'Hoa xuân trong gió xuân'

Hai cuốn sách ra mắt dịp tháng 11 của nhà văn Đỗ Bích Thúy. (Ảnh: PBNV)
Hai cuốn sách ra mắt dịp tháng 11 của nhà văn Đỗ Bích Thúy. (Ảnh: PBNV)
(PLVN) - Nhà văn Đỗ Bích Thúy vừa gửi đến bạn đọc hai ấn phẩm đặc biệt vào những ngày cuối tháng 11 vừa qua - trong đó, tái bản cuốn tiểu thuyết “Lặng yên dưới vực sâu” (từng được chuyển thể thành phim truyền hình) và tập truyện ngắn “Hoa xuân trong gió xuân” được in lần đầu.

“Hoa xuân trong gió xuân” gồm 19 truyện ngắn chọn lọc, trong số đó có những truyện chưa từng xuất hiện trong cuốn sách nào. Đề tài chủ đạo vẫn là đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, thấm đẫm hơi thở của những vùng văn hoá Mông, Tày, Dao... Trong tập truyện này cũng có một số truyện ngắn Đỗ Bích Thúy viết về Hà Nội mà nhà văn Nguyễn Văn Thọ nói rằng: “Từ đề tài miền núi, hiện thực và lãng mạn, bay lên như “Tiếng đàn môi bên bờ rào đá”, văn chương nhà văn xuất thân từ miền núi này, sau hơn chục năm gần đây bắt đầu len lỏi vào cái sâu thẳm của đất ngàn năm, mà ở đó Đỗ Bích Thúy vẫn giữ được góc nhìn hết sức nhân hậu và bản lĩnh”.

Những năm gần đây, Đỗ Bích Thúy chăm chút kỹ lưỡng để xuất bản những cuốn sách đẹp. Cả hai cuốn sách ra mắt lần này đều được họa sĩ Lê Thiết Cương vẽ bìa và vẽ minh hoạ. Có lẽ nhắc đến chị, độc giả lẫn người yêu thích điện ảnh không thể không nhớ đến tác phẩm “Tiếng đàn môi sau bờ rào đá” sau này được dựng thành bộ phim điện ảnh Chuyện của Pao giành giải Cánh diều vàng năm 2005. Có thể nói, chính từ tác phẩm của Đỗ Bích Thúy, một miền biên viễn trùng điệp núi rừng Hà Giang như đến gần công chúng hơn. Văn chương của chị luôn gắn bó với vùng đất đã sinh ra và nuôi nấng chị, cho chị một miền nhớ thương kiệt cùng để từ đó hóa thành câu chữ mê mị người đọc. Bởi suốt hành trình văn chương của chị, những cảnh đẹp của Hà Giang như hiện lên rõ mồn một qua từng tác phẩm, dẫu đó là tiểu thuyết, truyện ngắn hay tản văn. Bạt ngàn màu xanh, lồng lộng gió núi, và rộn ràng lễ hội. Độc giả cảm nhận một Đỗ Bích Thúy tận tụy với chính quê hương, bản làng và con người đất này.

Thế nhưng, văn chương Đỗ Bích Thúy lại ghim vào lòng bạn đọc một nỗi buồn sâu thẳm về thân phận người phụ nữ giữa hun hút núi rừng và những tục xưa nếp cũ của đồng bào đang sinh sống trên rẻo cao này. Đến nay, có lẽ ít ai viết về núi rừng vùng Tây Bắc mà đẹp buồn như chị. Thân phận người phụ nữ trong cuộc sống của đồng bào Dao, Tày, Mông khiến người đọc cứ thao thiết lòng dạ, dẫu đã gấp trang sách cuối lại.

Với phiên bản phát hành lần này, “Lặng yên dưới vực sâu” được chăm chút kỹ lưỡng, bắt mắt qua phần phụ trách mỹ thuật và minh họa của họa sĩ Lê Thiết Cương. Câu chuyện của những phận đời bị đánh cắp giữa lồng lộng núi rừng như vẫn còn ám gợi trong tâm trí độc giả. Súa, Phống, Vừ và cả đứa con đều mang đến người đọc cảm xúc mãnh liệt của thương và đau. Điểm đặc biệt của lần tái bản này, Đỗ Bích Thúy đã cho in thêm những nhận xét của độc giả về tiểu thuyết cũng như những hình ảnh của đoàn làm phim khi đến với Hà Giang thực hiện bộ phim truyền hình Lặng yên dưới vực sâu. Không thế không nhắc tới trang bìa màu tím được họa sĩ Lê Thiết Cương chau chuốt, song kiếm hợp bích cùng sự tinh tế của Đỗ Bích Thúy như cái đẹp chẳng thể chạm tới tận cùng…

Trong tập truyện “Hoa xuân trong gió xuân”, như một sự dẫn dắt của cảm xúc, từ truyện ngắn đầu tiên làm tựa sách cho đến truyện cuối đi từ chi tiết nhỏ làm nên chiêm nghiệm lớn trong câu chuyện gia đình, tình yêu đầy bất ổn. Rồi lần lượt đi qua bi ai, hoan lạc để chạm ngõ bình an và thanh thản với thân phận phụ nữ trong cõi người mông mênh. Dường như mọi đau đớn của các nhân vật đều là cái đẹp đến đau lòng. Đôi khi chỉ một khắc giây hạnh ngộ được tình yêu mà người ta mất cả quãng đường trần ai để soi chiếu...

Và còn đó một Đỗ Bích Thúy khiến độc giả phải thán phục trước tài quan sát và kể chuyện của chị trong mảng đề tài phố thị. Tựa như chị ngồi ngay một con ngõ nào đó, nhẩn nha bên tách trà nóng và thủ thỉ những vụn vặt của người Thủ đô. Để rồi phát hiện ra truyện hay đời, kỳ thực vẫn là một quãng sống mà ở đó lòng nhân ngời sáng sẽ giúp đường trần bằng an…

Nỗi đời phụ nữ trong truyện Đỗ Bích Thúy luôn được đẩy đến kiệt cùng để từ đó chính họ phải chọn lấy con đường sống của mình trong hành trình đi hết cõi phù vân này. Đi như thế nào, sống ra sao, không ai khác, chính người phụ nữ phải tự chọn lựa. Một lần nữa, tính nữ trong văn chương Đỗ Bích Thúy khẳng định một màu sắc văn chương đặc biệt của chị. Dù là ở không gian núi rừng Tây Bắc hay ngõ ngách phố thị, người phụ nữ vẫn luôn đại diện cho nỗi buồn và hơn hết là cái đẹp. Buồn, đẹp và lộng lẫy khôn nguôi…

Nhà văn Đỗ Bích Thúy sinh năm 1975 ở Hà Giang. Năm 2001, chị chuyển công tác từ Hà Giang về Hà Nội, làm việc tại Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Thượng tá, nhà văn Đỗ Bích Thúy đã có 10 năm trong vai trò Tổng Biên tập Tạp chí. Trong hơn 20 năm viết văn, cho đến nay Đỗ Bích Thúy đã xuất bản 24 tác phẩm và từng đoạt nhiều giải thưởng văn học: Giải Nhất cuộc thi sáng tác truyện ngắn của tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 1999 - 2000; Giải Nhất tiểu thuyết Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam năm 2013; Giải Nhất Văn học nghệ thuật thủ đô năm 2014…

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm trong Luật hình sự Việt Nam

Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm trong Luật hình sự Việt Nam
(PLVN) - Nhằm giúp bạn đọc có thêm các thông tin lý luận và thực tiễn về tội phạm khiêu dâm trẻ em và các vấn đề liên quan đến tội này, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn “Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm trong Luật hình sự Việt Nam” do TS. Nguyễn Thị Ngọc Linh là chủ biên.

Sách thúc đẩy trào lưu tự học ở người trẻ

Sách là những “người thầy vô hình”. (Ảnh B.C)
(PLVN) - Một trong những lý do chính khiến sách học tập trở nên phổ biến hơn là nhu cầu tự học đang ngày càng mạnh mẽ, đặc biệt trong giới trẻ. Trong bối cảnh công nghệ phát triển nhanh chóng, những kỹ năng mà một người học được chỉ từ nhà trường có thể trở nên lỗi thời chỉ sau vài năm. Để tồn tại và phát triển, việc liên tục cập nhật kiến thức là điều bắt buộc.

Chuyện nhà Tí và chuyện nhiều nhà khác

Chuyện nhà Tí và chuyện nhiều nhà khác
(PLVN) - Nhà văn Phan Thị Vàng Anh là cái tên không còn xa lạ với độc giả Việt Nam. Chị được biết đến qua bài thơ quen thuộc của bao thế hệ: “Hôm nay trời nắng chang chang, Mèo con đi học chẳng mang thứ gì”. Sau đó, chị tiếp tục ghi dấu ấn với tập tản văn “Nhân trường hợp chị thỏ bông” và tập thơ “Gửi VB”. Dù không viết quá nhiều, mỗi sáng tác của Phan Thị Vàng Anh đều khẳng định dấu ấn riêng, không cầu kỳ nhưng thấm thía và gần gũi với người đọc.

Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi)

Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi)
(PLVN) - Ngày 19/2, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Kết quả biểu quyết cho thấy, có 459/461 đại biểu Quốc hội (ĐBQH) có mặt tham gia biểu quyết tán thành với việc thông qua Luật này, chiếm tỷ lệ 96,03%.

Cuốn sách tiết lộ những điều thú vị về Vua Suleiman Đại Đế

Cuốn sách "Suleiman vĩ đại - Triều đại hoàng kim của Đế quốc Ottoman" (Ảnh: Bách Việt).
(PLVN) -  "Suleiman Vĩ Đại - Triều Đại Hoàng Kim của Đế Quốc Ottoman", cuốn sách mới xuất bản của Bách Việt là một tác phẩm lịch sử chuyên sâu về cuộc đời và sự nghiệp của Suleiman Đại Đế. Cuốn sách trình bày một cách chi tiết về những chiến dịch quân sự, chính sách cai-trị và ảnh hưởng của ông đối với sự hưng thịnh của Đế quốc Ottoman.

Đánh mất sự chính trực, con người sẽ lạc lối

Đánh mất sự chính trực, con người sẽ lạc lối
(PLVN) - Có bao giờ bạn cảm thấy mình đang sống không phải là chính mình? Khi mỉm cười mà trong lòng trống rỗng, khi tiếp tục một công việc mà mình không thích, hay khi cố chạy theo chuẩn mực mà lạc mất chính mình?

Con đường chính trực - Để sống toàn vẹn trong cuộc đời hối hả

Con đường chính trực - Để sống toàn vẹn trong cuộc đời hối hả
(PLVN) - Có bao giờ bạn cảm thấy mình đang sống không phải là chính mình? Khi mỉm cười mà trong lòng trống rỗng, khi tiếp tục một công việc mà mình không thích, hay khi cố chạy theo chuẩn mực mà lạc mất chính mình? Martha Beck gọi đó là tình trạng đánh mất sự chính trực – một trạng thái đẩy ta vào vòng xoáy bất an, mệt mỏi, và xa rời hạnh phúc thực sự.

Khi con chip 'lên ngôi'

Khi con chip 'lên ngôi'
(PLVN) - Chip bán dẫn là “hệ thần kinh” của tất cả các thiết bị điện tử hiện đại, từ điện thoại, máy tính cá nhân, máy giặt, lò vi sóng cho đến máy móc, thiết bị y tế phức tạp, các loại vũ khí hiện đại nhất về phòng thủ và tấn công đòi hỏi mức độ chính xác cực kỳ cao như máy bay, tên lửa. Không có chip bán dẫn, tất cả những thứ này chỉ còn là những khối kim loại vô dụng không hơn, không kém.

Nhà báo Phạm Quốc Cường ra mắt tập thơ thứ 8 'Bóng Tình'

Nhà báo Phạm Quốc Cường ra mắt tập thơ thứ 8 'Bóng Tình'
(PLVN) - Tác giả Phạm Quốc Cường ra mắt tập thơ thứ 8, có tựa đề: 'Bóng Tình' với một sự cảm nhận về nhân tình thế thái, mối giao hòa cảm xúc giữa con người với con người, con người với cỏ cây hoa lá, con người với trời đất bao la mênh mông của vũ trụ...

Sách Tết đong đầy hương vị mùa xuân

Các bạn trẻ quan tâm nhiều hơn đến các ấn phẩm sách Tết được thiết kế tinh xảo, nội dung hấp dẫn. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Khi nhắc đến Tết, ta thường nghĩ đến mâm cơm đoàn viên, sắc mai đào khoe sắc hay những phong tục cổ truyền. Nhưng trong nhịp sống hiện đại, có một món quà tinh thần đang dần trở thành biểu tượng của mùa xuân: sách Tết. Đó không chỉ là những trang viết đơn thuần mà còn là hơi thở của Tết xưa hòa quyện với Tết nay, là những lát cắt tinh tế từ cuộc sống, văn hóa, nghệ thuật được gói ghém trong từng dòng chữ, trang giấy.

Lần theo dấu chữ

Lần theo dấu chữ
(PLVN) - Ngày nay, tận mắt nhìn lại một cuốn sách, tận tay chạm vào một tờ báo đã ra đời cách đây hơn một trăm năm, ta không khỏi xúc động trước những di sản đã góp phần làm nên một giai đoạn đặc biệt trong lịch sử Việt Nam.

Tại sao ta yêu?

Tại sao ta yêu?
(PLVN) - Những năm gần đây, Hiền Trang là cây bút trẻ được không chỉ giới chuyên môn mà cả bạn đọc chú ý. Tập tiểu luận “Tại sao ta yêu?” gần đây mang đến những chân dung nổi tiếng trong lĩnh vực nghệ thuật.

Có một ước mơ mang tên “văn hóa đọc”

First News được Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng tặng Bằng khen nhân dịp kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập (ông Nguyễn Văn Phước là người cầm Bằng khen). (Ảnh: PV)
(PLVN) - Vào những ngày chuẩn bị kết thúc năm 2024, Công ty Văn hóa Sáng tạo First News - Trí Việt đã được Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng ký quyết định tặng Bằng khen nhân dịp kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập vì đã có thành tích đóng góp liên tục cho sự phát triển ngành Thông tin và Truyền thông Việt Nam.

Phòng ngừa các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em

Phòng ngừa các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em
(PLVN) - Để góp phần đáp ứng nhu cầu nghiên cứu về vấn đề ngăn ngừa các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn chuyên khảo: “Phòng ngừa các tội phạm về tình dục đối với người dưới 16 tuổi ở Việt Nam” do TS Lưu Hoài Bảo và ThS Nguyễn Việt Khánh Hoà đồng chủ biên.

Cơ chế đánh giá hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước

Cơ chế đánh giá hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước
(PLVN) - Với mong muốn cung cấp thêm cơ sở lý luận, thực tiễn và kinh nghiệm quốc tế đối với việc đánh giá hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn: “Cơ chế đánh giá hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước - Kinh nghiệm quốc tế và giá trị tham khảo cho Việt Nam” của nhóm tác giả thuộc một số đơn vị nghiên cứu, tham mưu có uy tín, do TS Nguyễn Văn Cương và ThS Đinh Công Tuấn đồng chủ biên.

Quyền tư pháp và trách nhiệm giải trình của cơ quan thực hiện quyền tư pháp

Quyền tư pháp và trách nhiệm giải trình của cơ quan thực hiện quyền tư pháp
(PLVN) - Nhằm góp phần làm sáng tỏ các khía cạnh lý luận và thực tiễn của quyền tư pháp và trách nhiệm giải trình của cơ quan thực hiện quyền tư pháp ở Việt Nam trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn “Quyền tư pháp và trách nhiệm giải trình của cơ quan thực hiện quyền tư pháp ở Việt Nam hiện nay” do TS Nguyễn Minh Khuê làm chủ biên.