Bất chấp

Chiến đấu cơ F/A-18E Super Hornet Mỹ. Ảnh: Reuters/VnExpress.
Chiến đấu cơ F/A-18E Super Hornet Mỹ. Ảnh: Reuters/VnExpress.
(PLO) - Mới rồi, không quân Mỹ bắn rơi một chiến phi cơ tiêm kích của không quân Syria ở trong không phận của nước này. Nga đã thể hiện thái độ phản đối mạnh mẽ, coi đó là hành vi xâm lược và vi phạm luật pháp quốc tế.

Hành động này của Mỹ tác động tiêu cực như thế nào tới mối quan hệ giữa Mỹ và Nga cũng như tới diễn biến tình hình chiến sự ở nơi này như thế nào rất đáng được chú ý, nhưng là câu chuyện khác. Về khía cạnh pháp lý quốc tế thuần tuý thì vụ việc phơi bày thực trạng rất đáng phải quan ngại.

Ở Syria từ mấy năm nay có chiến tranh và nội chiến, nội chiến giữa phe chính phủ Syria và những nhóm phái chống chính phủ. Những nhóm phái này được Mỹ và đồng minh hậu thuẫn, tuy nhiên Mỹ và đồng minh vẫn phải quả quyết là không nhằm chống chính phủ Syria mặc dù thực chất bên trong muốn thay đổi thể chế hiện tại ở nơi đây.

Ở đây còn có cuộc chiến tranh giữa nhiều đối tác bên ngoài, trong đó đặc biệt là Mỹ và Nga, với tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS). Nga hiện diện quân sự và tham chiến theo đề nghị chính thức của chính phủ ở Syria, như thế có nghĩa là phù hợp với luật pháp quốc tế.

Trong khi đó, Mỹ và các đồng minh lại hoàn toàn tự manh động, tự tung tự tác ở Syria. Mỹ, Anh, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Israel, Iran và nhiều nước khác nữa sử dụng danh nghĩa chống IS - họ cũng chống IS thật - để đồng thời theo đuổi thực hiện những mưu đồ chiến lược trước mắt cũng như lâu dài ở Syria.

Mỹ nói không chống chính phủ Syria nhưng lại bắn rơi máy bay của quân đội Syria. Các đối tác bên ngoài này đã tiến hành nhiều cuộc không kích vào những mục tiêu ở trong lãnh thổ Syria - như thế thoải mái hành sự ở nơi vô chủ. Qua đó có thể thấy hai điều nổi bật trong luật pháp quốc tế hiện đại. Thứ nhất, tác dụng và hiệu lực của nó bị bào mòn ngày càng nhiều và công khai. Thứ hai, vì lợi ích và ý đồ riêng của ai đó mà nó luôn có thể bị bất chấp.

Đọc thêm

Những lý do đằng sau việc Mỹ muốn đòi lại Kênh đào Panama?

Những lý do đằng sau việc Mỹ muốn đòi lại Kênh đào Panama?
(PLVN) - Tổng thống đắc cử Donald Trump mới đây đã tuyên bố sẽ mở rộng lãnh thổ và sự kiểm soát của quốc gia này, trong đó bao gồm việc sẽ giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Panama. Tầm ảnh hưởng của Kênh đào Panama lớn tới đâu và lý do của Mỹ khi bày tỏ mong muốn “đòi lại” con kênh đào này là gì?

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.