Bệnh nhân đầu tiên ghép tim lợn tự đứng, hát

0:00 / 0:00
0:00
David Bennett, người đầu tiên được cấy ghép tim lợn có thể ngồi dậy, tự đứng, hát và nói chuyện bình thường sau 5 tuần phẫu thuật, tín hiệu cho thấy "phục hồi kỳ diệu", theo bác sĩ.

Các chuyên gia đánh giá đây là kỳ tích của khoa học hiện đại, USA Today trích dẫn.

"Tim hoạt động rất tốt. Các bác sĩ đang cố gắng tìm ra bất cứ vấn đề bất thường nào, nhưng họ không thấy điều gì cả. Trái tim đang đập mạnh mẽ như bình thường, không hề có dấu hiệu thải ghép", giáo sư Muhammad M. Mohiuddin, người phẫu thuật chính của ông Bennett, Giám đốc Chương trình Cấy ghép Xenot Tim mạch tại Trường Y Đại học Maryland, cho biết.

Ngày 13/2, ông Bennett có thể ngồi trên giường và nhẹ nhàng hát theo ca khúc America the Beautiful khi đang xem giải đấu bóng bầu dục Super Bowl. Tiếp theo, ông muốn được gặp chú chó mà mình nuôi thời gian dài. Theo bác sĩ trị liệu Christine Wells, việc ông Bennett ngồi dậy được là dấu hiệu hồi phục tuyệt vời.

Tiến sĩ Bartley P. Griffith, Giám đốc Chương trình Cấy ghép Tim tại Trung tâm Y tế Đại học Maryland, cho biết: "Ông ấy cải thiện nhiều, đã tự đứng và ngẩng cao đầu được, có thể nói chuyện. Ông vẫn nhớ rất rõ mọi thứ ở nhà. Chúng tôi nói chuyện về chú chó cưng của ông, Lucky. Con chó đang đợi chủ nhân trở về".

Trong thời gian ông Bennett lưu lại bệnh viện, bác sĩ theo dõi quá trình hồi phục và thiết kế liệu trình chi tiết cho những người cần ghép tim trong tương lai.

Ca phẫu thuật của ông Bennett diễn ra ngày 7/1. Đây là ca ghép tim lợn thành công đầu tiên ở người, mang lại hy vọng cho hàng trăm nghìn bệnh nhân suy tạng. Tim lợn đã được biến đổi gene để loại bỏ một hợp chất khỏi tế bào, là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thải ghép.

Ông David Bennett xem giải đấu Super Bowl tại phòng bệnh, cùng sự hỗ trợ của bác sĩ trị liệu tại Trung tâm Y tế Đại học Maryland, ngày 13/2. Ảnh: USA Today

Phẫu thuật ghép tạng từ động vật sang người gọi là Xenotransplantation, có lịch sử lâu đời. Hàng trăm năm trước, nhiều bác sĩ thử nghiệm bơm máu và ghép da động vật cho các bệnh nhân. Nội tạng lợn được coi là phù hợp để cấy ghép cho người vì chúng có kích thước phù hợp.

Ghép tạng từ lợn thuận lợi hơn từ linh trưởng vì nguồn cung dồi dào, dễ nuôi và đạt được kích thước trưởng thành trong 6 tháng. Van tim lợn trước đó đã được cấy ghép cho người. Nhiều bệnh nhân tiểu đường cũng được ghép tuyến tụy từ lợn.

Giờ đây, Trung tâm Y tế Đại học Maryland và tiến sĩ Mohiuddin sẵn sàng chia sẻ thành tựu của họ với các chuyên gia khác.

"Lý do chính để chúng tôi công bố kết quả này là chia sẻ nó với các đồng nghiệp đang làm việc trong lĩnh vực Xenotransplantation. Chúng tôi tin rằng lĩnh vực này sẽ không thể tiến xa nếu chỉ do một trung tâm hay cá nhân thực hiện", ông Mohiuddin nói.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Dùng thêm thuốc ngoài đơn bác sĩ, người đàn ông rơi vào nguy hiểm

Người bệnh nhập viện trong tình trạng tổn thương da nghiêm trọng (Ảnh: Ngọc Phúc)
(PLVN) - Trong thời gian sử dụng thuốc theo đơn điều trị xương khớp, bệnh nhân N.Đ.T (nam, 65 tuổi, trú tại huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) liên tiếp sử dụng nhiều loại thuốc khác ngoài đơn của bác sĩ. Người bệnh sau đó bị tổn thương da 70% kèm theo loét niêm mạc miệng, mắt và bộ phận sinh dục...

Đau đầu kéo dài, bé gái 9 tuổi được phát hiện có khối u não lớn

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi.
(PLVN) - Bệnh viện E vừa phẫu thuật thành công cho một bệnh nhi nữ 9 tuổi, có khối u màng não lớn. Đây là ca bệnh khó vì người bệnh nhỏ tuổi, kích thước khối u lớn, nằm ở vị trí nguy hiểm, buộc phải phẫu thuật nếu không sẽ đe dọa đến chức năng thần kinh và tính mạng người bệnh.

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông
(PLVN) - Trước thông tin AstraZeneca lần đầu tiên thừa nhận vaccine COVID-19 có thể gây cục máu đông, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, đây là tác dụng phụ hiếm gặp mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã từng cảnh báo khi tiêm vaccine COVID-19 của AstraZeneca.