Bảo vệ người dân

Các đối tượng lập ra Trung tâm hỗ trợ người nghèo để huy động tiền theo kiểu kinh doanh đa cấp (ảnh minh họa)
Các đối tượng lập ra Trung tâm hỗ trợ người nghèo để huy động tiền theo kiểu kinh doanh đa cấp (ảnh minh họa)
(PLVN) - Mới đây, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã ra cáo trạng truy tố Trần Đức Trung và 5 bị can khác về tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, bộ sậu đã lập ra Trung tâm hỗ trợ người nghèo trong phát triển nông thôn mới để huy động tiền theo kiểu kinh doanh đa cấp. Trong một thời gian ngắn vào năm 2015, nhóm người này đã thu được 148 tỷ đồng trong phạm vi 16 tỉnh, thành phố.

Thủ đoạn vẫn là đánh vào lòng tham tức hứa hẹn lợi nhuận rất cao từ 400% đến 800% đối với người đóng tiền. Tuy nhiên, cách thức thì tinh vi hơn lấy danh nghĩa “vì người nghèo”, tổ chức hội thảo, hội nghị rầm rộ, phát “tâm thư” mùi mẫn đầy nhân văn và nhân đạo. Nhóm người này đã chiếm đoạt trong chương trình “vì người nghèo” này gần 50 tỷ đồng của người nghèo. Cái gọi là Trung tâm bị giải thể thì họ lại liên kết, móc nối với Công ty cổ phần Quốc tế Newstar tổ chức chương trình “Trái tim Việt Nam”để lừa đảo tiếp.

Báo chí đã vào cuộc phản ảnh, người dân có đơn tố cáo và cơ quan điều trra đã tiến hành việc khởi tố vụ án vào năm 2016 đến tháng 8 năm 2018 thì mới có kết luận điều tra và đề nghị truy tố. Tuy nhiên, cho đến tháng 2/2019 này thì có quyết định truy tố ra tòa. Với thời gian như vậy, khi Tòa xét xử xong, kết thúc vòng tố tụng thì hy vọng nhận lại tiền của các bị hại là rất mong manh.

Trong một diễn biến khác, những người nông dân ở huyện Yên Phong (Bắc Ninh) phản đối việc xây dựng nhà máy xử lý rác thải bởi quá gần khu dân cư. 6 người (trong đó có 5 nông dân) bị truy tố về tội “Gây rối trật tự công cộng” và “Giữ người trái pháp luật” bị xét xử trong một phiên tòa diễn ra chóng vánh và nhận án tổng cộng 20 năm tù. Chính quyền sở tại phải huy động một lực lượng cảnh sát đến 200 người để bảo vệ phiên tòa, rất nhiều người dân đến dự khán và tất nhiên, họ không được vào chốn công đường đang diễn ra phiên tòa công khai.

Có rất nhiều uẩn khúc cần phải làm sáng tỏ trong vụ án này với động cơ cũng như hành vi phạm tội của những người nông dân kia. Hôm nay (28/2/2019), phiên phúc thẩm được mở ra, hy vọng rằng những khuất tất cần phải làm sáng tỏ để có một bản án “tâm phục, khẩu phục” và thực sự có ý nghĩa giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật cho người dân. Hiện tại, sự bất bình của dân chúng tại khu vực này đang lên rất cao và họ đã thể hiện thái độ phản kháng của mình với báo chí. Như vậy, mục đích của pháp luật là giáo dục, cảnh tỉnh, đảm bảo trật tự, an ninh xã hội sẽ không đạt được.

Pháp luật của Nhà nước chúng ta trước hết là bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng vậy, kể cả việc ngăn ngừa các hành vi tội phạm xâm hại đến quyền lợi nhân dân đến việc trừng trị thích đáng khi các hành vi tội phạm đó đã hoàn thành. Lòng tin của nhân dân vào việc thực thi pháp luật chính là ở chỗ đó. 

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Người lao động tự do xin xác nhận thu nhập để mua nhà ở xã hội tại đâu?

Luật sư Tống Chí Cường.
(PLVN) - Bà Nguyễn Mừng (Hà Nội) hỏi: Hai vợ chồng tôi là lao động tự do, không có hợp đồng lao động, tổng thu nhập mỗi tháng của hai vợ chồng dưới 30 triệu đồng. Hiện vợ chồng tôi có nhu cầu mua nhà ở xã hội để ổn định cuộc sống. Xin hỏi, gia đình tôi cần đến cơ quan nào để xin xác nhận về điều kiện thu nhập?

Một bạn đọc phản ánh 'bị chậm bàn giao tài sản trúng đấu giá': Trả lời của Cục Thi hành án dân sự Vĩnh Phúc

Cục THADS tỉnh Vĩnh Phúc. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - Liên quan phản ánh của ông Đỗ Văn Hiếu (ngụ xã Liên Châu, huyện Yên Lạc) cho rằng có việc chậm bàn giao tài sản cho người trúng đấu giá, đại diện Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, người phải thi hành án (THA) không tự nguyện thi hành, vụ việc phức tạp, Chi cục THADS huyện Yên Lạc đang phối hợp tuyên truyền, vận động, chuẩn bị cưỡng chế giao tài sản theo quy định.

Doanh nghiệp có được cắt giảm nhân sự do ảnh hưởng bởi thiên tai?

Luật sư Đoàn Trung Hiếu.
(PLVN) -  Bạn Ngọc Minh (Lào Cai) hỏi: Doanh nghiệp của tôi đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thiên tai. Việc kinh doanh bị đình trệ, doanh thu giảm sút và doanh nghiệp không thể duy trì số lượng nhân sự như trước. Xin hỏi, theo quy định pháp luật hiện hành thì doanh nghiệp có thể cắt giảm nhân sự với lý do thiên tai không? Nếu có, doanh nghiệp cần tuân thủ những điều kiện và thủ tục nào?

Văn hóa pháp lý từ vụ kiện tờ vé số

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Vụ án người mua vé số thắng kiện một Cty Xổ số tại miền Trung vừa khép lại là minh chứng rõ ràng cho sức mạnh pháp luật, vai trò của cách ứng xử văn minh trong xã hội hiện đại…

Xây dựng Trường tiểu học Bình Hưng Hòa A: Người dân mong được đền bù, hỗ trợ thỏa đáng hơn khi bị thu hồi đất

Dự án Trường tiểu học Bình Hưng Hòa A đang được triển khai xây dựng nhưng chưa thực hiện xong việc đền bù, hỗ trợ cho người dân bị thu hồi đất.
(PLVN) - Phản ánh về quá trình triển khai xây dựng Trường tiểu học Bình Hưng Hòa A (quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh), một số người dân có đất bị thu hồi bày tỏ quan điểm là rất ủng hộ việc xây dựng trường học để con em có chỗ học hành tử tế, nhưng băn khoăn về phương án bồi thường, hỗ trợ khi bị thu hồi đất.

Tìm hiểu về những ưu điểm của loại hình doanh nghiệp tư nhân

Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Internet)
(PLVN) - Trong số các loại hình doanh nghiệp tại nước ta, doanh nghiệp tư nhân (DNTN) là một loại hình doanh nghiệp (DN) khá quen thuộc và phổ biến. Đây không chỉ là loại hình doanh nghiệp có hình thức tổ chức đơn giản mà còn mang nhiều ưu điểm đặc biệt phù hợp với nền kinh tế của Việt Nam nên đã được các nhà đầu tư lựa chọn.

Không thu phí, lệ phí đối với tổ chức, cá nhân phải thay đổi giấy tờ do sắp xếp đơn vị hành chính

Công an Quảng Ninh cấp căn cước cho người dân. (Ảnh minh họa: H.T)
(PLVN) - Ngày 20/3/2025, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã ban hành Công văn số 43-CV/BCĐ về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, trong đó yêu cầu không thu các loại phí, lệ phí của cá nhân, tổ chức phải thay đổi giấy tờ, thủ tục do sáp nhập đơn vị hành chính.