Nguy kịch do uống nhầm methadone để... giải khát

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bệnh nhân nam 15 tuổi, bị ngộ độc sau khi uống dung dịch màu hồng để trong tủ lạnh. Đây là chất methadone được dùng trong chương trình kiểm soát bệnh nhân nghiện ma túy. 

Qua lời kể của người nhà, khoảng 12h trưa ngày 19/4, cháu H.Q.Đ (15 tuổi, Hà Nội) đi học về, mở tủ lạnh thấy chai nước dung dịch màu hồng liền lấy để uống giải khát. 

Sau vài tiếng, cháu xuất hiện tình trạng khó thở, buồn nôn, nổi mẩn ngứa toàn thân, phù nề mi mắt kèm theo các biểu hiện của ngộ độc. 

Bệnh nhân được chuyển đến Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng hôn mê, suy hô hấp, được đặt ống nội khí quản, hỗ trợ hô hấp. 

Sau một ngày điều trị tích cực, giải độc, tình trạng của cháu đã ổn định trở lại, qua giai đoạn nguy kịch, tuy nhiên cần tiếp tục được theo dõi chặt chẽ bởi các nhân viên y tế.

Theo bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, đây không phải là trường hợp đầu tiên bị ngộ độc do uống nhầm methadone. Trước đó, Trung tâm Chống độc cũng đã tiếp nhận và điều trị cho một số trường hợp khác cũng bị ngộ độc do uống nhầm methadone. Các cháu cũng uống nhầm dung dịch methadone tại gia đình do tưởng là nước dâu hay nước ngọt.

Methadone là chất trong nhóm opioids, được dùng thay thế cho ma túy, đặc biệt là heroin trong chương trình quản lý bệnh nhân cai nghiện. Với người nghiện, uống dung dịch methadone vào sẽ đỡ lên cơn vật nhưng với người bình thường, khi uống chất này rất dễ gây ngộ độc kéo dài nhiều ngày, có thể dẫn tới ngừng thở, hôn mê, tử vong. 

Những trường hợp ngộ độc methadone rất nặng, độc tính giống heroin nhưng thời gian ngộ độc còn kéo dài hơn.

Bác sĩ Nguyên nhấn mạnh, tình trạng này cho thấy methadone cần được quản lý rất chặt chẽ. Hiện những người nghiện được quản lý tại Trung tâm, được cấp phát thuốc (methdone) uống tại chỗ. Sắp tới, nếu người nghiện được phép mang chất này về nhà sử dụng, uống tại gia đình thì việc quản lý cần chặt chẽ hơn nếu không sẽ có nhiều trường hợp bị ngộ độc do uống nhầm, không kể trẻ em mà người lớn cũng rất dễ nhầm lẫn.

Qua đây các bác sĩ cũng khuyến cáo trong trường hợp phát hiện người thân uống nhầm methadone, nếu bệnh nhân còn tỉnh táo thì có thể cho uống nước và gây nôn. 

Trường hợp bệnh nhân có biểu hiện chậm chạp, thở khò khè, cần tiến hành hô hấp nhân tạo tại chỗ theo điều kiện sẵn có và nhanh chóng gọi cấp cứu 115 để đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

Đọc thêm

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu
(PLVN) - Ngày 21/12, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu, tổ chức lễ ra mắt hệ thống máy MRI 3.0 Tesla - công nghệ AI tầm soát đột quỵ. Đồng thời, hệ thống máy MRI 3.0 Tesla hỗ trợ tầm soát, chẩn đoán chính xác các bệnh lý phức tạp về thần kinh, mạch máu, ung thư…

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.