Phẫu thuật thoát vị bẹn nội soi cho hàng trăm bệnh nhi

BS Nguyễn Đức Lân kiểm tra lại vết mổ cho trẻ trước khi xuất viện.
BS Nguyễn Đức Lân kiểm tra lại vết mổ cho trẻ trước khi xuất viện.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Với việc làm chủ kỹ thuật phẫu thuật nội soi ứng dụng trong điều trị thoát vị bẹn, các bác sĩ khoa Ngoại Nhi tổng hợp – Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ đã điều trị thành công cho hàng trăm trường hợp bệnh nhi trong thời gian qua.

Với kỹ thuật này, bệnh nhi có thể hồi phục rất nhanh, được xuất viện sớm, trẻ ít đau, sẹo mổ rất nhỏ và đặc biệt là không làm ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của trẻ sau này.

2-5% trẻ mắc thoát vị bẹn

Bệnh nhi Nguyễn Như Minh K. (13 tháng tuổi, trú tại Tam Thanh, Tân Sơn, Phú Thọ) được gia đình đưa đến bệnh viện vì trẻ thường xuyên xuất hiện khối sưng phồng ở bẹn phải. Khối sưng này to lên khi trẻ quấy khóc, tập đi và có thể tự hết khi trẻ nằm ngủ. Tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ, trẻ được chẩn đoán bị thoát vị bẹn và được chỉ định phẫu thuật dưới kỹ thuật phẫu thuật nội soi. 

Sau phẫu thuật, trẻ được đưa về chăm sóc, theo dõi tại Khoa Ngoại Nhi tổng hợp. Ngày thứ 3 sau mổ, tình trạng sức khỏe của trẻ hoàn toàn ổn định và được cho xuất viện. 

ThS. BS Nguyễn Đức Lân – Trưởng khoa Ngoại Nhi tổng hợp cho biết, thoát vị bẹn là dị tật bẩm sinh hoặc mắc phải rất phổ biến ở trẻ với tỷ lệ mắc từ 2-5%, bệnh thường gặp ở trẻ nam nhiều hơn trẻ nữ với tỷ lệ nam/nữ mắc bệnh là 9/1.

Trong khoảng một năm trở lại đây, Khoa đã tiếp nhận và điều trị thành công cho hàng trăm bệnh nhi bị thoát vị bẹn. Do còn tồn tại ống phúc tinh mạc ở trẻ nam (hoặc ống Nuck ở trẻ nữ) nên khi tăng áp lực ổ bụng, các tạng trong ổ bụng có thể chui qua lỗ thoát vị, nếu không được phẫu thuật kịp thời dễ dẫn đến nguy cơ hoại tử.

Hiện phẫu thuật là phương pháp duy nhất để điều trị bệnh lý này. 

Phẫu thuật thoát vị bẹn nội soi - Những ưu điểm vượt trội

Phương pháp phẫu thuật lâu nay vẫn thực hiện đối với bệnh lý này là mổ mở ở vùng bẹn, tìm và thắt ống phúc tinh mạc (ở trẻ nam) và ống Nuck (ở trẻ nữ).

Tuy nhiên trong y văn nhiều tài liệu đề cập tỉ lệ tái phát sau phẫu thuật mổ mở thoát vị bẹn dao động từ 0,8-3,8% và tỉ lệ còn bỏ sót thoát vị bẹn bên đối diện từ 5,6 -30% nếu chỉ dựa vào siêu âm đơn thuần – BS Lân cho biết thêm. 

Do đó, kỹ thuật phẫu thuật nội soi được ứng dụng trong điều trị thoát vị bẹn nội soi mang lại rất nhiều ưu điểm, đặc biệt là giúp cho quá trình phẫu thuật không bỏ sót thoát vị bẹn bên đối diện nhờ quan sát dễ dàng với camera nội soi trong ổ bụng.

Khi phát hiện có thoát vị bẹn bên đối diện, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật ngay trong cùng một lần mổ, hạn chế việc phải phẫu thuật nhiều lần gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. 

Ngoài ra, phương pháp này còn đảm bảo tính thẩm mỹ, thời gian đau sau mổ ngắn và mức độ đau nhẹ, đồng thời bệnh nhi cũng hồi phục rất nhanh sau phẫu thuật và không bị ảnh hưởng đến chức năng sinh sản.

Đọc thêm

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu
(PLVN) - Ngày 21/12, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu, tổ chức lễ ra mắt hệ thống máy MRI 3.0 Tesla - công nghệ AI tầm soát đột quỵ. Đồng thời, hệ thống máy MRI 3.0 Tesla hỗ trợ tầm soát, chẩn đoán chính xác các bệnh lý phức tạp về thần kinh, mạch máu, ung thư…

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.