Bí thư TP HCM: Tập trung 7 giải pháp trọng tâm kiểm soát dịch bệnh

“Thực tế chúng ta đã làm được rất nhiều việc, cứu được nhiều người, nhưng còn nhiều việc chưa làm được, nhiều người chưa cứu được, đó là nỗi đau chung, là khuyết điểm. Chúng ta xin nhân dân lượng thứ”, Bí thư Thành ủy TP HCM bày tỏ.

Tối 25/7, Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM đã triệu tập Hội nghị Thành ủy mở rộng lần thứ 7, bàn thảo giải pháp kiểm soát tình hình dịch bệnh COVID-19.

Chủ trì hội nghị, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên cho biết, qua 16 ngày thực hiện Chỉ thị 16 theo tinh thần của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, đây là những ngày khó khăn chưa từng có tiền lệ.

Toàn hệ thống chính trị và người dân thành phố đã chiến đấu với biến chủng Delta mới. Đó cũng là thời gian chứng kiến sự kiên cường của đội ngũ y tế và các lực lượng tuyến đầu.

Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên (hàng đầu, thứ hai từ phải qua) trong một lần cùng Thủ tướng đi thị sát các bệnh viện điều trị COVID-19
Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên (hàng đầu, thứ hai từ phải qua) trong một lần cùng Thủ tướng đi thị sát các bệnh viện điều trị COVID-19

“Nhiều người không kìm được nước mắt khi nhìn thấy khẩu hiệu “Nỗ lực tới cùng” trước phòng cấp cứu ở bệnh viện điều trị COVID-19. Ai cũng hiểu rằng, từng chiến sỹ áo trắng khi bước qua cánh cửa này là bước vào trận chiến mà họ luôn phải quyết tâm chiến đấu tới cùng”, Bí thư Thành ủy xúc động chia sẻ.

Ông liệt kê, 16 ngày qua có hơn 12.000 người đã được xuất viện, trong đó có hàng chục người bị bệnh rất nặng. Qua đó, ông gửi lời cám ơn sâu sắc đội ngũ y bác sỹ tuyến đầu và cho rằng tình đoàn kết, tương thân tương ái của người dân cả nước với TP HCM là sức mạnh để thành phố chiến thắng đại dịch.

Tuy nhiên, theo ông, sau 16 ngày áp dụng Chỉ chị 16, tình hình dịch bệnh tại thành phố vẫn đang diễn biến phức tạp. Mầm bệnh đã ngấm sâu, lan rộng trong cộng đồng, biến chủng Delta khiến một người đã lây cho nhiều người trong một thời gian ngắn qua tiếp xúc trực tiếp. Do đó, thành phố mất nhiều thời gian, công sức truy vết, tầm soát, xét nghiệm, dập dịch hơn gấp nhiều lần so với các biến chủng trước đây.

Ông Nên nhận định, việc thực hiện Chỉ thị 16 là một quyết định vô cùng khó khăn, nó tác động nhiều mặt không chỉ riêng thành phố mà toàn bộ vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Song, đứng trước tình cảnh của đại dịch, buộc thành phố phải hy sinh ngắn hạn để bảo vệ lợi ích lâu dài. Dù thành phố đã chuẩn bị từng kịch bản, dự kiến những tình huống có thể xảy ra, nhưng khi bắt tay vào thực hiện thì phát sinh nhiều vấn đề phải ứng phó liên tục. Nhất là vấn đề liên quan tới đời sống, xã hội, sản xuất, kinh doanh, an sinh xã hội của hơn 10 triệu đồng bào.

Tình hình phức tạp càng kéo dài càng làm căng kéo cả hệ thống chính trị, hệ thống y tế và người dân. Làm tất cả xuống sức, không thể tránh khỏi những bị động, hạn chế, khuyết điểm.

Tất cả những công sức của TP HCM đã hy sinh những ngày qua nhằm mục tiêu tối thượng là giữ mạng sống của con người, bảo vệ hệ thống y tế không bị suy kiệt; đồng thời bảo vệ sức khỏe của nền kinh tế, hệ thống an sinh xã hội không để phải gánh chịu một di chứng lâu dài, để thành phố sớm trở lại nhịp sống bình thường.

“16 ngày qua chúng ta đã làm được rất nhiều việc, cứu được nhiều người, nhưng còn nhiều việc chưa làm được, nhiều người chưa cứu được, đó là nỗi đau chung, là khuyết điểm của hệ thống chính trị, khuyết điểm của người đứng đầu các cấp. Chúng ta xin nhân dân lượng thứ”, Bí thư Thành ủy TP HCM nói.

7 giải pháp kiểm soát dịch bệnh

Để ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh thời gian tới, người đứng đầu Thành ủy yêu cầu Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố lãnh đạo toàn hệ thống chính trị tập trung tổ chức thực hiện có hiệu quả cao nhất Chỉ thị 16 của Thủ tướng và Chỉ thị 12 của Thành ủy.

Trong đó, tập trung 7 giải pháp trọng tâm cần làm ngay là:

Thứ nhất, áp dụng mọi biện pháp chủ động, đồng bộ để mọi cán bộ và người dân thực hiện triệt để các nội dung siết chặt Chỉ thị 16. Xử lý nghiêm những trường hợp cố tình vi phạm.

Thứ hai, tập trung triển khai các biện pháp chặt chẽ, phù hợp để phát hiện, tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ tận tình, điều trị tích cực, chăm sóc chu đáo người bị bệnh COVID-19, góp phần hạn chế mức thấp nhất tử vong.

Thứ ba, phối hợp nhuần nhuyễn các hoạt động bảo trợ xã hội, kịp thời hỗ trợ người khó khăn, tuyệt đối không để ai thiếu ăn thiếu mặc.

Thứ tư, lo tổ chức nhận, mua và tiêm vắc xin nhanh nhất theo kế hoạch.

Một trong những giải pháp mà Bí thư TP HCM yêu cầu là đẩy nhanh tốc độ tiêm vắc xin. Ảnh: Trương Thanh Tùng
Một trong những giải pháp mà Bí thư TP HCM yêu cầu là đẩy nhanh tốc độ tiêm vắc xin. Ảnh: Trương Thanh Tùng

Thứ năm, củng cố hệ thống truyền thông công khai minh bạch, kịp thời để mọi tổ chức, cá nhân nâng cao ý thức chấp hành, thực hiện triệt để giãn cách, không chủ quan, xem thường, không hốt hoảng, lo sợ thái quá.

Thứ sáu, các cơ quan chức năng thành phố phối hợp các bộ, ngành Trung ương chuẩn bị tiếp phương án, kịch bản cho tình huống dâng cao khi cần thiết.

cuối cùng, chuẩn bị chiến lược lâu dài bảo vệ sinh kế người dân, sức sống của doanh nghiệp, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc phục hồi kinh tế - xã hội ngay khi tình hình được kiểm soát.

“Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố kêu gọi đồng bào cùng đoàn kết, chung sức, quyết tâm thực hiện triệt để và hiệu quả Chỉ thị 16, Chỉ thị 12 của Thành ủy và các biện pháp của UBND TP, để đưa thành phố sớm trở lại hoạt động bình thường mới”, Bí thư Thành ủy kêu gọi.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.