Bạo lực trong trường vì sao tái diễn?

Bạo lực trong trường vì sao tái diễn?
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tình trạng bạo lực vẫn tái diễn, không chỉ ở học trò mà cả sinh viên, với tính chất nguy hiểm.

Ngày 15/10 vừa qua, trên mạng xã hội lan truyền một clip gây phẫn nộ, ghi lại cảnh một nam sinh đánh tới tấp vào đầu và bụng nam sinh khác tại lớp học trong tiếng reo hò của các học sinh xung quanh. Nạn nhân hầu như không có sự phản kháng mà chỉ ôm đầu, giơ tay chịu đựng.

Đoạn clip có độ dài khoảng 1 phút, sự việc được cho là diễn ra tại Trường THPT N.T.T (quận Gò Vấp, TP HCM).

Ảnh chụp từ clip cho thấy một học sinh bị đánh tới tấp

Ảnh chụp từ clip cho thấy một học sinh bị đánh tới tấp

Trước đó, vào đầu tháng 6 năm nay, một vụ bạo lực học đường diễn ra tại trường THCS Võ Văn Tần (Thị trấn Đức Hòa, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), cũng khiến dư luận xôn xao, bức xúc. Một nhóm học sinh nam đánh bạn học ngay tại phòng học trong giờ giải lao. Khi đánh bạn, nhóm này còn la lối, chửi lớn tiếng. Có nhiều học sinh chứng kiến nhưng không ai can ngăn, có em còn cầm điện thoại để quay clip.

Sau sự việc, nhà trường thành lập hội đồng kỷ luật để xem xét cá nhân các học sinh vi phạm. Riêng Công an Thị trấn Đức Hòa tiến hành xác minh để phối hợp xử lý.

Hiện tượng bạo lực còn xảy ra bên giảng đường. Đầu tháng 10/2022, tại hành lang giảng đường Đại học Tài nguyên và Môi trường có vụ ẩu đả, xô xát giữa một nam sinh viên và một nhóm sinh viên khác. Nam sinh viên bị nhóm sinh viên liên tục tấn công, hành hung đến mức gục xuống hành lang. Clip ghi lại cảnh này lan truyền gây tâm lý hoang mang, lo ngại trong cư dân mạng.

Đây chỉ là các vụ việc điển hình mới xảy ra. Từng có rhững hội thảo, cuộc họp bàn giải pháp để ngăn chặn bạo lực trong giới trẻ, bạo lực học đường nhưng hiện tượng này vẫn tái diễn, hành vi và nạn nhân bạo lực có cả ở nam và nữ.

“Thật sự đáng lo ngại. Học sinh ít tuổi nhưng hành xử côn đồ, đánh bạn không thương tiếc, thậm chí là lột quần áo để quay clip nhục mạ bạn bè do những mâu thuẫn từ tình cảm, mâu thuẫn nhỏ nhặt, nhiều khi chỉ do cái nhìn. Bạo lực còn ở cả sinh viên, những người đã có trình độ hiểu biết nhất định, là tấm gương mà học sinh nhìn vào", chị Hoàng Minh Tú (Mỹ Đình – Hà Nội) bày tỏ.

Trao đổi với phóng viên báo Pháp luật Việt Nam, ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) cho rằng, bạo lực học đường đã trở thành vấn đề xã hội và cần được quyết liệt loại bỏ.

Cục trưởng Cục Trẻ em đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tích cực triển khai công tác tâm lý học đường (tham vấn học đường), phối hợp, kết nối với các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, đặc biệt là Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111 để phòng ngừa, phát hiện, tư vấn, hỗ trợ kịp thời các trường hợp bạo lực học đường.

Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

"Để đấu tranh với bạo lực học đường cần triển khai phổ biến, tập huấn về phương pháp kỷ luật tích cực (giáo dục không có bạo lực và thực hiện quyền tham gia của trẻ em trong trường học) cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; giáo dục kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ và ứng phó với bắt nạt, bạo lực học đường cho học sinh. Bên cạnh đó, tăng cường, củng cố, hướng dẫn hoạt động của các hội, ban đại diện cha mẹ học sinh để thực hiện có hiệu quả việc phối hợp 3 môi trường giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội, trong đó có việc giáo dục đạo đức, kỹ năng ứng xử văn hóa cho học sinh", ông Nam nói.

Trước thực trạng bạo lực học đường đang có chiều hướng gia tăng, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo hiệu trưởng, ban giám hiệu các trường học, cơ sở giáo dục, đào tạo trên địa bàn tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bạo lực học đường, xâm hại trẻ em cho học sinh, học viên, sinh viên các nhà trường; phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để quản lý chặt chẽ học sinh, sinh viên, kịp thời ngăn chặn các hành vi, biểu hiện vi phạm đạo đức, bạo lực học đường.

Phối hợp triển khai nhiều biện pháp rà soát, nắm chắc tình hình học sinh, kịp thời giáo dục, theo dõi, giám sát nhằm ngăn chặn, xử lý triệt để tình trạng học sinh giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực, quay video clip về hành vi bạo lực rồi đăng lên mạng xã hội.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Sỹ tử lớp 12 quyết tâm đạt kết quả thi tốt nhất

Trước kỳ thi THPT quốc gia, các thí sinh “quay cuồng” tham gia hàng loạt kỳ thi để mong có một suất vào đại học sớm. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa sẽ diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2024. Đây là năm cuối cùng thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2006, dự kiến năm sau có nhiều thay đổi. Điều này khiến các “sĩ tử” quyết tâm đạt được kết quả tốt nhất cho kỳ thi sắp tới.

Căng thẳng chuẩn bị kỳ thi vào lớp 10

Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. (Ảnh: Anh Nhi)
(PLVN) - Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ, nhiều sự thay đổi về phương thức, chỉ tiêu xét tuyển khiến học sinh (HS), phụ huynh lo lắng. Đặc biệt, chỉ còn hơn tháng nữa kỳ thi sẽ diễn ra, nên đây là thời điểm HS cấp tốc ôn tập...

Sau bài viết nam sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết tại Quảng Bình: Rà soát chất lượng học sinh toàn huyện Minh Hóa

Trường THCS Hồng Hóa. (Ảnh: Nguyên Phong)
(PLVN) - UBND huyện Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình), Phòng GD&ĐT huyện cho biết sẽ rà soát lại kiến thức cơ bản của học sinh ở tất cả các trường học trên địa bàn để phân loại và có phương án nâng cao chất lượng giáo dục. Riêng trường hợp học sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết, sẽ đưa về cấp tiểu học để phụ đạo thêm.

'Thổi hồn' vào thư viện trường học

Nhiều trường học ở Việt Nam đã áp dụng các mô hình thư viện mới để thu hút học sinh. (Ảnh minh họa, nguồn: lamdong.gov.vn)
(PLVN) - Công nghệ thông tin phát triển, những thú vui trên mạng xã hội khiến học sinh không còn mặn mà với những thư viện truyền thống nữa. Hiện nay, nhà trường và ngành Giáo dục đang có những nỗ lực đổi mới sáng tạo các mô hình, hoạt động ở thư viện, nâng cao văn hóa đọc cho học sinh.

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.