Bị đánh ghen, hai anh em ruột rủ nhau lĩnh án tù

Hai bị cáo Sinh, Lâm và Hiệu (áo đỏ) trong giờ nghị án.
Hai bị cáo Sinh, Lâm và Hiệu (áo đỏ) trong giờ nghị án.
(PLO) - Sau khi ly thân với người vợ trước không có hôn thú, Sinh vào miền Nam và tiếp tục chung sống với người phụ nữ khác và cũng không đăng ký kết hôn. Sau một thời gian, Sinh đưa “vợ mới” về nhà bố mẹ đẻ đi bán hàng gia dụng không may chạm mặt với “vợ cũ” liền bị đánh ghen nhừ tử....
Ngày 22/9/2015, TANDTP Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử bị cáo Đặng Đình Sinh (SN: 1974), Đặng Đình Lâm (SN: 1980) và Đào Cư Hiệu (SN: 1987) cùng trú tại Phú Lương, Hà Đông, Hà Nội về tội Cố ý gây thương tích theo Điều 104 Bộ luật hình sự.
Theo hồ sơ vụ án, Đặng Đình Sinh và Đào Thị Phương (SN: 1973, trú cùng địa phương) chung sống với nhau như vợ chồng không đăng ký kết hôn từ năm 1993 và có với nhai 2 người con. Đến năm 1999 cả hai xảy ra mâu thuẫn và sống ly thân từ đó.
Đến năm 2004, Sinh vào miền Nam làm ăn và có quan hệ chung sống như vợ chồng với chị Phạm Thị Khuyến (SN: 1976, trú tại Thống Nhất, Thường Tín, Hà Nội) và cũng có hai người con chung. Ở với nhau tới tháng 6/2014, Sinh đưa chị Khuyến về chung sống tại nhà của bố mẹ đẻ ở Phú Lương bán hàng gia dụng.
Khoảng 11h ngày 4/7/2014, Sinh và chị Khuyến điều khiển 2 xe máy đi bán hàng về đến khu vực đường Kênh Thượng, Bắc Lãm, Phú Lương thì bị Phương và chị gái là Đào Thị Vui (SN: 1965) chặn lại đánh ghen.
Khi vừa đỗ xe xuống, chị Khuyến bị Phương lao tới túm tóc, đấm đá, xô đẩy, chửi bới và bị Vui cầm mũ bảo hiểm  đánh liên tiếp vào người. Thấy “vợ mới” bị đánh, Sinh lao vào giữ tay Phương thì bị Phương cắn vào tay.
Cùng lúc đó, Đặng Thị Nhung (SN: 1996 là con chung của Sinh và Phương), Đào Cư Hiệu (cháu ruột Phương) và Đào Cư Phú (SN: 1971, - anh ruột Phương) cũng chạy tới chửi bới và dọa nạt Sinh. Thấy yếu thế, Sinh đẩy Phương và Vui ra để cho chị Khuyến chạy về nhà nhờ người đến can thiệp.
Chứng kiến sự việc, ông Đặng Đình Phơ (SN: 1958 là chú họ Sinh) đi đến can ngăn thì bị Phương quay ra chửi bới.
Thấy người báo tin là anh trai bị đánh, Đặng Đình Lâm (em ruột sinh) đang ngủ ở nhà liền chạy vội xuống bếp cầm một con dao chặt xương rồi phóng xe máy để “ứng cứu”.
Đến nơi, Lâm thấy Phương đang chửi bới còn Vui, Hiệu, Phú đang vây quanh Sinh liền giơ dao ra hô: “Đứa nào đánh anh tao, tao chém chết” thì bị Sinh giằng mất.
Sau đó, Sinh cầm dao ra chém Phương liên tiếp hai nhát vào đầu. Thấy em bị đánh, Phú cầm gậy lao tới định đánh Sinh thì bị Lâm giằng co, xô đẩy khiến cả hai bị ngã xuống kênh nước.
Sau khi Phương bị ngã, Sinh cầm dao xông thẳng vào chỗ Vui định đuổi chém thì không may bị ngã đè thẳng lên người Vui. Lập tức, Hiệu xông vào ghì cổ, đè đầu và đấm liên tiếp vào đầu của Sinh còn Vui thì giằng con dao ra khỏi tay Sinh. Sau đó, Sinh khua múa con dao khiến Vui và Hiệu bị chém trúng vào tay.
“Lóp ngóp” bò lên bờ, Phú tiếp tục chạy tới đấm đá liên tiếp vào người Sinh. Bị 3 người ghì đè, đấm đá và giằng mất con dao vứt xuống ao, Sinh tiếp tục bị Hiệu cầm mũ bảo hiểm đánh liên tiếp vào người và bị đẩy ngã xuống kênh nước.
Thấy đối phương thất thế, Phú và Hiệu nhặt gạch đá ném thẳng vào người Sinh khiến Sinh bị chảy máu đầu. Sau đó, Sinh bơi lên bờ rồi cùng Lâm chạy tới Công an phường Phú Lương tường trình lại sự việc.
Về phần Phương, sau khi bị Sinh chém vào đầu đã được mọi người đưa đi cấp cứu.
Cơ quan điều tra đã tiến hành trưng cầu giám định tỷ lệ thương tật của những người thương tích. Cụ thể: tỷ lệ thương tích của Phương là 15%, của Vui và Hiệu là 1% còn của Sinh là 3%.
CQĐT xác định, hành vi của Phương, Vui, Phú, Nhung là chửi bới, dùng tay, chân, mũ bảo hiểm đánh chị Khuyến và Sinh chưa đến mức xử lý hình sự nên đã ra quyết định xử phạt hành chính mỗi người 2,5 triệu đồng.
Kéo nhau hầu tòa, hai anh em Sinh và Lâm bị truy tố về tội Cố ý gây thương tích theo quy định tại khoản 2 Điều 104 BLHS còn Hiệu thì bị truy tố theo khoản 1 Điều 104 về cùng tội danh.
Tại tòa, cả 3 bị cáo đều thừa nhận hành vi phạm tội của mình, tỏ ra ăn năn hối cải và mong HĐXX giảm nhẹ hình phạt để sớm trở về với gia đình, xã hội.
Sau khi xem xét toàn diện tính chất vụ án, các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ HĐXX đã quyết định xử phạt bị cáo Sinh 20 tháng tù, bị cáo Lâm 15 tháng tù giam. Riêng bị cáo Hiệu bị xử phạt 9 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời hạn chấp hành là 18 tháng.
Về trách nhiệm dân sự, cả 3 bị cáo phải liên đới bồi thường cho các bị hại theo đúng quy định của pháp luật./.

Đọc thêm

Khởi tố 4 cán bộ liên quan sai phạm trong công tác tuyển sinh

Năm học 2021 - 2022, có 36/60 học sinh tuyển sinh không đúng quy định vào Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Quan Hóa.
(PLVN) - Ngày 10/1, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, đơn vị vừa ra quyết định khởi tố 4 bị can về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” liên quan đến vụ sai phạm trong tuyển sinh tại Trường phổ thông dân tộc (PTDT) nội trú THCS huyện Quan Hóa.

Từ bạn tù đến đồng bọn ma túy, bộ ba lĩnh án chung thân

Các bị cáo tại phiên xét xử.
(PLVN) - Ngày 10/1, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án mua bán trái phép chất ma túy đối với 3 bị cáo: Nguyễn Phú Long Thành (SN 1976, trú phường Văn Chương, quận Đống Đa, TP. Hà Nội); Vi Xuân Hoài (SN 1954, trú xã Lượng Minh, huyện Tương Dương, Nghệ An) và Kha Văn Minh (SN 1977, trú xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, Nghệ An).

Ông Trần Đình Triển bị phạt 3 năm tù

Luật sư Trần Đình Triển. (Ảnh: Facebook Trần Đình Triển)
(PLVN) - Bị cáo Trần Đình Triển, Trưởng Văn phòng Luật sư Vì Dân, bị tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên phạt 3 năm tù vì tội lợi dụng quyền tự do ngôn luận xâm phạm lợi ích Nhà nước, tổ chức, cá nhân.

Bắt giam Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Kỳ

Cơ quan công an đọc lệnh bắt Đinh Văn Hải, Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Kỳ.
(PLVN) - Ngày 10/1, Cơ quan An ninh điều tra công an tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị vừa khởi tố bị can, bắt tạm giam Đinh Văn Hải, Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Kỳ và Cao Tiến Hạnh, nguyên Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Kỳ, với cùng tội danh “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Gọi báo cháy giả sẽ bị xử phạt nặng

Gọi báo cháy giả sẽ bị xử phạt nặng
(PLVN) -  Đường dây nóng 114 hoạt động 24/24h trong ngày, tiếp nhận cuộc gọi của người dân yêu cầu cứu hộ cứu nạn khi xảy ra cháy, nổ, mắc kẹt, đuối nước, sạt lở đất, sập nhà… Tuy nhiên, nếu gọi đến 114 để thông báo một vụ cháy không có thật, người gọi sẽ bị xử phạt.