xoa dịu cô. Tập 2 “Để con chăm sóc mẹ” (I Am A Caregiver 2) có thể nói là hành trình chữa lành và hồi phục của Miew.

Sau khi cha qua đời, mấy năm sau mẹ Miew cũng bắt đầu già yếu và nhiều lần phải ra vào bệnh viện. Lúc này, Miew biết rõ thời gian của mẹ đã không còn nhiều. Vì đã trải qua bài học từ cái chết của người cha, Miew và chị gái đã biết cách để cùng mẹ trải qua những ngày cuối đời một cách ý nghĩa và thanh thản hơn. Những trang sách theo đó cũng nhẹ nhàng, ấm áp và thấm đẫm yêu thương hơn.

Trong “Để con chăm sóc mẹ”, cô viết: “Có lúc, tôi cảm thấy sinh mệnh giống như một vòng tròn. Trước kia, mẹ là người lớn, tôi là trẻ con. Bây giờ tôi là người lớn, mẹ lại biến thành như trẻ nhỏ… Trước đây mẹ vẫn yêu dù tôi không hiểu chuyện, bây giờ tôi vẫn chiều mẹ dù mẹ có cố chấp thế nào. Vòng tròn của sinh mệnh như vậy là trọn vẹn rồi”.

Hành trình của người chăm sóc đã định sẵn đau buồn và chia lìa. Thế nhưng, cách Miew đối diện với đau thương giờ đã khác đi. Cô không chỉ biết cách chăm sóc mẹ tốt hơn mà còn học được cách chăm sóc bản thân mình.

Với một người chăm sóc trường kỳ, khi tâm hồn quá buồn đau và mệt mỏi, họ sẽ không còn muốn làm gì cho bản thân nữa, ngay cả những nhu cầu đơn giản nhất của con người như ăn uống, ngủ nghỉ, giải trí… Nhưng sau khi trải qua mười hai năm ở vai trò người chăm sóc, Miew nhận ra rằng người chăm sóc trước tiên phải biết chăm sóc tốt cho chính mình, nghĩ cách giữ lấy chính mình và duy trì tâm trạng tốt. Bởi vì chỉ khi bạn chăm sóc tốt chính mình thì mới có thể khiến bản thân và người thân cùng vui vẻ vượt qua con đường chăm sóc dài đằng đẵng.

Bài học từ cái chết

Bên cạnh câu chuyện cá nhân, trong bộ sách “Để con chăm sóc cha” và “Để con chăm sóc mẹ”, Miew còn đề cập đến thực trạng của nhiều quốc gia châu Á hiện nay, khi trách nhiệm chăm sóc gia đình thường chỉ đặt lên vai phụ nữ.

Sau khi kết hôn và sinh con, phần lớn phụ nữ được mặc định là “người chăm sóc của gia đình”. Theo thống kê, phụ nữ phải gánh vác công việc nhà nhiều hơn nam giới ít nhất là 30%, và phải chịu phần lớn trách nhiệm chăm sóc con nhỏ. Họ cũng phải gánh hầu hết trách nhiệm chăm sóc cha mẹ chồng, trong khi vẫn phải nỗ lực làm việc để san sẻ gánh nặng chi tiêu trong gia đình.

Nhưng dù phụ nữ có làm nhiều hay làm tốt đến đâu, trong một xã hội bảo thủ, họ vẫn thường xuyên nghe thấy những lời buồn lòng. Nhiều người cho rằng khi đã làm người chăm sóc, phụ nữ không được phép vui vẻ, không được phép ra khỏi cửa, tốt hơn hết là phải luôn luôn rầu rĩ, đầu bù tóc rối.

Thế nhưng, việc chăm sóc cha mẹ là trách nhiệm chung của những người con chứ không riêng gì phụ nữ. Vì vậy Miew khuyên rằng, nhân lúc cha mẹ còn khỏe mạnh, các thành viên trong gia đình nên có những buổi họp để thảo luận về các vấn đề: chia sẻ trách nhiệm chăm sóc, làm cách nào để đối mặt với bệnh tật, chuẩn bị thế nào cho sự rời đi của cha mẹ...

Suy cho cùng, sinh - lão - bệnh - tử là hành trình mà ai cũng phải trải qua trong đời. Chúng ta thường né tránh nói về cái chết vì nó mang đến sự sợ hãi. Tuy nhiên, nếu không đối mặt và chuẩn bị từ trước, chúng ta sẽ rất dễ rơi vào những hố sâu của những nỗi đau. Vì vậy thông qua bộ sách “Để con chăm sóc cha” và “Để con chăm sóc mẹ”, tác giả Miew mong rằng bạn đọc – những ai đang hoặc sẽ trải qua hành trình trở thành người chăm sóc – sẽ có chuẩn bị, sắp xếp để có thể đồng hành cùng người thân yêu một cách trọn vẹn cho đến lúc cuối cùng.

Như Miew đã viết: “Vô thường sẽ gõ cửa bất cứ lúc nào, chúng ta chẳng hề có cái gọi là ngày mai vô tận. Chúng ta biết rõ là vậy, thế mà lại luôn cho rằng hiện tại là đương nhiên, có thể tùy tiện phung phí”.

Với những nét vẽ đơn giản nhưng sống động và đầy cảm xúc, Miew không chỉ làm cho những hồi ức về cha mẹ cô được sống mãi trên những trang sách mà còn giúp bạn đọc nhận ra rằng: Dẫu hành trình của một người chăm sóc có thể ẩn chứa nhiều gian khổ, đau thương, nhưng mỗi khoảnh khắc đều chứa đựng tình yêu thương và dạy ta những bài học ý nghĩa về cái chết. Trên hết, bộ sách của Miew còn là lời nhắc nhở chân thành đến bạn đọc, nhân lúc người thân yêu còn khỏe mạnh, hãy yêu thương và trân trọng thời gian ở bên họ.

* Về tác giả:

Miew sinh ra và lớn lên tại Malaysia. Hiện cô đang là tác giả truyện tranh, sống và làm việc tại Đài Loan.

Tin cùng chuyên mục

39 bài thơ của “Viễn ca” khiến người đọc cảm nhận được sự mới mẻ (ảnh P.V).

“Viễn ca” - say đắm lãng mạn lẫn ngông cuồng phá cách

(PLVN) - Bằng liên tưởng và tưởng tượng, ở “Viễn ca”, nhà thơ Nguyễn Tiến Thanh đã kết nối những sự vật, sự việc, tâm trạng đời thường mang tính chất cá nhân hóa với tất thảy những gì thuộc về phạm trù xa xôi, ảo diệu để làm nên thi ảnh lạ. “Viễn ca” - say đắm lãng mạn lẫn ngông cuồng phá cách

Đọc thêm

Ba nghìn thế giới thơm

Dịch giả Nhật Chiêu và Ba nghìn thế giới thơm. (Ảnh: N.Nam)
(PLVN) - Nhật Bản là xứ sở của cái đẹp và như thế có nghĩa là xứ sở của thi ca, của ca đạo. Haiku trao tặng cho ta một niềm vui lặng lẽ, như một làn hương nhẹ bay đi. Trong thơ ca Nhật, làn hương biểu hiện cách thế kết nối các thi ảnh với nhau, một làn hương vô hình nhưng có thể sáng tạo ra biết bao ý nghĩa.

“Nhà & Người” tôn vinh vẻ đẹp của văn hóa Việt

Cuốn sách ẩn chứa nội dung, chỉ có nết người mới tạo ra được nếp nhà (ảnh T.D)
(PLVN) - Cuốn sách “Nhà & Người”, họa sỹ Lê Thiết Cương viết về kiến trúc, trang trí nhà cửa, phong cảnh vùng miền nhưng những chuyện ấy chỉ là cái vỏ, lõi của nó là chuyện người. Đất, nhà và người suy cho cùng là một, bởi chuyện gì trong đời cũng là chuyện người, chuyện gì thì cũng phải lấy những giá trị người làm căn bản…

Phân quyền và bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương ở Việt Nam

Phân quyền và bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương ở Việt Nam
(PLVN) - Để đáp ứng yêu cầu tìm hiểu và nghiên cứu của bạn đọc, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn chuyên khảo “Phân quyền và bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương ở Việt Nam” của TS. Nguyễn Thị Hạnh, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính, Bộ Tư pháp.

Khi lịch sử đi vào tiểu thuyết

Bộ tiểu thuyết “Thiên địa phong trần” của Hà Thủy Nguyên. (Nguồn: Book Hunter & NXB Phụ Nữ Việt Nam, 2022).
(PLVN) - Trong những năm gần đây, tiểu thuyết lịch sử được nhiều cây bút trẻ đeo đuổi, đồng thời cũng đặt ra nhiều câu hỏi về ranh giới giữa hư cấu và lịch sử trong thể loại sáng tác này. Một trong số những tác giả trẻ có bề dày trong sáng tác tiểu thuyết lịch sử, nhà văn Hà Thủy Nguyên cho biết, rằng điểm hay của thể loại này chính là ranh giới mờ giữa thực và hư cấu này.

Những anh hùng trẻ tuổi

Những anh hùng trẻ tuổi
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu bộ sách "Những anh hùng trẻ tuổi".

Xứ tuyết

Xứ tuyết
(PLVN) - Nhắc tới văn học Nhật Bản đương đại bạn sẽ nghĩ ngay đến những cái tên như: Murakami Haruki (Rừng Na Uy, Biên niên ký chim vặn dây cót, Kafka bên bờ biển...), Banana Yoshimoto (Kitchen, Hồ…)… Vậy nếu muốn tìm về những giá trị Nhật Bản cổ xưa, nơi có những lễ hội như chặt trúc, bắt đom đóm… nơi có vẫn có những Geisha ca hát, nơi người ta chìm trong vẻ đẹp ước lệ của bốn mùa, ta phải đi lùi thời gian tìm đến Kawabata Yasunari, người đã đạt Nobel văn học năm 1968 với lời ca ngợi từ Viện Hàn lâm Thụy Điển: “Ông là người tôn vinh cái đẹp hư ảo và hình ảnh u uẩn của hiện hữu trong đời sống thiên nhiên và trong định mệnh con người’’.

Áp dụng phương thức quản trị doanh nghiệp đối với đơn vị sự nghiệp công lập ở Việt Nam

Áp dụng phương thức quản trị doanh nghiệp đối với đơn vị sự nghiệp công lập ở Việt Nam
(PLVN) - Nhằm mục đích góp phần làm sáng tỏ những luận điểm trong áp dụng mô hình quản trị đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư như mô hình quản trị doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn “ Áp dụng phương thức quản trị doanh nghiệp đối với đơn vị sự nghiệp công lập ở Việt Nam ”.

Sự thật đằng sau bức tranh thành công của các sao nhí

Sự thật đằng sau bức tranh thành công của các sao nhí
(PLVN) - Khi loạt phim iCarly ra mắt vào năm 2007, Jennette McCurdy - với vai diễn Sam Puckett - nhanh chóng nổi tiếng và được hàng triệu người yêu mến. Khi ấy, nhiều người nghĩ rằng cô hẳn sẽ có một cuộc sống đáng mơ ước. Thế nhưng, ở nơi máy quay không chiếu tới, cuộc sống của McCurdy lại hoàn toàn trái ngược. Cô không chỉ bị tước mất tuổi thơ, trở thành công cụ kiếm tiền, mà còn bị thao túng, lạm dụng và ngược đãi từ chính đấng sinh thành của mình.

Cần Thơ tổ chức ra mắt 35 đầu sách

Cần Thơ tổ chức ra mắt 35 đầu sách
(PLVN) -  Ngày 19/7, Hội Nhà văn TP Cần Thơ tổ chức Lễ ra mắt sách tập thể với 34 đầu sách của 24 tác giả là Hội viên Hội Nhà văn TP Cần Thơ và 1 tập sách in chung.

Hiểu về công nghiệp văn hóa của Nhật Bản qua 'Hồn Anime'

Hiểu về công nghiệp văn hóa của Nhật Bản qua 'Hồn Anime'
(PLVN) - Thành công rực rỡ của ngành công nghiệp Anime, xuất phát từ nền tảng manga tại Nhật Bản, là một bài học đầy cảm hứng cho Việt Nam trong quá trình xây dựng công nghiệp văn hóa, thúc đẩy tinh thần sáng tạo trong văn hóa đại chúng.

365 nguồn cảm hứng làm mát dịu trái tim

Ảnh: GTS
(PLVN) - Một năm có 365 ngày và với mỗi người trong chúng ta, 365 ngày đó có bao giờ vơi nhẹ. Bởi cuộc sống hiện đại luôn ngập tràn thách thức, căng thẳng và hối hả. Vì thế, một hạt mầm an lạc được gieo để giúp ta từng ngày nuôi dưỡng sự an nhiên, tĩnh lặng và hạnh phúc chân thật bên trong mình thật đáng quý biết bao.

Các tội phạm về hối lộ trong Luật hình sự Việt Nam

Các tội phạm về hối lộ trong Luật hình sự Việt Nam
(PLVN) - Nhằm thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đồng thời, phục vụ nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu của bạn đọc về vấn đề phòng ngừa, đấu tranh, đẩy lùi các tội phạm về tham nhũng, chức vụ nói chung, tội phạm hối lộ nói riêng, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn chuyên khảo “Các tội phạm về hối lộ trong Luật hình sự Việt Nam”.

Các tác phẩm của nhà văn Áo dẫn những ước mơ

Các tác phẩm của nhà văn Áo dẫn những ước mơ
(PLVN) - Nhân dịp tháng thiếu nhi, Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức chương trình giới thiệu sách thiếu nhi của nhà văn Áo nổi tiếng Mira Lobe. Các tác phẩm của Mira Lobe được giới thiệu gồm truyện dài “Bà ngoại trên cây táo” và ba tác phẩm sách tranh “Lại đây nào!”, “Mèo bảo”, “Tôi là tôi bé nhỏ”, “Thành phố quanh vòng quanh”.