Bệnh viện Hà Nội quá tải trẻ em, người già do trời lạnh kỷ lục

Bé đi viện ngày lạnh. Ảnh: Lê Nga.
Bé đi viện ngày lạnh. Ảnh: Lê Nga.
(PLO) - Bệnh nhi nhập viện chủ yếu do cảm cúm, cảm lạnh, viêm phổi, viêm đường hô hấp; trong khi người già phần lớn bệnh tim mạch, tăng huyết áp, xương khớp.
Miền Bắc đang ở giữa đợt rét kỷ lục 30 năm. Trong những ngày rét đậm này, số bệnh nhân trẻ em và người cao tuổi nhập viện tăng đột biến vì các bệnh hô hấp, tiêu chảy, cơ xương khớp, huyết áp, tim mạch, hen phế quản... Nhiều bệnh viện ở Hà Nội trong tình trạng quá tải.
Tại Khoa nhi Bệnh viện Bạch Mai, ngày 24/1 bệnh nhân vào viện khám và điều trị tăng không ngừng, chủ yếu mắc các bệnh cảm cúm, cảm lạnh, viêm phổi, viêm đường hô hấp. Bệnh viện luôn trong tình trạng ngột ngạt, chen chúc. Khoa chỉ có 60 giường nên nhiều trẻ phải nằm ghép giường, mỗi giường có đến 5-6 bé nằm điều trị.

Vợ chồng anh Hùng ở Hưng Yên trải chiếu ăn bữa tối ở hành lang bệnh viện cho biết: “Thời tiết chuyển rét đậm, con gái bị viêm phổi nặng, vợ chồng tôi cho con nhập viện đã 3 ngày nay. Tình trạng bệnh dần ổn định song vẫn phải ở lại theo dõi". 

Anh Hùng nói, do bệnh nhi quá đông, phải nằm ghép giường nên vợ chồng đưa con ra hành lang ăn tối cho thoáng. "Ngoài này lạnh nhưng còn hơn bên trong ngột ngạt, ồn áo quá”, anh Hùng chia sẻ.

Theo Phó giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai, lạnh đột ngột kèm mưa phùn gió bấc là điều kiện thuận lợi cho virus phát triển gây nhiễm khuẩn đường hô hấp khiến trẻ bị viêm họng, viêm xoang, viêm amidan, viêm phổi. 

Nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm, trẻ sẽ bị suy hô hấp dễ dẫn đến tử vong. Thực tế các bệnh do virus không cần dùng đến kháng sinh mà phải chăm sóc tốt về dinh dưỡng và theo dõi chặt chẽ diễn biến của bệnh. Khi trẻ có biểu hiện ngủ li bì, ăn kém, thở rít... cần được nhanh chóng chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Các cụ già đang điều trị tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương, chủ yếu bệnh liên quan tim mạch do trời lạnh. Ảnh: Lê Nga.
 Các cụ già đang điều trị tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương, chủ yếu bệnh liên quan tim mạch do trời lạnh. Ảnh: Lê Nga.
Tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương, số bệnh nhân cao tuổi đến khám và điều trị gia tăng, phần lớn thuộc nhóm bệnh tim mạch, tăng huyết áp, xương khớp. Nhiều bệnh nhân nhập viện trong tình trạng hôn mê, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não, chảy máu não.
Con trai ông Ngọc đang chăm bố bị tai biến mạch máu não cho biết, bố anh gặp tai biến lần này là lần thứ ba. Quê tận Thái Bình, con cái bận làm ăn nên chủ yếu là bà chăm ông. Cuối tuần, con cái có thời gian mới ra phụ đỡ mẹ. Thời tiết gió rét, anh phải tăng cường quần áo, chăn đệm cho bố mẹ.
Cùng hoàn cảnh, chị Thư ở Phú Thọ đang chăm bố bị viêm phổi cho biết, thời tiết khắc nghiệt, các cụ già dễ bị bệnh. Cụ nhà chị năm nay đã 80 tuổi, vốn khỏe mạnh bình thường, mấy hôm nay thời tiết trở lạn nên bị viêm phổi phải nhập viện. “Trong phòng bệnh thì ấm áp chứ ra khỏi phòng là lạnh tê người. Thời tiết này đến thanh niên còn không chịu được thì cụ già và trẻ con phải tính sao”, chị Thứ chia sẻ.
Nhiều trường hợp bố mẹ nhập viện đột xuất, con cái không thu xếp được thời gian chăm sóc đã phải thuê người khác trông nom với chi phí khá đắt đỏ, lên tới 300.000 đồng một ngày.
Các bác sĩ Bệnh viện Lão khoa cho biết, thời tiết lạnh làm tăng tiết chất catecholamin trong máu dẫn đến co mạch ngoại biên, làm tăng lượng máu trở về tim và tăng huyết áp, do vậy cũng làm tăng nhu cầu ôxy cho cơ tim. Động mạch vành của những người đã từng bị tổn thương có thể gây ra triệu chứng đau ngực và gây nhồi máu cơ tim cấp.
Với người cao tuổi, huyết áp tối đa cao không vượt quá 140 mmHg, huyết áp tối thiểu không vượt quá 90 mmHg. Khi thời tiết chuyển sang giá lạnh đột ngột, các mạch máu trong cơ thể bị co thắt lại, huyết áp tăng lên... Nhiều người có tiền sử cao huyết áp lúc đó huyết áp sẽ tăng mạnh đến 200 mmHg, nếu không phát hiện và dùng thuốc kịp thời có thể gây vỡ mạch máu não và tử vong.
Dự báo, những ngày tới miền Bắc tiếp tục có những đợt rét đậm, rét hại, nhiệt độ xuống rất thấp vào đêm và sáng. Do vậy, việc giữ sức khỏe rất cần thiết, nhất là với người già và trẻ em. Trong đó, yếu tố quan trọng là đảm bảo ăn uống đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Đọc thêm

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.