Biển Đông là một trọng tâm trong chuyến thăm Đông Nam Á của Phó Tổng thống Hoa Kỳ

Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris tới Đông Nam Á từ ngày 22/8.
Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris tới Đông Nam Á từ ngày 22/8.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Một quan chức cấp cao của Nhà Trắng nói với Reuters hồi đầu tháng rằng trọng tâm chuyến thăm Đông Nam Á của Phó Tổng thống Hoa Kỳ là bảo vệ các quy tắc quốc tế ở Biển Đông...

Reuters hôm nay (20/8) dẫn lời một quan chức chính quyền cấp cao cho biết, chuyến đi của Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris tới Singapore và Việt Nam bắt đầu vào ngày 22/8 trong bối cảnh Washington tìm cách tăng cường hỗ trợ quốc tế để chống lại ảnh hưởng toàn cầu ngày càng tăng của Trung Quốc.

Theo một quan chức cấp cao của Nhà Trắng, chuyến thăm Đông Nam Á của bà Harris cho thấy, Hoa Kỳ có một cam kết lâu dài đối với khu vực này và Hoa Kỳ là một phần của Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Bà Harris sẽ là quan chức cấp cao nhất của Hoa Kỳ đến thăm khu vực kể từ khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức vào tháng Giêng, hứa hẹn sẽ củng cố các liên minh mà Hoa Kỳ coi là chìa khóa để cạnh tranh với Trung Quốc.

Một quan chức cấp cao của Nhà Trắng nói với Reuters hồi đầu tháng rằng trọng tâm chuyến đi của Phó Tổng thống sẽ là bảo vệ các quy tắc quốc tế ở Biển Đông, củng cố vai trò lãnh đạo khu vực của Hoa Kỳ và mở rộng hợp tác an ninh trong khu vực.

Chuyến đi diễn ra tình trạng hỗn loạn ở Afghanistan sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden quyết định rút quân đội Hoa Kỳ sau cuộc chiến kéo dài 20 năm và bị chỉ trích cả trong cũng như ngoài nước Mỹ.

Quan chức này cho biết bà Harris sẽ tiếp tục giải quyết các vấn đề liên quan đến Afghanistan trong chuyến công du châu Á lần này.

Theo lịch trình, bà Harris sẽ đến Singapore vào ngày 22/8 rồi đến thăm Việt Nam vào ngày 24/8. Bà sẽ là Phó tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên thăm Việt Nam trong chuyến thăm 2 ngày (đến ngày 26/8).

Chuyến thăm Đông Nam Á sẽ là chuyến công du nước ngoài thứ hai của bà Harris trên cương vị Phó Tổng thống Hoa Kỳ. Vào tháng 6, bà đã đến Guatemala và Mexico cho các cuộc họp về "nguyên nhân gốc rễ" của cuộc khủng hoảng người di cư ở biên giới Mỹ-Mexico.

Tin cùng chuyên mục

Những từ tiếng Anh nào có ảnh hưởng nhất trong 9 thập kỷ qua?

Những từ tiếng Anh nào có ảnh hưởng nhất trong 9 thập kỷ qua?

(PLVN) - Karaoke, virus, AI, deepfake… là một phần trong tập hợp 90 từ tiếng Anh nổi bật có ảnh hưởng định hình chín thập kỷ qua, phần nào phản ánh những phát triển xã hội, văn hóa, công nghệ, chính trị và môi trường đã định hình ngôn ngữ tiếng Anh từ năm 1934 đến năm 2024.

Đọc thêm

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'
(PLVN) - Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh vừa phối hợp với Trường Đại học TDTT Thượng Hải, Trung Quốc và Trường Đại học Sư phạm - Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc đồng tổ chức thành công Hội nghị Khoa học quốc tế với chủ đề “Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững”.

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này, thế giới hướng tới hai ngày lễ quan quan trọng của Liên Hợp Quốc: Ngày Di dân Quốc tế (18/12) tôn vinh những đóng góp của người di cư và Ngày Quốc tế Đoàn kết Nhân loại (20/12) ) kêu gọi sự thống nhất và chia sẻ để xóa đói giảm nghèo.

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới trải qua một tuần đầy biến động với hàng loạt vụ việc thương tâm: Nữ sinh Nhật Bản bị đâm chết tại nhà hàng, nhà sáng lập Mango tử nạn, xả súng kinh hoàng tại Pháp, cháy bệnh viện ở Ấn Độ…

Hành trình “dọn rác” mạng xã hội: Kinh nghiệm từ các quốc gia

Các đạo luật mới ra đời nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu các hành vi tiêu cực của người dùng trên mạng xã hội. (Nguồn: safegate.vn)
(PLVN) - Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, mạng xã hội không chỉ là nơi kết nối mà còn trở thành trung tâm phát tán thông tin. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn, không gian này cũng trở thành “bãi rác” khổng lồ với những nội dung độc hại, tin giả và lời nói căm thù. Việc kiểm soát và “dọn rác” mạng xã hội đã trở thành thách thức không nhỏ đối với nhiều quốc gia trên thế giới.