Các nhà tổ chức sự kiện toàn cầu cho biết đã có các cuộc biểu tình tại hơn 1.800 thị trấn và thành phố trên khắp thế giới với các sự kiện lớn ở châu Âu, châu Phi và Bắc và Nam Mỹ, để yêu cầu các Chính phủ có hành động khẩn cấp giải quyết cuộc khủng hoảng sinh thái.
Tại Mexico, những người biểu tình đã tập trung trước Cung điện Quốc gia ở Mexico City để yêu cầu công ty dầu khí nhà nước Pemex trình bày kế hoạch khử cacbon, trong khi ở Bangladesh, các nhà hoạt động yêu cầu loại bỏ các nhà máy điện than và khí đốt mới đã được lên kế hoạch.
Tại Đức, hai ngày trước cuộc tổng tuyển cử của đất nước, nhà hoạt động vì môi trường người Thụy Điển Greta Thunberg nói với đám đông hơn 100.000 người rằng “không có đảng chính trị nào” làm đủ và nói với những người ủng hộ ủng hộ là các cử tri Đức rằng, họ cần phải tiếp tục gây áp lực lên các nhà lãnh đạo chính trị của Đức về vấn đề môi trường.
Tại Nam Phi, các cuộc biểu tình đã diễn ra tại 12 thành phố trong khuôn khổ cuộc biểu tình kéo dài 3 ngày để yêu cầu chính phủ giám sát một quá trình chuyển đổi chính đáng từ nhiên liệu hóa thạch. Tại London (Anh), những người biểu tình đã tụ tập bên ngoài tòa nhà Quốc hội để các diễn giả kêu gọi Chính phủ Vương quốc Anh làm nhiều hơn nữa để đạt được các mục tiêu về khí hậu. Các cuộc biểu tình lớn cũng dự kiến sẽ được diễn ra ở Canada, Brazil và Argentina.
Cuộc biểu tình ở Berlin kêu gọi đấu tranh cho "Công lý khí hậu" của phong trào Các ngày Thứ Sáu cho Tương lai do Greta Thunberg khởi xướng: Ảnh: Reuters |
Đầu năm nay, Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu cho biết lượng khí thải carbon của thế giới phải giảm một nửa vào năm 2030 để giữ cho nhiệt độ toàn cầu ở mức dưới 1,5 độ C so với mức tiền công nghiệp, mức giới hạn mà các quốc gia đã nhất trí phấn đấu vào năm 2015 tại Paris.
Nhưng Liên hợp quốc đã báo cáo vào ngày 17/9 rằng các cam kết hiện tại từ các quốc gia sẽ dẫn đến mức tăng 16% trong thập kỷ tới.
Đã có một số động thái tích cực trong những ngày gần đây, với việc Trung Quốc cho biết họ sẽ chấm dứt tài trợ cho các nhà máy nhiệt điện than gây ô nhiễm cao ở nước ngoài - mặc dù không phải ở trong nước - và Mỹ tăng gấp đôi trợ cấp tài chính cho vấn đề khí hậu cho các quốc gia dễ bị tổn thương. Khoản tài trợ này giúp các quốc gia giàu có tiến tới việc phân phối 100 tỷ đô la một năm như đã hứa cách đây một thập kỷ, được coi là rất quan trọng cho sự thành công của Cop26.