Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ đau bụng cả tuần

Xương cá (bên trái) và khối u viêm chứa xương cá (bên phải) được lấy ra trong phẫu thuật.
Xương cá (bên trái) và khối u viêm chứa xương cá (bên phải) được lấy ra trong phẫu thuật.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bệnh nhân bị sưng đau vùng chậu bẹn phải suốt 2 tuần, đã đi khám và điều trị nhiều nơi nhưng không khỏi. Phải đến khi khối sưng đau nhiều hơn bệnh nhân mới tiếp tục đến viện thăm khám.

Các bác sĩ tại khoa Ngoại Tổng quát, Bệnh viện Nhân dân 115 (TP HCM) cho biết, trước nhập viện 2 tháng bệnh nhân D.T.N từng bị hóc xương cá mú biển sau đó người bệnh không có biểu hiện bất thường gì nên không đi khám bệnh kiểm tra.

Khối sưng đau vùng chậu bẹn phải, kích thước 2x3 cm, mật độ chắc, ấn đau chói. Ngoài ra bụng của người bệnh mềm, không bị chảy máu.

Kết quả siêu âm bụng cho thấy phần mềm bẹn phải có hình ảnh dị vật kích thước 29x0.9 mm, có hình ảnh thâm nhiễm mỡ xung quanh. Kết quả CT scan bụng ghi nhận dị vật cản quang taị vùng hố chậu phải.

Người bệnh được chẩn đoán dị vật thành bẹn phải và được chỉ định phẫu thuật lấy dị vật trong cùng ngày nhập viện.

Bác sĩ phẫu thuật tiến hành rạch da vùng hố chậu phải ngay trên nếp bẹn phải 3cm (nơi sờ thấy khối nghi ngờ dị vật). Bóc tách và bộc lộ thấy khối u viêm đến sát lá phúc mạc thành vùng chậu bẹn phải. Cắt trọn khối u viêm. Khi xẻ khối u viêm vừa cắt thấy bên trong có khối dị vật là xương cá 1,5-2 cm.

Sau phẫu thuật người bệnh tỉnh, sinh hiệu ổn, bụng mềm, trung đại tiện được, vết mổ khô giảm đau nhiều và được xuất viện ngày 12/04/2021.

Bác sĩ Võ Thanh Hải (bác sĩ điều trị và phẫu thuật cho bệnh nhân) cho biết vô tình hay cố ý nuốt phải dị vật là tình trạng phổ biến trong thực hành lâm sàng và đa số các dị vật này hoặc gây ra các biến chứng của nó như chảy máu, thủng ruột, tắc ruột, áp xe ổ bụng,… hoặc đào thải theo ống tiêu hóa ra ngoài qua ngã hậu môn.

Tuy nhiên, trường hợp này có thể nói cực kỳ hiếm gặp, bởi dị vật đi xuyên ống tiêu hóa ra ngoài thành bụng mà không hề có gây chảy máu tiêu hóa, viêm nhiễm hay áp xe trong ổ bụng.

"Trường hợp của bệnh nhân D.T.N là khá hy hữu, khi người bệnh may mắn từng bị hóc xương cá trước đó và quá trình di chuyển của đoạn xương cá trong ống tiêu hóa đến ruột và đi xuyên thành ruột ra đến thành bụng mà không gây ra các triệu chứng hay biến chứng như chảy máu, viêm phúc mạc, áp-xe,… Chỉ đến khi bệnh nhân bắt đầu cảm thấy đau vùng chậu bẹn phải thì đi khám ở phòng khám tư và được chuyển viện qua một số bệnh viện khác điều trị nhưng không khỏi. Triệu chứng đau ngày càng tăng dần, bệnh nhân đến khám và nhập viện Bệnh Viện Nhân dân 115 được chỉ định làm một số cận lâm sàng cần thiết. Bệnh nhân được phát hiện có một khối dị vật chậu bẹn phải và được phẫu thuật lấy dị vật là mảnh xương cá nhọn 2cm", bác sĩ Hải chia sẻ.

Bác sĩ Hải cũng khuyến cáo mọi người trong quá trình ăn uống, nhất là các thực phẩm có nguy cơ hóc dị vật như các loại cá xương to, trái cây có hạt cứng, xương sụn, xương gà, vịt, heo,…thì nên ăn chậm, nhai kỹ, không đùa giỡn nói chuyện khi ăn.

Đặc biệt ở người già, trẻ em, người có răng giả càng phải cẩn thận hơn trong quá trình ăn uống để tránh bị hóc dị vật có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: chảy máu đường tiêu hóa, thủng thực quản-dạ dày-ruột, viêm phúc mạc, áp xe trong ổ bụng,…, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Đọc thêm

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh với hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.