Người đàn ông được ghép thành công tim lợn

Người đàn ông được ghép thành công tim lợn
0:00 / 0:00
0:00
Các bác sĩ Trung tâm Y tế Đại học Maryland (Mỹ) thực hiện thành công ca phẫu thuật ghép trái tim lợn cho người đầu tiên trên thế giới.

Ông David Bennett, 57 tuổi, đã được ghép trái tim của một con lợn biến đổi gene. Ca phẫu thuật kéo dài 8 tiếng ở Baltimore hôm 7/1, theo các bác sĩ phẫu thuật tại Trung tâm Y tế Đại học Maryland. Đây là ca ghép tim lợn thành công đầu tiên ở người, mang lại hy vọng cho hàng trăm nghìn bệnh nhân suy tạng.

Bác sĩ Bartley Griffith (Giám đốc chương trình cấy ghép tim tại trung tâm y tế) - người thực hiện ca phẫu thuật, cho biết: "Tim đập và có mạch, có áp lực như thể tim của anh ấy. Trái tim đang hoạt động bình thường. Chúng tôi rất vui mừng nhưng cũng chưa biết tình hình ngày mai sẽ thế nào. Đây là điều chưa từng có tiền lệ".

Từ lâu, các nhà khoa học đã dày công nghiên cứu và biến đổi gene lợn để phù hợp ghép tạng cho người, không xảy ra tình trạng thải ghép. Nghiên cứu được đẩy nhanh trong thập kỷ qua nhờ vào công nghệ nhân bản và chỉnh sửa gene mới. Ca ghép của bệnh nhân Bennett diễn ra chỉ vài tháng sau khi các bác sĩ ở New York ghép thành công quả thận của một con lợn biến đổi gene vào một người chết não.

Các nhà khoa học kỳ vọng những quy trình thế này sẽ mở ra kỷ nguyên mới của y học trong tương lai, giải quyết tình trạng thiếu hụt tạng hiến cho hơn nửa triệu người Mỹ.

"Đây là sự kiện đặt tiền đề. Những cánh cửa lớn đang mở ra, tôi tin rằng điều này sẽ dẫn đến những thay đổi lớn trong việc điều trị bệnh suy tạng", Tiến sĩ David Klassen, Giám đốc y tế của Mạng lưới Chia sẻ Nội tạng thống nhất, cho biết. Tuy nhiên, ông lưu ý về các thách thức và rào cản liên quan đến quy trình này như là tình trạng thải ghép có thể xảy ra sau phẫu thuật kể cả khi bệnh nhân nhận tạng phù hợp.

Bác sĩ phẫu thuật ghép trái tim lợn biến đổi gene cho bệnh nhân đầu tiên, tại Trung tâm Y tế Đại học Maryland, Mỹ, ngày 7/1. Ảnh: University of Maryland School of Medicine

Bệnh nhân Bennett quyết định đánh cược vào phương pháp mới bởi không còn lựa chọn điều trị nào khác. Nếu không được ghép tim, ông có thể tử vong. Thể trạng người bệnh cũng quá yếu để ghép tim từ người hiến chết não. Hiện bác sĩ chưa chắc chắn về tiên lượng của ông. Bennett vẫn phải sử dụng máy tim - phổi từ trước cuộc phẫu thuật. Song điều này khá bình thường với một người mới ghép tim, theo các chuyên gia.

Trái tim mới đang hoạt động hiệu quả và thực hiện đầy đủ chức năng cần thiết. Theo các bác sĩ, bệnh nhân có thể cai máy tim - phổi vào hôm nay. Ông Bennett được theo dõi chặt chẽ xem có dấu hiệu thải ghép hay không. Trong 48 giờ đầu tiên, khoảng thời gian quan trọng nhất, cơ thể ông đáp ứng tốt với trái tim mới, không xảy ra sự cố.

Ông cũng được theo dõi các triệu chứng nhiễm virus retrovirus, một loại virus có thể truyền sang người từ lợn, nhưng nguy cơ này khá thấp. Trước ca phẫu thuật, ông Bennett cho biết: "Hoặc là chết, hoặc là thực hiện cấy ghép. Tôi muốn sống. Đó là một ánh sáng le lói cuối đường hầm, nhưng là lựa chọn cuối cùng".

Tiến sĩ Griffith lần đầu thảo luận về phương pháp điều trị thử nghiệm này với bệnh nhân vào giữa tháng 12 năm ngoái. Ông gọi đó là một cuộc trò chuyện "đáng nhớ" và "khá kỳ lạ".

"Tôi nói 'anh không thể ghép tim người vì cơ thể không đủ điều kiện nhưng chúng tôi sẽ ghép tim cho anh từ trái tim lợn. Chúng tôi chưa từng làm điều này trước đây, nhưng tôi nghĩ rằng nó sẽ thành công'", tiến sĩ Griffith nhớ lại.

Phẫu thuật ghép tạng từ động vật sang người gọi là Xenotransplantation, có lịch sử lâu đời. Hàng trăm năm trước, nhiều bác sĩ đã thử nghiệm bơm máu và ghép da của động vật cho các bệnh nhân. Những năm 1960, một số bệnh nhân đã được ghép thận của tinh tinh, song người sống lâu nhất chỉ được 9 tháng. Năm 1983, một bé sơ sinh tên Baby Fae đã được ghép tim từ khỉ đầu chó, cô bé không qua khỏi sau 20 ngày.

Ghép tạng từ lợn thuận lợi hơn từ linh trưởng vì nguồn cung dồi dào, dễ nuôi và đạt được kích thước trưởng thành trong 6 tháng. Van tim lợn đã được cấy ghép cho người. Nhiều bệnh nhân tiểu đường cũng được ghép tuyến tụy từ lợn. Da lợn được sử dụng để cấy ghép tạm thời cho các bệnh nhân bỏng.

Hai công nghệ mới hơn là chỉnh sửa gene và nhân bản có thể giúp tránh tình trạng thải ghép. Tim lợn từng được cấy ghép thành công cho khỉ đầu chó. Người thực hiện ca phẫu thuật là tiến sĩ Muhammad Mohiuddin, giáo sư phẫu thuật tại Trường Y Đại học Maryland, người đã cùng tiến sĩ Griffith thành lập chương trình cấy ghép tim. Song trước đó, nhiều người lo ngại phản ứng miễn dịch nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng người bệnh.

Tiến sĩ Jay Fishman, Phó giám đốc trung tâm cấy ghép tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts, cho biết nội tạng lợn có thể mang lại khả năng thực hiện thao tác di truyền. Thời gian sàng lọc bệnh truyền nhiễm tốt hơn.

Trái tim được ghép cho ông Bennett là của một con lợn đã được chỉnh sửa gene 10 lần. Các nhà khoa học đã loại bỏ hoặc bất hoạt 4 đoạn gene, gồm một gene mã hóa phân tử gây phản ứng thải ghép ở người. Một gene tăng trưởng bị bất hoạt để ngăn tim lợn tiếp tục phát triển sau khi cấy ghép, tiến sĩ Mohiuddin nói.

Các chuyên gia cũng đưa 6 gene người vào bộ gene của lợn (hiến tặng) và chỉnh sửa để chúng có khả năng chống chịu tốt hơn với hệ miễn dịch của con người. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng một loại thuốc mới do tiến sĩ Mohiuddin và Kiniksa Pharmaceuticals phát triển, giúp ức chế hệ thống miễn dịch, ngăn chặn sự đào thải. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm FDA hồi cuối năm đã làm việc ráo riết, cấp phép khẩn cấp cho ca phẫu thuật ghép đầu tiên này vào đêm giao thừa.

Đọc thêm

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.

Nhập viện cấp cứu, điều trị tâm thần do hút thuốc

Bệnh nhân nhập viện do bị tràn khí màng phổi. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Ông N.B.T (sinh năm 1969, ở Đông Anh, Hà Nội) mới được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, đau chói vùng ngực phải, khi hít vào càng đau quặn hơn không chịu được.