Bố cõng con gái trên lưng đến phòng thi thực hiện giấc mơ

Bố cõng con gái đến phòng thi
Bố cõng con gái đến phòng thi
(PLO) - Với ước mơ thi vào Học viện Tài chính nữ sinh Lê Thị Oanh không may bị tai nạn gãy chân trái, đến phòng thi hiện thực hóa giấc mơ của mình bằng tấm lưng bố.

Sáng 1/7, thí sinh Lê Thị Oanh (Trường THPT Thanh Chương 1) được bố đưa đến phòng thi với cách cõng trên lưng, nguyên nhân là hậu quả của vụ tai nạn giao thông trước đó ít ngày. 

Theo đó, vào ngày 28/6, trong lúc đi hoàn thiện các giấy tờ thủ tục để xuống TP.Vinh làm thủ tục đăng ký dự thi kỳ thi THPT Quốc gia thì Oanh bị tai nạn ngã xe máy gãy chân. Oanh được đưa đến bệnh viện huyện cấp cứu và bó bột phần chân bị gãy. 

Trước ngày thi nên việc bị gãy chân khiến Oanh hết sức hoang mang, bị chấn thương nên sức khỏe cũng có phần sa sút, được bố mẹ và gia đình chăm sóc động viên. Sau khi cố định được chân em và gia đình đã xin phép các bác sĩ ra về để chuẩn bị hành lý xuống TP.Vinh làm thủ tục dự thi. 

Theo quy định thì người nhà không được vào khu vực thi, tuy nhiên trước hoàn cảnh đặc biệt của thí sinh Oanh đã được hội đồng tạo điều kiện để cho bố cõng em vào phòng thi theo hướng dẫn của các sinh viên tình nguyện. 

Sinh viên tình nguyện giúp đỡ thí sinh Lê Thị Oanh khi đến phòng thi và từ phòng thi ra ngoài đường
Sinh viên tình nguyện giúp đỡ thí sinh Lê Thị Oanh khi đến phòng thi và từ phòng thi ra ngoài đường

Ngồi chờ con trước cổng Trường ĐH Vinh, ông Lê Văn (bố Oanh) chia sẻ, bị chấn thương trước ngày thi nên con gái cũng lo lắng lắm. Dù đau nhưng khi đã cố định được chân thì Oanh đã nhờ bố mẹ lấy sách vở để ôn lại kiến thức. Khi bắt xe xuống Vinh, hai bố con được sinh viên tình nguyện hướng dẫn thuê phòng trọ gần điểm thi để thuận tiện cho việc đi lại. 

“Oanh nó cứ động viên bố mẹ là không sao, vẫn khỏe và đủ sức thi. Tuy nhiên, thấy nó mới hồi phục được chưa lâu lo cháu không đủ sức khỏe, lại sợ kiến thức cũng khó khi mới chấn động. Tại trường cấp 3, Oanh cũng học lực khá, năm mô cũng có giấy khen của trường. Với ước mơ là đậu Học viện Tài Chính nên Oanh nó cũng chủ động học hành chăm chỉ lắm, hy vọng cháu nó làm bài thi tốt…”, ông Văn tâm sự. 

Kết thúc môn Toán buổi sáng, Oanh được các bạn sinh viên tình nguyện đưa ra khỏi khu vực thi để bố chở về phòng trọ ăn nghỉ chuẩn bị cho môn thi buổi chiều. “Môn Toán em làm cũng khá ổn”. Oanh chia sẻ, thời gian mới bị tai nạn em lo lắng lắm, chỉ sợ không đi thi được, may vết thương ở chân không đau lắm nên vẫn có thể ngồi tập trung làm bài được. 

Hy vọng với những nỗ lực của mình cùng với những kiến thức trong 12 năm đèn sách và tấm lưng của người bố Lê Thị Oanh có thể thực hiện được ước mơ hoài bão của mình trong tương lai.

Đọc thêm

Chuyện của những người thầy đặc biệt

Học sinh Trường Giáo dưỡng số 4. (Ảnh: K.O)
(PLVN) - Họ là những thầy cô đã từng dạy học phổ thông, rồi cơ duyên vào trường giáo dưỡng, nơi những học trò đã từng là “tội phạm nhí”. Và họ đã dạy dỗ học sinh của mình bằng chính sự yêu thương, tận tụy, kiên nhẫn để mỗi ngày, gần hơn, uốn các em về phía mặt trời, những thiện lành bình dị trong cuộc đời. Đó là những thầy cô trường giáo dưỡng được tuyên dương trong Chương trình Chia sẻ cùng thầy cô dịp 20/11 năm nay…

Thầy cô giáo thời kỳ 4.0: Vượt qua thách thức, nắm bắt cơ hội

Một buổi học về tình cảm cha con, học sinh được xem phim về bố trong lớp học của cô giáo Nguyễn Thị Thủy Tiên. (Nguồn: NVCC).
(PLVN) - Bước vào thời đại công nghệ phát triển, học sinh không còn thụ động tiếp thu kiến thức từ các thầy, cô giáo ở trên lớp. Giờ đây, mỗi bài giảng của giáo viên cần sự đầu tư về cả kiến thức, công nghệ, vốn hiểu biết xã hội để đem đến cho các em những bài học hấp dẫn nhất. Đây vừa là một thách thức, vừa là cơ hội cho giáo viên tiếp tục học hỏi, thay đổi vì một nền giáo dục hiện đại.

Lớp học đặc biệt của các cô giáo U80

Bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh (tạp dề vàng) cùng các học viên. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Ở độ tuổi U80, khi nhiều cụ ông, cụ bà đang tận hưởng những năm tháng an nhàn của tuổi già, thì vẫn có những người tiếp tục cống hiến hết mình cho sự nghiệp dạy học. Dù là lớp học làm bánh hay lớp học “xoá mù chữ”, điểm chung của những lớp học này là hoàn toàn miễn phí và được khởi nguồn từ tấm lòng nhân ái, tận tụy của các cô giáo đã bước qua tuổi xế chiều.

Tâm lý học đường - Chuyện không của riêng ai

Tình trạng bạo lực học đường gia tăng khiến học sinh cảm thấy lo âu. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Tâm lý học đường không chỉ là vấn đề của riêng học sinh, mà còn là trách nhiệm của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Khi học sinh được chăm sóc và hỗ trợ tốt về tinh thần, các em sẽ có cơ hội phát triển toàn diện, đóng góp cho cộng đồng và trở thành những công dân có ích trong tương lai.

Cô Điêu Thị Ngọc Hoa - một nhà giáo tiêu biểu năm 2024

Cô Điêu Thị Ngọc Hoa - một nhà giáo tiêu biểu năm 2024
(PLVN) - Tự hào lan tỏa khắp Trường THPT Chuyên Hùng Vương (tỉnh Phú Thọ) khi cô giáo Điêu Thị Ngọc Hoa, giáo viên môn Hóa học, được Bộ Giáo dục và Đào tạo vinh danh trong danh sách 251 nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục tiêu biểu năm 2024.

'Chia sẻ cùng thầy cô' - Tôn vinh những hy sinh thầm lặng

Đại úy Nguyễn Đình Thông giảng dạy các em nhỏ ở lớp học tình thương. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Tối 15/11 tại Hà Nội đã diễn ra Lễ tuyên dương 60 nhà giáo tiêu biểu trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Chương trình nhằm ghi nhận những cống hiến bền bỉ, không ngừng nghỉ của đội ngũ thầy, cô giáo, những người đã dành nhiều thời gian, công sức và tâm huyết vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ.

Hà Nội nỗ lực xây dựng hệ thống giáo dục toàn diện và hạnh phúc

Khốc liệt tuyển sinh đầu cấp ở Hà Nội, hơn 5.500 học sinh thi để giành 270 suất vào lớp 6 Trường Nguyễn Tất Thành năm 2024. (Ảnh: PV)

(PLVN) - Trường học phải là nơi người học được bảo đảm an toàn, không có bạo lực học đường, không có nói tục, chửi bậy, không có ép buộc học thêm. Ở đó hiện hữu một môi trường học đường văn hóa tiêu biểu. Ởđó, con người ứng xử với nhau bằng tình yêu thương và trách nhiệm...

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: Cần có những chế tài cụ thể nếu tác giả thực sự có vi phạm

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: Cần có những chế tài cụ thể nếu tác giả thực sự có vi phạm
(PLVN) - Như PLVN đã phản ánh trong các số báo trước, thời gian gần đây, sau khi một số bài báo nghiên cứu công bố quốc tế đứng tên một số nhà khoa học Việt Nam bị rút bài, dư luận thường mặc định “rút bài vì vi phạm liêm chính khoa học”; dù sự thật là nhiều bài báo bị rút vì lý do khách quan, vì lỗi bên thứ ba, hoàn toàn không có lỗi của nhà khoa học.

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: 'Sự minh bạch là cần thiết, nhưng không cần phải ồn ào quá mức'

Một nhà nghiên cứu cho rằng mạng xã hội đang có xu hướng nhìn nhận việc rút bài một cách thiếu toàn diện; lợi dụng để công kích cá nhân, ảnh hưởng uy tín, danh dự. (Vẽ minh họa: DAD)
(PLVN) - Như Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã phản ánh trong số báo trước (ra ngày 13/11/2024), thời gian gần đây, ngày càng có nhiều nhà khoa học Việt Nam công bố bài báo quốc tế, sau đó một số trường hợp bị rút bài. Bên cạnh một số tác giả có vi phạm; thì không ít trường hợp bị rút bài vì lý do khách quan, vì lỗi bên thứ ba, hoàn toàn không có vi phạm đạo đức, liêm chính... nhưng lại bị dư luận hiểu lầm vi phạm liêm chính khoa học.

Đừng vội quy kết “vi phạm liêm chính” khi bài báo khoa học bị rút

Việc rút bài báo nghiên cứu khoa học có nhiều nguyên nhân và không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với việc vi phạm đạo đức, liêm chính. (Vẽ minh họa: DAD)
(PLVN) - Những năm gần đây, ngày càng có nhiều nhà khoa học Việt Nam công bố bài báo quốc tế. Tuy nhiên, sau đó cũng có một số trường hợp bị rút bài. Bên cạnh một số tác giả “đạo văn”, nguỵ tạo kết quả; thì có không ít trường hợp bị rút bài vì lý do khách quan, vì lỗi của bên thứ ba... nhưng lại bị một số ý kiến quy chụp, quy kết. Bài viết dưới đây nhằm phản ánh thực trạng và mong muốn đưa ra một góc nhìn khác hơn với tình huống bị rút bài. Các bên liên quan và dư luận cần cẩn trọng, khách quan khi đánh giá nếu một bài báo bị rút, tránh trường hợp vội vàng quy kết oan.

Nhiều trường đại học bỏ xét học bạ, cắt giảm tổ hợp

Ảnh minh họa
(PLVN) - Ở mùa tuyển sinh năm 2025 - năm đầu tiên kì thi tốt nghiệp THPT được tổ chức theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, hàng loạt trường đại học thông báo không sử dụng phương thức xét tuyển học bạ THPT, nhiều trường cũng dự kiến cắt giảm các tổ hợp xét tuyển.

Nâng cao vị thế, vai trò thầy, cô giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - “Không thầy đố mày làm nên”. Trong cuộc đời bất cứ ai, đều có rất nhiều người thầy. Trong bất cứ gia đình nào, ai cũng có con cái, người thân đi học. Thành công của mỗi con người đều có sự đóng góp của các thầy cô. Vì vậy, giáo dục là vấn đề từ xưa đến nay luôn được xã hội dành cho sự quan tâm đặc biệt.