Bỏ quản lý theo sổ hộ khẩu: Đánh giá tác động một cách thận trọng

Toàn cảnh cuộc họp
Toàn cảnh cuộc họp
(PLO) - Đó là yêu cầu của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng tại cuộc họp thẩm định đề nghị xây dựng Luật Cư trú (sửa đổi) diễn ra chiều qua (25/10). Đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo là ông Vũ Huy Khánh, Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và Cải cách Hành chính - Tư pháp (Bộ Công an).

Quản lý theo cá nhân thay vì hộ gia đình

Hiện nay, người dân vẫn phải mất thời gian, công sức, chi phí liên quan đến sổ hộ khẩu, sổ tạm trú khi tham gia các giao dịch hoặc thực hiện các thủ tục hành chính (TTHC) có yêu cầu phải xuất trình gây tốn kém, lãng phí. Mặt khác, việc quản lý dân cư bằng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú như hiện nay gây khó khăn cho người dân khi họ cần di chuyển hoặc tìm cơ hội sinh sống, làm việc ở nơi khác như phải khai báo, thay thế, lưu, chuyển giấy tờ liên quan đến sổ hộ khẩu một cách thủ công và mất nhiều thời gian không cần thiết.

Còn đối với Nhà nước, vẫn phải duy trì các bộ phận quản lý chuyên trách ở nhiều cấp để thực hiện các công đoạn quản lý sổ hộ khẩu, sổ tạm trú như lập tờ khai, thống kê, lập biểu mẫu… dẫn đến bộ máy hành chính cồng kềnh, khối lượng hồ sơ giấy tờ lưu trữ rất lớn, gây tốn kém cho ngân sách nhà nước.

Để giải quyết tình trạng trên, Dự thảo Luật bãi bỏ hình thức quản lý dân cư bằng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú và thay thế bằng hình thức quản lý theo số định danh cá nhân cập nhật từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho công dân trong đăng ký cư trú cũng như nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về cư trú và bảo đảm thống nhất với hệ thống pháp luật có liên quan.

Tuy ủng hộ tư tưởng đổi mới theo hướng đơn giản hóa TTHC thể hiện trong Dự thảo Luật, ông Nguyễn Duy Tiến, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật (Văn phòng Quốc hội) vẫn tỏ ra băn khoăn về tính khả thi vì Dự thảo có tác động lớn đến nhiều văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) hiện hành. Do đó, cơ quan chủ trì soạn thảo cần đánh giá tác động chính sách một cách rõ ràng, toàn diện đến người dân và xã hội như quản lý dân cư bằng mã số định danh cá nhân ảnh hưởng tới cơ chế bảo hiểm xã hội của hộ gia đình như thế nào, người dân mang theo sổ hộ khẩu thì có thực hiện được các giao dịch không…?

Mặt khác, để hoàn thiện Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư dự kiến tốn hơn 3.000 tỷ đồng nên cơ quan chủ trì soạn thảo cần tính toán được khi Dự thảo Luật sửa đổi có hiệu lực sẽ có bao nhiêu % công dân đáp ứng được ngay theo hình thức quản lý mới và bao nhiêu % dân cư phải áp dụng các quy định chuyển tiếp. 

Còn bà Nguyễn Thị Thu Hòe - Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp) tỏ ra e ngại bởi nếu không quản lý dân cư theo hộ gia đình thì chính sách là quản lý công dân trên cơ sở cá nhân. Do đó, để hoàn thiện Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cần huy động từng cá nhân kê khai thông tin nên sẽ gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, việc sửa đổi Luật Cư trú có tác động đến gần 200 VBQPPL liên quan nên kinh phí sẽ rất tốn kém, vì thế cần tính toán để đảm bảo khả thi.

Xóa bỏ nhiều nhóm thủ tục

Dự thảo Luật cũng bãi bỏ các nhóm thủ tục: Tách sổ hộ khẩu; cấp đổi sổ hộ khẩu; cấp lại sổ hộ khẩu; điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu; xóa đăng ký thường trú; xác nhận việc trước đây đã đăng ký thường trú; hủy bỏ kết quả đăng ký thường trú trái pháp luật; cấp giấy chuyển hộ khẩu; cấp đổi sổ tạm trú; cấp lại sổ tạm trú; điều chỉnh những thay đổi trong sổ tạm trú; gia hạn tạm trú; hủy bỏ đăng ký tạm trú trái pháp luật.

Phát biểu tại cuộc họp, Chuyên gia cao cấp Đinh Trung Tụng cho rằng Dự thảo Luật cần tập trung vào 2 chính sách lớn là quản lý thông qua cá nhân, mã số định danh cá nhân thay cho quản lý theo hộ gia đình, sổ hộ khẩu và chính sách thực hiện cải cách TTHC. Để đảm bảo tính khả thi, cơ quan chủ trì soạn thảo cần soát kỹ hệ thống pháp luật liên quan, quan tâm tới đánh giá tác động xã hội và tác động pháp luật và cần thực hiện theo lộ trình nhất định.

Sau khi lắng nghe các ý kiến, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng nhận định cách thức quản lý dân cư ở nước ta cần tiếp cận mô hình quản lý công dân theo hướng tích hợp, đơn giản mà các nước tiên tiến trên thế giới đang áp dụng.

Phạm vi điều chỉnh của Dự thảo Luật sửa đổi phải đánh giá được tác động khi bãi bỏ hình thức quản lý theo hộ gia đình, đồng thời phải tính tới vấn đề người Việt Nam ở nước ngoài để tạo điều kiện thuận lợi cho công dân. Đồng thời cần đảm bảo tới sự phù hợp với các chính sách, pháp luật nói chung về công tác cán bộ, vấn đề tinh giản biên chế, phân cấp, phân quyền…

Đặc biệt, cơ quan chủ trì soạn thảo phải cân nhắc tới tính khả thi vì mọi chính sách của Dự thảo Luật đều bắt nguồn từ cơ sở dữ liệu, chỉ khi nào hoàn thiện được cơ sở dữ liệu thì mới bắt đầu bỏ sổ hộ khẩu, bỏ các thủ tục nên cần lộ trình cụ thể. Mặt khác, Thứ trưởng lưu ý phải tính toán tới vấn đề ngân sách, vấn đề bảo mật thông tin khi chia sẻ cơ sở dữ liệu dân cư tới các tổ chức đã được xã hội hóa. 

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Hội nghị.

Đảm bảo quyền, lợi ích của công đoàn viên các cấp trong bối cảnh tinh gọn bộ máy

(PLVN) - Chiều ngày 15/1, Công đoàn Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị lần thứ Năm của Ban Chấp hành Công đoàn Bộ Tư pháp khoá III (mở rộng). Chủ tịch Công đoàn Bộ Khương Thị Thanh Huyền và các Phó Chủ tịch: Phan Hồng Nguyên, Hà Ánh Bình đồng chủ trì Hội nghị. Hội nghị còn sự tham dự của đồng chí Cao Xuân Thủy, Ủy viên Ban Chấp hành, Phó Chánh Văn phòng Đảng ủy Bộ; đồng chí Trịnh Xuân Tùng, Ủy viên BCH Đoàn Khối các cơ quan Trung ương, Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp.

Đọc thêm

Cục THADS Bình Định: Giao chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2025

Cục THADS Bình Định tổ chức hội nghị trực báo công tác THADS Quý I năm 2025.
(PLVN) - Mới đây, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Bình Định đã ban hành quyết định giao chỉ tiêu, nhiệm vụ THADS, theo dõi thi hành án hành chính (THAHC) đồng thời đề ra các giải pháp cụ thể để lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ.

Khơi thông nguồn lực phát triển đô thị

Khơi thông nguồn lực phát triển đô thị
(PLVN) - Chiều 14/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Hội đồng thẩm định Dự án Luật quản lý phát triển đô thị. Đồng chủ trì phiên họp là Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng.

Ông Nguyễn Khánh Ngọc, Thứ trưởng Bộ Tư pháp được bầu làm Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam

Ra mắt Ban Thường vụ Hội Luật gia Việt Nam khoá XIV, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
(PLVN) - Sáng 14/1, Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Luật gia Việt Nam đã thông qua Nghị quyết Đại hội và bầu Ban Chấp hành Trung ương Hội Luật gia Việt Nam khoá XIV, nhiệm kỳ 2024 - 2029 gồm 115 thành viên; bầu Ban Kiểm tra gồm 8 thành viên. Ban Chấp hành khoá mới đã họp phiên thứ nhất, bầu các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Hội. Theo đó, đồng chí Nguyễn Khánh Ngọc được bầu làm Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam khoá XIV.

Làm tốt vai trò “dẫn dắt” chuyển đổi số trong Bộ, ngành Tư pháp

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi phát biểu chỉ đạo hội nghị.
(PLVN) - Tại Hội nghị triển khai công tác năm 2025 của Cục Công nghệ thông tin (CNTT) diễn ra chiều 13/1, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi yêu cầu Cục cần nâng cao tính chuyên nghiệp, khoa học, chủ động, sáng tạo để làm tốt công tác hướng dẫn, “dẫn dắt” các đơn vị của Bộ, ngành Tư pháp trong chuyển đổi số.

Trao “Mái ấm Tư pháp" tại Ninh Bình: Lan tỏa yêu thương dịp Xuân Ất Tỵ 2025

“Mái ấm Tư pháp" tại Ninh Bình (Ảnh: Hoàng Giáp)
(PLVN) - Chiều ngày 10/1, tại huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, Báo Pháp luật Việt Nam đã phối hợp cùng Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), Bệnh viện thẩm mỹ Saigon Young, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thị trấn Yên Thịnh tổ chức lễ bàn giao hai căn nhà “Mái ấm Tư pháp” cho hai gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Phó Giám đốc Sở Tư pháp Bình Định Phạm Dân: Người cán bộ Tư pháp tận tâm

Ông Phạm Dân, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Bình Định
(PLVN) - Trong hơn 30 năm gắn bó với ngành Tư pháp, ông Phạm Dân, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Bình Định vẫn được biết đến như một con người luôn gắn bó với những trang viết, nhất là về các hạn chế, chồng chéo, bất cập trong hệ thống pháp luật. Qua đó, góp phần cùng tập thể Sở để lại nhiều dấu ấn và đóng góp tích cực vào sự phát triển của Tư pháp địa phương, cũng như góp phần hoàn thành nhiệm vụ công việc của Bộ, ngành Tư pháp. 

Báo Pháp luật Việt Nam và Công ty CP MBN Jupiter ủng hộ 200 triệu đồng xây nhà cho người nghèo ở huyện Cẩm Xuyên

Lãnh đạo huyện Cẩm Xuyên tiếp nhận biểu trưng của các cơ quan, đơn vị ủng hộ chương trình “Xuân ấm tình người”. Ảnh: PV
(PLVN) - Hưởng ứng Chương trình “Xuân ấm tình người” do UBND huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) tổ chức nhằm giúp đỡ người nghèo đón Tết Ất Tỵ và đóng góp quỹ xóa nhà tạm, nhà dột nát, xây dựng nhà đại đoàn kết năm 2025, Báo Pháp luật Việt Nam và Công ty CP MBN Jupiter tại Hà Nội đã ủng hộ 200 triệu đồng.

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc xây dựng và vận hành hệ thống VBQPPL thống nhất, đồng bộ

Cảnh phiên họp.
(PLVN) - Ngày 10/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Tổ biên tập dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật Trần Anh Đức chủ trì phiên họp. Tham dự phiên họp là đại diện các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp; bộ, ngành khác có liên quan.

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới
(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác Thi hành án dân sự (THADS) năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Ngành Thi hành án Quân đội diễn ra chiều 9/1, Thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng, Cục trưởng Cục Thi hành án (Bộ Quốc phòng) đề nghị trong năm 2025, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong toàn ngành cần đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, triển khai có hiệu quả các giải pháp đã đề ra, tạo sự chuyển biến đột phá trong cơ quan, đơn vị, xây dựng Ngành Thi hành án ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.