Bí thư Hà Nội: Tất cả học sinh Thủ đô nên nghỉ đến 15/3

Bí thư Vương Đình Huệ nói nên cho học sinh các cấp nghỉ thêm 1 tuần, kể cả số sinh viên cao đẳng hay học viên dạy nghề đang học.

Sáng 7/3, Ban Chỉ đạo chống dịch Covid-19 của TP Hà Nội họp bàn về các giải pháp phòng chống dịch Covid-19.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ; Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung chủ trì cuộc họp và lãnh đạo các sở, ngành, địa phương.

Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết đây là cuộc họp đột xuất thứ 2 của thành phố để nghe báo cáo kết quả của các đơn vị từ đêm qua đến nay.

Trên cơ sở đó đưa ra nhận định, đánh giá và các công việc tiếp theo của thành phố với mục tiêu khẩn trương làm rõ hành trình đi lại của bệnh nhân, tìm ra những người tiếp xúc và người tiếp xúc với người tiếp xúc với bệnh nhân.

Về việc xem xét thêm việc cho nên cho sinh viên cao đẳng dạy nghề đi học tiếp vào tuần tới hay không, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Nguyễn Hồng Dân cho biết: hầu hết các trường đề nghị TP cho phép được nghỉ học thêm 1 tuần đến hết ngày 15/3.

Về việc học sinh đi học lại, Giám đốc Sở Giáo dục & Đào tạo Chử Xuân Dũng cho biết: để đảm bảo an toàn cho học sinh, Sở đề xuất cho học sinh phổ thông, mầm non Hà Nội tiếp tục nghỉ thêm 1 tuần nữa.

Sở đã triển khai họp với Đài Truyền hình Hà Nội, việc ghi hình biên tập để triển khai dạy học qua truyền hình. Bí thư Hà Nội Vương Đình Huệ đề nghị bàn thêm về số sinh viên cao đẳng, học nghề đã cho đi học trở lại. Ông Huệ yêu cầu thống kế số này là bao nhiêu và xem xét có nên cho nghỉ học hay không.

Đọc thêm

Từ tác phẩm có câu từ phản cảm phát cho học sinh ở TP HCM: Cẩn trọng khi lựa chọn ngữ liệu học tập

Ngữ liệu học tập cần được lựa chọn phù hợp với lứa tuổi của học sinh. (Ảnh minh họa. Nguồn: PV)
(PLVN) - Một trường quốc tế ở TP HCM trước kỳ lễ dài ngày vừa qua đã phát cho học sinh lớp 11 một tác phẩm văn học nước ngoài (được dịch sang tiếng Việt) tương đối nổi tiếng. Tuy nhiên, trong ngữ liệu học tập này có chứa những câu từ được nhiều người cho là phản cảm, khiến nhiều phụ huynh lo lắng, bất bình. Nhà trường đã phải nhanh chóng thu hồi các ấn bản trên và xem xét lại quy trình tác phẩm được giới thiệu cho học sinh.

Câu hỏi bỏ ngỏ trước ngưỡng cửa đại học

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo số liệu thống kê sơ bộ năm 2024 đối với 137 trường đại học và học viện tại các tỉnh phía Bắc tính từ Thanh Hóa trở ra (không bao gồm các trường quốc tế) có 35 trường đại học đang đào tạo đa ngành, tương đương với 25,5% trong tổng số. Trong đó gồm 15 trường có trụ sở tại Hà Nội (chiếm 43%) và 20 trường phân bố tại 16 tỉnh, thành phố khác (tỉnh Bắc Ninh có nhiều nhất với 3 trường).

377 thí sinh đạt thành tích xuất sắc tại Olympic Tiếng Anh dành cho cấp tiểu học và THCS

Olympics Tiếng Anh toàn thành phố năm nay chào đón 1288 thí sinh THCS đến từ 401 trường, và 1295 thí sinh tiểu học đến từ 490 trường tại Hà Nội (ảnh P.V)
(PLVN) -  Lễ tổng kết và trao giải Olympic Tiếng Anh dành cho cấp tiểu học và THCS đã diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ (Hà Nội). Trải qua hai vòng thi ở mỗi cấp, Ban tổ chức cuộc thi Olympics Tiếng Anh thành phố Hà Nội đã lựa chọn ra 377 thí sinh đạt thành tích xuất sắc để trao các giải đặc biệt, nhất, nhì, ba và khuyến khích.

Bắt đầu đăng ký thi tốt nghiệp THPT, thí sinh cần lưu ý điều này

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Sau khi đăng ký thành công, từ ngày 11/5 đến 17/5, tất cả thí sinh phải sử dụng tài khoản và mật khẩu được cấp đăng nhập vào Hệ thống quản lý thi qua địa chỉ http://thisinh.thitotnghiepthpt.edu.vn để kiểm tra thông tin đăng ký dự thi, phản hồi các sai sót và đề xuất duyệt minh chứng đối tượng ưu tiên (nếu có) với đơn vị đăng ký dự thi...

Làm gì để 'gỡ' áp lực các kỳ thi đầu cấp?

Các kỳ thi vào lớp 1, lớp 6 đang ngày càng trở nên áp lực với học sinh. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Ôn thi từ khi bập bẹ biết nói là câu chuyện phổ biến ở các trường tiểu học, THCS. Thay vì được học đúng độ tuổi, khả năng, hiện nay, nhiều gia đình đã hướng con cái đến các tiêu chuẩn học tập “ngoại cỡ”.

'Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh' trong thế giới đa cực

Ngày hội Tư vấn tuyển sinh - Hướng nghiệp tại Hà Nội. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Theo báo cáo nghiên cứu vào năm 2019 của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP Hồ Chí Minh (FALMI), khoảng 75% học sinh THPT thiếu hiểu biết cần thiết về các ngành nghề mà mình lựa chọn, theo đuổi sau khi tốt nghiệp. Vấn đề này dẫn đến có khoảng 60% học sinh nhận thấy bản thân mình đã có lựa chọn sai lầm trong định hướng nghề nghiệp.