Bình Định : Làm rõ vụ sản phụ tử vong, gia đình tố kịp trực tắc trách

TTYT huyện Phù Mỹ, nơi xảy ra vụ việc
TTYT huyện Phù Mỹ, nơi xảy ra vụ việc
(PLO) - Sau cơn đau quằn quại của sản phụ Phan Thị Yến Linh (30 tuổi, ngụ xã Mỹ Quang, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định), gia đình đã yêu cầu kíp trực của Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Phù Mỹ mổ nhưng không được chấp thuận. Hậu quả, sản phụ bị băng huyết, tử vong trong quá trình chuyển lên bệnh viện tuyến trên. 

“Không thể chấp nhận được”

Theo anh Nguyễn Quốc Phong (37 tuổi, chồng chị Linh), khoảng 6h ngày 24/6, gia đình đưa chị Linh đến TTYT huyện Phù Mỹ sinh. Tại Khoa Sản, chị Linh đau bụng kêu la dữ dội nên gia đình xin được sinh mổ. Tuy nhiên, các bác sĩ Khoa Sản trả lời rằng trước kia chị Linh đã sinh thường thì nay nên tiếp tục sinh thường. 

Sau đó, 2 hộ sinh trong kíp trực đã đưa chị Linh đi làm xét nghiệm nước tiểu và về phòng chờ. “Thời điểm này, kíp trực Khoa Sản có bác sĩ Hồ Thị Đào Hoa - Trưởng Khoa Sản và 3 hộ sinh”, anh Phong cho biết.

Đến khoảng 9h cùng ngày, thấy vợ đau quặn, anh Phong gọi các hộ sinh qua xem sức khỏe của chị Linh. Lúc này, có 2 hộ sinh đến khám cho chị Linh rồi lại quay về phòng. 

“Vợ tôi liên tục kêu đau. Thấy vợ đau đớn, kêu thất thanh, lại có biểu hiện co giật, tôi lại chạy vào kêu các hộ sinh. Lúc này, trong phòng các hộ sinh bật ti vi to lên và nghe nhạc qua điện thoại. Khi tôi la lớn thì họ qua kiểm tra sức khỏe bệnh nhân rồi gọi điện thoại cho bác sĩ. Một lát sau, các bác sĩ mới đến”, anh Phong kể tiếp.

Đến khoảng 12h trưa cùng ngày, một hộ sinh nói với anh Phong là chị Linh bị băng huyết quá nặng cần tiêm một loại thuốc khoảng 500.000 đồng để cầm máu. Khoảng 13h, khi chị Linh biến chứng nặng, các bác sĩ đã mổ lấy thai nhi ra là một bé trai nặng 3,4kg. 

Khoảng 14h, các bác sĩ lại thông báo với gia đình là chị Linh bị băng huyết nặng phải đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định để cấp cứu. Khi chuyển bệnh nhân lên xe, phía gia đình yêu cầu có bác sĩ đi theo nhưng TTYT Phù Mỹ chỉ cho một hộ sinh đi cùng.

“Xe chạy đến huyện Tuy Phước, vợ tôi co giật rồi bất tỉnh hẳn. Hộ sinh đã gọi về cho bác sĩ và được chỉ đạo tìm bệnh viện gần nhất để cấp cứu. Sau đó, vợ tôi được đưa vào TTYT huyện Tuy Phước để cấp cứu. Nhưng các bác sĩ tại đây nói là vợ tôi đã chết rồi, đưa vào làm gì”, anh Phong nghẹn ngào kể.

Theo anh Phong, trong khi sức khỏe chị Linh đang yếu nhưng TTYT Phù Mỹ không cho bệnh nhân thở oxy, không có bác sĩ và cán bộ gây mê hồi sức đi cùng để xử lý khi có chuyện bất trắc là điều không thể chấp nhận được.

Gia đình tổ chức lo hậu sự cho sản phụ Linh
Gia đình tổ chức lo hậu sự cho sản phụ Linh

Bộ Y tế chỉ đạo làm rõ

Ngày sau sự việc, Công an huyện Phù Mỹ và các đơn vị chức năng đã khám nghiệm tử thi, lấy lời khai của các bên liên quan để điều tra vụ việc. Làm việc với cơ quan chức năng, bác sĩ Hồ Thị Đào Hoa - người trực mổ và xử lý trường hợp của sản phụ Linh, cho rằng sau khi sinh, sức khỏe của chị Linh bình thường. 

“Khi sản phụ chảy máu, ca trực đã xử lý các loại thuốc nhưng vẫn không cầm máu nên bệnh viện thống nhất cho chuyển lên tuyến trên. Khi đi, bệnh viện có phân công một nữ hộ sinh và cán bộ gây mê - hồi sức đi cùng nhưng cán bộ gây mê hồi sức từ nhà chạy vào bệnh viện thì xe đã chạy nên không kịp đi cùng”, bác sĩ Hoa cho biết.

Theo ông Lê Quang Hùng - Giám đốc Sở Y tế Bình Định, qua báo cáo sơ bộ của TTYT huyện Phù Mỹ, trong quá trình đẻ, sản phụ Linh có biểu hiện choáng nhẹ, được các bác sĩ tiêm đã tỉnh táo lại bình thường. Kết quả mổ pháp y cho thấy sản phụ có hiện tượng rách ở cổ tử cung, chứng tỏ trong quá trình đẻ đã bắt đầu chảy máu trong và đến khi thai nhi ra ngoài mới chảy máu ồ ạt.

“Ở tuyến huyện nếu gặp một ca xuất huyết nặng như ca của sản phụ Linh là cả vấn đề, xử lý khó. Băng huyết trong và sau sinh là biến chứng rất nặng mà không phải tuyến nào cũng xử lý tốt, ngay cả tuyến tỉnh. Việc người nhà sản phụ phản ánh về tinh thần, thái độ của kíp trực, chúng tôi cũng cần thời gian thu thập thêm thông tin, sau đó mới có kết luận được”, ông Hùng cho hay.

Liên quan đến vụ việc này, ngày 26/6, Bộ Y tế đã có công văn yêu cầu Sở Y tế Bình Định cùng các đơn vị liên quan làm rõ vụ việc và xử lý các vi phạm nếu có. Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế khẩn trương họp hội đồng chuyên môn cấp tỉnh đánh giá về quá trình tiếp đón, theo dõi, chăm sóc và xử trí của TTYT huyện Phù Mỹ đối với sản phụ Linh.

Trong khi chờ kết luận của hội đồng chuyên môn, Sở Y tế Bình Định phải gửi báo cáo nhanh quá trình theo dõi diễn biến ca đẻ và quy trình chăm sóc, xử trí của TTYT huyện Phù Mỹ cho Bộ Y tế trong ngày 29/6. Bộ Y tế cũng yêu cầu TTYT huyện Phù Mỹ và các đơn vị liên quan gặp gỡ, động viên, cung cấp thông tin trung thực, chính xác đến gia đình nạn nhân cũng như cơ quan truyền thông.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.