Bình Thuận xử phạt hơn 70 dự án chậm triển khai

Bình Thuận xử phạt hơn 70 dự án chậm triển khai
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận mới có văn bản về việc xử lý các dự án chậm triển khai không có lý do chính đáng.

Kiên quyết xử lý các dự án chậm triển khai

Phản hồi đề nghị cung cấp thông tin liên quan đến nội dung trên của phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận cho biết, tính đến ngày 17/8/2023, trên địa bàn tỉnh Bình Thuận có 1.618 dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách còn hiệu lực. Trong đó, có 1.174 dự án đã triển khai đưa vào hoạt động, chiếm tỷ lệ 72,6%; có 264 dự án đang triển khai xây dựng, chiếm tỷ lệ 16,3%; có 180 dự án chưa triển khai, chiếm tỷ lệ 11,1%.

Ông Đoàn Anh Dũng – Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận làm Tổ công tác đặc biệt nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp.

Ông Đoàn Anh Dũng – Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận làm Tổ công tác đặc biệt nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp.

Để kiểm tra rà soát các dự án chậm triển khai trên địa bàn tỉnh, tính từ năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và địa phương. Đề xuất tháo gỡ khó khăn sớm đưa dự án vào hoạt động (6 tháng đầu năm 2023 có 10 dự án đưa vào hoạt động và 12 dự án đưa vào khởi công xây dựng).

Bên cạnh đó, Sở đã kiên quyết xử lý các dự án chậm triển khai không có lý do chính đáng. Cụ thể: Năm 2022, cơ quan chức năng đã xử phạt 60 dự án với số tiền 5,1 tỷ đồng và chấm dứt hoạt động đầu tư đối với 12 dự án; 6 tháng đầu năm 2023 đã xử phạt 13 dự án với số tiền hơn 1,1 tỷ triệu đồng và chấm dứt hoạt động đầu tư đối với 8 dự án.

Trước đó, ngày 12/7/2023, UBND tỉnh Bình Thuận đã có Công văn số 2520/UBND-KGVXNV giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các sở, ngành liên quan triển khai thống kê, lập danh sách các dự án đầu tư ngoài ngân sách còn hiệu lực trên địa bàn tỉnh theo từng lĩnh vực (du lịch, khu dân cư, công nghiệp, năng lượng, thương mại - dịch vụ, nông lâm, thủy sản,...); rà soát các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh có liên quan đến dự án này và tiến độ thực hiện.

Đến nay, Sở Kế hoạch và Đầu tư đang chủ trì rà soát, kiểm tra và xác định cụ thể theo quy định hiện hành dự án nào tiếp tục được thực hiện, dự án nào đủ điều kiện thu hồi và đề xuất giải pháp xử lý trong thời gian tới đối với từng nhóm dự án theo quy định pháp luật và tình hình thực tế tại địa phương.

Tại kỳ họp thứ 15 HĐND tỉnh Bình Thuận (vào tháng 7/2023) về tình hình thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ các tháng cuối năm 2023, ông Đoàn Anh Dũng – Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận cho biết, việc xác định giá đất đối với các dự án đầu tư còn rất chậm. Nhiều dự án tuy đủ điều kiện để thực hiện việc tính giá đất, nhưng hiện vẫn chưa xác định được giá đất cụ thể, làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các dự án và nguồn thu ngân sách tỉnh. Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất cấp huyện chậm phê duyệt.

Vào đầu tháng 8/2023, UBND tỉnh Bình Thuận cũng đã có cuộc họp tháo gỡ các dự án du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Theo ông Nguyễn Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, quan điểm của tỉnh là kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án du lịch trên tinh thần hỗ trợ tối đa và trách nhiệm cao nhất. Tuy nhiên, tỉnh cũng sẽ kiên quyết thu hồi, xử lý dứt điểm đối với các dự án chậm triển khai, cố tình chây ì, không quyết tâm thực hiện dự án.

Hỗ trợ tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ dự án

Bên cạnh việc xử lý nghiêm các dự án chậm triển khai không rõ lý do chính đáng, ngày 3/7/2023, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đã ban hành Quyết định số 1279 thành lập Tổ công tác đặc biệt nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ hiệu quả các doanh nghiệp, nhà đầu tư, dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Trong năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023, UBND tỉnh Bình Thuận đã xử phạt 73 dự án chậm triển khai và chấm dứt hoạt động đầu tư đối với 8 dự án trên địa bàn.

Trong năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023, UBND tỉnh Bình Thuận đã xử phạt 73 dự án chậm triển khai và chấm dứt hoạt động đầu tư đối với 8 dự án trên địa bàn.

Tổ công tác do Chủ tịch UBND tỉnh làm Tổ trưởng; Tổ phó gồm các Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Tổ công tác còn có sự tham gia của lãnh đạo các sở, ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố nơi có các dự án gặp khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.

Tổ công tác có nhiệm vụ tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh do các sở, ban, ngành, địa phương đang thụ lý hồ sơ nhằm đẩy nhanh tiến độ giải quyết hồ sơ, đảm bảo đúng trình tự và thời gian.

Thực hiện rà soát các dự án đầu tư chậm triển khai do các vấn đề vướng mắc phát sinh để có phương án xử lý, tránh lãng phí nguồn lực đất đai, gây mất mỹ quan đô thị và an toàn công trình. Tổ công tác còn có trách nhiệm rà soát nội dung bất cập, có sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa các quy định pháp luật có liên quan nhằm tháo gỡ vướng mắc chung cho các dự án để đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng.

Nhằm có cơ sở tổng hợp, phân loại kiến nghị của nhà đầu tư để báo cáo Tổ công tác 1279 xem xét giải quyết, Sở Kế hoạch và Đầu tư mới có văn bản số 3373/SKHĐT-HTĐT đề nghị cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, chính quyền các địa phương tiếp tục tăng cường đối thoại, làm việc trực tiếp với doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Đồng thời, các đơn vị chủ động tiếp nhận, phân loại khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của nhà đầu tư liên quan đến hoạt động sản xuất - kinh doanh, thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn Bình Thuận để gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư (cơ quan thường trực Tổ công tác 1279) theo dõi, tổng hợp.

Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng đề nghị doanh nghiệp, nhà đầu tư có dự án đầu tư tại Bình Thuận nghiêm túc thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng quý, hàng năm về tình hình thực hiện dự án cũng như những khó khăn, vướng mắc hoặc đề xuất, kiến nghị (nếu có) gửi về Sở để giám sát, đánh giá theo quy định của Luật Đầu tư.

Tin cùng chuyên mục

Tín dụng chính sách - Động lực giúp người dân cao nguyên Gia Lai thoát nghèo bền vững

Tín dụng chính sách - Động lực giúp người dân cao nguyên Gia Lai thoát nghèo bền vững

(PLVN) -  Sau 22 năm ròng rã, đến ngày 30/11 vừa qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Gia Lai đã đạt dư nợ gần 7.500 tỷ đồng, đưa dòng vốn ưu đãi của Nhà nước về khắp thôn làng, đến từng hộ nghèo, từng gia đình đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn trên một địa bàn rộng lớn hơn 15 nghìn km2 ở phía Bắc cao nguyên miền Trung.

Đọc thêm

Bàn giao nhà tình nghĩa cho cựu quân nhân ở Bình Định

Đại tá Nguyễn Văn Thành trao bảng biểu trưng hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa cho vợ chồng ông Bản.
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Định vừa phối hợp với Sư đoàn 3 Sao Vàng tổ chức bàn giao nhà tình nghĩa cho cựu quân nhân có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở.

Quảng Ninh hội thảo thúc đẩy động lực tăng trưởng phát triển kinh tế di sản

Quang cảnh buổi hội thảo
(PLVN) - Ngày 21/12, tại huyện Vân Đồn, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Hội đồng Lý luận Trung ương và Tỉnh ủy Quảng Ninh đồng tổ chức Hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thúc đẩy động lực tăng trưởng mới - góc nhìn từ thực tiễn phát triển kinh tế di sản của tỉnh Quảng Ninh”.

Bài học từ quan điểm "trọng tâm, trọng điểm" trong đầu tư công

 Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung kiểm tra tiến độ dự án đường giao thông trọng điểm
(PLVN) - Quán triệt và thực hiện nghiêm nguyên tắc bố trí vốn có trọng tâm, trọng điểm, việc triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của tỉnh Nghệ An đã khắc phục triệt để tình trạng bố trí vốn dàn trải, manh mún. Nhờ những giải pháp đồng bộ, quyết liệt, kịp thời, đến nay tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh Nghệ An đạt khá cao, phấn đấu hết năm 2024 đạt trên 97%.

Nghệ An: Hiện thực hóa kỳ vọng từ chiến lược đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư

Đại lộ Vinh – Cửa Lò được hoàn thành đưa vào sử dụng thành một biểu tượng mới cho thành phố Vinh.
(PLVN) - Trong bối cảnh nhu cầu nguồn lực để đầu tư phát triển là rất lớn, nhưng khả năng đáp ứng lại hữu hạn, Nghệ An đang áp dụng cách tiếp cận mới để khai thông các điểm nghẽn. Phương châm “Trọng tâm, trọng điểm” lấy nội lực làm căn bản, ngoại lực là quan trọng, kết hợp chặt chẽ nội lực với ngoại lực, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư, đã giúp tối ưu nguồn lực và đạt được những kết quả ấn tượng.

Nâng cao chất lượng công tác thông tin đối ngoại tại Hải Dương

: Các đại biểu tham dự Đại hội
(PLVN) - Nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới, Chủ tịch HĐND tỉnh Hải Dương đề nghị Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị tỉnh cần phát huy tinh thần “Chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả" trong triển khai các hoạt động đối ngoại nhân dân. Nâng cao chất lượng công tác thông tin đối ngoại...

Trên 98% doanh nghiệp có tổ chức công đoàn tại Hà Nam ký thỏa ước lao động tập thể

Trên 98% doanh nghiệp có tổ chức công đoàn tại Hà Nam ký thỏa ước lao động tập thể
(PLVN) -  Ngày 20/12, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Hà Nam tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới” (Nghị quyết 02), tổng kết hoạt động công đoàn năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.

Thượng tá Nguyễn Văn Dưỡng nêu gương, dẫn dắt xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện

Đồng chí Nguyễn Văn Dưỡng (thứ 2 từ phải sang) trao đổi công việc, giao nhiệm vụ cho cán bộ.
(PLVN) - Trên cương vị Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện Lắk , tỉnh Đắk Lắk, Thượng tá Nguyễn Văn Dưỡng không chỉ tích cực học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ mọi mặt mà luôn sâu sát, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ huy, hoàn thành tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng (QS, QP) với nhiều thành tích nổi bật, được cấp ủy, chính quyền, đồng đội tín nhiệm, đánh giá cao.