Bé trai hoại tử đùi và chân vì cha mẹ bôi thuốc đỏ

Ảnh: TT Sản nhi
Ảnh: TT Sản nhi
(PLVN) - Trung tâm Sản nhi (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ) mới tiếp nhận một bệnh nhi bị hoại tử nghiêm trọng vùng đùi và cẳng chân do trẻ bị bỏng nước sôi nhưng gia đình tự ý điều trị...

Bệnh nhi H.Đ.D (7 tuổi, trú tại xã Mỹ Thuận, huyện Tân Sơn, Phú Thọ) được đưa đến Trung tâm Sản Nhi Phú Thọ trong tình trạng hoại tử nặng vùng đùi và cẳng chân phải do bỏng nước sôi.

Trước đó, khi D bị bỏng, gia đình chủ quan không đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế mà tự mua một loại thuốc đỏ dạng dung dịch (chưa rõ là thuốc gì) về bôi trực tiếp lên vết thương (theo hướng dẫn của một người quen).

Sau 5 ngày điều trị, khi D sốt cao 39 độ C, toàn bộ diện tích vết thương ở đùi và cẳng chân phồng rộp, chảy dịch vàng, mủ và xuất hiện mùi hôi khó chịu, gia đình mới đưa bé đến khám tại Trung tâm Sản Nhi.

Tại Trung tâm Sản Nhi, qua thăm khám lâm sàng, các bác sĩ xác định vết thương do bỏng đã hoại tử khá nặng, diện tích tổn thương khoảng 16%. Bệnh nhi lập tức được điều trị bằng kháng sinh liều cao để khắc phục tình trạng nhiễm trùng, được bù dịch, cân bằng điện giải và thay băng cắt lọc vết thương.

Kỹ thuật viên hướng dẫn bệnh nhi tập phục hồi chức năng. (Ảnh: TT Sản nhi)

Kỹ thuật viên hướng dẫn bệnh nhi tập phục hồi chức năng. (Ảnh: TT Sản nhi)

Thông tin về trường hợp bỏng nghiêm trọng này, ThS.BS Nguyễn Đức Lân – Trưởng khoa Ngoại Nhi Tổng hợp (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ) chia sẻ, tổn thương bỏng của bệnh nhân D nằm ở vị trí khoeo chân phải - vị trí có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng gấp duỗi của gối. Nếu không được điều trị đúng và kịp thời có thể dẫn tới tình trạng co da, cứng khớp do sẹo, ảnh hưởng xấu đến khả năng vận động của trẻ.

Tuy nhiên, rất may mắn là bệnh nhi đáp ứng rất tốt với phác đồ điều trị, khả năng phục hồi của vùng da bị tổn thương rất nhanh. Bệnh nhi không cần thực hiện các can thiệp phẫu thuật vá da, ghép da mặc dù mức độ tổn thương khá nặng.

Trong quá trình điều trị, ngoài sử dụng thuốc, bệnh nhi còn được các điều dưỡng viên, kỹ thuật viên thường xuyên hướng dẫn tập phục hồi chức năng nên mọi vận động của cẳng chân, bàn chân đều được đảm bảo.

Sau 2 tuần điều trị, vết bỏng của bệnh nhi khô ráo, da non lên tốt, vận động của gối, cẳng chân, bàn chân đều rất tốt nên được cho xuất viện.

Theo ThS.BS Nguyễn Đức Lân, việc sơ cứu ban đầu ở nhà khi trẻ bị bỏng là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho vết thương không bị ăn sâu vào bên trong và tránh tình trạng bội nhiễm. Do đó, khi trẻ không may bị bỏng, cần loại bỏ ngay tác nhân gây bỏng và đưa trẻ ra khỏi nơi có tác nhân. Cởi bỏ ngay quần áo, rửa vùng da bị bỏng của trẻ bằng nước sạch ở nhiệt độ thường và dùng khăn sạch thấm khô.

Thông thường, nếu không tiếp xúc với độ nóng quá cao và thời gian tiếp xúc ngắn, vết bỏng sẽ chỉ hơi đỏ và rát, phần da bỏng không đổi màu thành trắng hoặc đen, không có nốt phỏng nước và sẽ khỏi sau 2-3 ngày mà không để lại sẹo.

Tuy nhiên, nếu vết bỏng bị tổn thương, quan sát phần da bị bỏng đổi màu, xuất hiện nốt phỏng nước cỡ lớn, trẻ cảm thấy đau nhức hoặc vùng bị bỏng là da mặt hoặc bộ phận sinh dục thì cha mẹ cần cho trẻ đi khám để được điều trị ngay lập tức. Tuyệt đối không sử dụng bất cứ loại thuốc nào bôi lên vết thương.

Để phòng tránh những tai nạn bỏng đáng tiếc xảy ra với trẻ, ThS.BS Nguyễn Đức Lân khuyến cáo: bố mẹ, người trông trẻ cần thường xuyên để mắt đến trẻ. Với các vật dụng nóng, các chất dễ cháy, các chất dễ phát sinh lửa, đồ điện cần để ở nơi an toàn, ngoài tầm với của trẻ nhỏ; kiểm tra độ nóng của nước trong các bồn tắm cho trẻ nhỏ, không để trẻ tự vặn vòi nước nóng.

Riêng đối với trẻ em đã nhận thức được, các bậc phụ huynh cần thường xuyên nhắc nhở trẻ về cách phòng tránh tai nạn bỏng. Khi trẻ không may bị bỏng, đặc biệt đối với các tổn thương trên diện rộng, vết thương sâu, cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh các hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.