Bé trai 30 tháng tuổi nguy kịch do uống dung dịch tẩy mực in

Sau gần 1 tuần điều trị, tình trạng trẻ cải thiện dần, tỉnh táo, được cai máy thở. Ảnh: BVCC
Sau gần 1 tuần điều trị, tình trạng trẻ cải thiện dần, tỉnh táo, được cai máy thở. Ảnh: BVCC
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Gia đình kể lại, bé thấy chai nước để trên bàn nên mở nắp uống. Không may, đây là chai đựng dung dịch tẩy mực in. Thời điểm nhập viện, bé có biểu hiện suy hô hấp nặng.

Ngày 13/5, thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng TP Hồ Chí Minh, đơn vị này vừa cấp cứu thành công cho bé trai N.H.M (30 tháng tuổi, ngụ ở Tân Phước, Tiền Giang) bị nguy kịch do uống phải dung dịch tẩy mực in.

N.H.M được gia đình đưa đến cấp cứu trong tình trạng li bì, thở mệt, tím tái. Gia đình bé kể, trước nhập viện một giờ, bé thấy chai nước để trên bàn nên mở nắp uống. Không may, đây là chai đựng dung dịch tẩy mực in. Thời điểm nhập viện, bé có biểu hiện suy hô hấp nặng, tím tái, thở co rút lồng ngực. X-quang phổi cho thấy hình ảnh viêm phổi hít bên phải, ngoài ra nhịp tim nhanh.

Bệnh nhi nhanh chóng được hỗ trợ hô hấp thở máy không xâm nhập, dùng thuốc vận mạch, kháng sinh, điều chỉnh điện giải và đặt ống thông dạ dày để dẫn lưu phần độc chất còn lại ra ngoài. Sau gần một tuần điều trị, tình trạng sức khỏe của trẻ cải thiện dần. Bệnh nhi tỉnh táo, được cai máy thở.

Theo BSCK II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TP, dung dịch mà bệnh nhi uống là Xylene (tên gọi khác Xylol Dimethyl benzenes), một chất lỏng dễ bay hơi, dễ hòa tan trong dung môi hữu cơ và dầu, tan ít trong nước.

Dung dịch này được dùng làm dung môi tẩy rửa các vết mực in vi tính, tráng men cho các loại sơn bảo vệ, sơn mài. Đây là loại chất độc gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe con người. Hơi xylene gây kích ứng mạnh với mắt và da, gây tổn thương không hồi phục cho các tế bào như gan, thận, phổi, thần kinh...

Người uống nhầm dung dịch này thường có biểu hiện đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, viêm phổi hít, viêm gan, viêm thận, viêm kết mạc, bỏng giác mạc. Nghiêm trọng hơn, người bị nặng có thể mù, nhịp tim nhanh, rối loạn nhịp tim, hôn mê và dần mất ý thức, có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Đọc thêm

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa
(PLVN) - Trong 3 tháng đầu tiên, Trung tâm Giảm cân BVĐK Tâm Anh đã đón tiếp hơn 1.000 khách hàng, trong đó nhiều nam giới đã không còn “bụng bia” nhờ giảm cân chuẩn y khoa quốc tế.

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.