'Báu vật sống' của nhã nhạc cung đình Huế qua đời

Cụ Lữ Hữu Thi “báu vật sống”của âm nhạc cung đình Huế .
Cụ Lữ Hữu Thi “báu vật sống”của âm nhạc cung đình Huế .
(PLO) - Ngày 15/9, cụ Lữ Hữu Thi, thành viên duy nhất còn lại của ban nhạc Hòa Thanh (ban nhạc chơi trong cung đình Huế) đã qua đời tại nhà riêng, đường Đặng Tất – TP Huế, hưởng thượng thọ 106 tuổi.

Tuổi già sức yếu cùng với bệnh tật nên sau một thời gian chữa trị cụ Lữ Hữu Thi đã qua đời ở cái tuổi “xưa nay hiếm” hưởng thượng thọ 106 tuổi. Cụ Thi qua đời nhưng những giá trị về âm nhạc cung đình Huế do cụ dày công vun đắp và đào tạo các thế hệ nghệ nhân thì vẫn còn nguyên vẹn. Âm nhạc cung đình Huế giờ đây mất đi một “cây đại thụ”, mất đi người một người truyền lửa cho các thế hệ trẻ.

106 tuổi đời, gần 90 năm gắn bó với nhã nhạc, vinh quang hay tuổi hờn nào với nghề này cụ Thi cũng từng trải qua.

Sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống về nhã nhạc nên cụ Thi đã nhanh chóng tiếp thu với âm nhạc cung đình Huế. Năm 16 tuổi, cụ đã sử dụng thành thạo các loại nhạc cụ và vinh dự được vào triều chơi nhạc cho vua.

Đại gia đình của cụ Thi chơi nhạc cung đình (ảnh tư liệu)
Đại gia đình của cụ Thi chơi nhạc cung đình (ảnh tư liệu)

Năm 1945, cách mạng Tháng 8 thành công, Vua Bảo Đại thoái vị. Ban nhạc Hòa Thanh bị giải tán ngay sau đó, những người trong đội nhạc trở lại công việc trước đây của mình, hoặc về quê hương làm nông dân như trước. Cụ Thi và con trai cả của mình tiếp tục theo đuổi nhã nhạc, cha con ông chơi nhạc tại các đền thờ và nơi công cộng để sống qua ngày, và quan trọng hơn, lưu giữ nhã nhạc bằng cách cha truyền con nối.

Đến năm 1990, khi Nhà nước bắt đầu khôi phục và bảo tồn văn hóa -nghệ thuật truyền thống của dân tộc thì nhã nhạc lại có cơ hội để “khoe mình”, chấm dứt gần 50 năm mai một và có nguy cơ thất truyền.

Năm 2003, sau khi nhã nhạc được Unesco (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc) công nhận là “Kiệt tác phi vật thể truyền khẩu của nhân loại”, cụ Thi ra sức phục dựng lại những bản nhã nhạc có nguy cơ bị thất truyền. Với sự cố gắng của mình cụ đã tìm ra và phục dựng thành công các bản nhạc cổ như: Nam ai, nam bằng, Long ngâm, xướng tán Nam Giao...

Năm 2010, do tuổi già sức yếu, cụ đã không tham gia công tác nghiên cứu về nhã nhạc, thay vào đó cụ giao lại cho các con tiếp tục sự nghiệp của mình. Riêng về phần mình, cụ về làm việc tại nhà hát Duyệt Thị Đường để tiếp tục đào tạo nhạc công cho nhã nhạc Huế và là cố vấn cho các chương trình biểu diễn nhã nhạc tại nhà hát Duyệt Thị Đường. Tiếp tục đào tạo nhạc công, tính tới thời điểm hiện tại cụ đã đào tạo hàng trăm nhạc công cho âm nhạc cung đình Huế.

Với những đóng góp không  ngừng nghỉ của mình cho nền âm nhạc dân tộc, cụ đã được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tặng Bằng khen và vinh danh vào các năm 2014, 2015.

Tiếp nối truyền thống của cha ông, bốn con trai của cụ vẫn đang theo đuổi nhã nhạc, và hiện đang công tác tại đội nhã nhạc cung đình Huế.

Tin cùng chuyên mục

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

Đọc thêm

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.

Còn mãi tiếng 'oanh ca' Ngọc Lan

Cuộc đời của bà cũng mong manh, bạc mệnh như đóa ngọc lan nhỏ bé. (Nguồn: Nhạc vàng online)
(PLVN) - Tháng 3 là mùa trăm hoa đua nở, nhưng cũng là ngày mất đi một danh ca nổi tiếng người Việt Nam mang tên Ngọc Lan. Bà thành danh ở tuổi 30, nhưng “tài hoa bạc mệnh”, người đẹp đã qua đời ở tuổi 45. Hai mươi năm sau ngày mất, nữ danh ca vẫn để lại tiếc nuối không nguôi trong lòng người hâm mộ.