Báo động tình trạng thả diều gây mất an toàn lưới điện tại Thái Nguyên

Liên tiếp nhiều vụ việc người dân thả diều làm mắc vào hệ thống lưới điện quốc gia
Liên tiếp nhiều vụ việc người dân thả diều làm mắc vào hệ thống lưới điện quốc gia
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Thời gian vừa qua tại địa bàn tỉnh Thái Nguyên, đặc biệt là tại thị xã Phổ Yên, liên tiếp xảy ra nhiều vụ việc người dân thả diều làm mắc vào hệ thống lưới điện quốc gia. Những vụ việc trên gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc vận hành lưới điện và tính mạng của người dân Thái Nguyên, tuy nhiên cơ chế xử phạt đối với hành vi vi phạm này còn thiếu sức răn đe khiến cho tình trạng thả diều vi phạm hành lang an toàn lưới điện không thuyên giảm.

Nỗi nhức nhối của ngành điện

Đến thị xã Phổ Yên những ngày này, không khó bắt gặp nhiều nhóm người dân cả già cả trẻ đang tụ tập thả những con diều đủ loại kích cỡ, thậm chí có những con diều to, cứ có gió là người dân mang ra thả dẫn tới sự cố do diều ngày càng gia tăng với quy mô cũng lớn hơn nhiều. Người chơi còn dùng cả sợi dây diều có bện sợi kim loại, điều này không những gây nguy hiểm cho đường lưới điện mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người chơi.

Không chỉ ở khu vực thị xã Phổ Yên, tại nhiều địa phương khác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, thú chơi diều của người dân cũng ngày càng gia tăng như huyện Phú Bình, TP Sông Công, TP Thái Nguyên… đe dọa lớn tới an toàn hành lang lưới điện. Đã có những trường hợp diều bay vướng vào đường dây điện đang vận hành gây ra chập điện, cháy nổ, làm hư hỏng thiết bị điện lưới mà nghiêm trọng hơn là gây mất điện cả khu vực, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh của người dân.

Chuyển tải Đông Bắc phối hợp chính quyền địa phương thu giữ diều vi phạm

Chuyển tải Đông Bắc phối hợp chính quyền địa phương thu giữ diều vi phạm

Để nâng cao ý thức trong nhân dân cũng như nhằm giảm thiểu các vụ sự cố về điện do diều gây ra, Truyền tải điện Đông Bắc 3 đã đẩy mạnh việc tuyên truyền về hậu quả của việc thả diều gần đường dây điện bằng nhiều hình thức như phát tờ rơi, tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, ký cam kết bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp giữa đơn vị quản lý với chính quyền và người dân địa phương, lắp Camera quan sát và lập nhóm công tác kiểm tra hiện trường ngăn chặn, nhắc nhở người dân chơi thả diều gần khu vực đường dây... Tuy nhiên đến nay, tình trạng thả diều gây mất an toàn lưới điện vẫn tiếp diễn, gây ảnh hưởng ngành điện, đời sống sản xuất và sinh hoạt, gây bức xúc trong đời sống dân sinh, đặc biệt với những doanh nghiệp sản xuất quy mô lớn.

Sức răn đe chưa đủ lớn!

Có thể thấy, việc chơi thả diều ở Thái Nguyên đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân nên không thể thay đổi một sớm một chiều nếu chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền và nhắc nhở như thế này. Nghị định 14/2014/NĐ-CP và Nghị định 134/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc thả diều, vật bay gần công trình lưới điện cao áp có khả năng gây sự cố lưới điện là hành vi bị nghiêm cấm và bị xử phạt từ 1–5 triệu đồng. Tuy nhiên, chế tài xử phạt này còn quá nhẹ, không đủ sức răn đe, trong khi thiệt hại do diều gây sự cố là rất lớn. Mặt khác, việc xử phạt rất khó khăn vì người thả diều không bao giờ nhận diều của mình khi gây ra sự cố và cũng chưa có quy định diều phải đăng ký xác nhận chủ sở hữu.

Thực tế, thời gian gần đây, sự cố lưới điện do các trường hợp thả diều gây ra ngày càng gia tăng nhưng chính quyền tỉnh Thái Nguyên vẫn chưa có biện pháp xử lý kiên quyết, triệt để. Nhiều trường hợp diều bay vướng vào đường dây điện đang vận hành gây ra chạm, chập điện, cháy nổ nhưng việc xử lý của chính quyền địa phương chưa đủ cứng rắn dẫn đến hiện tượng "nhờn luật". Tình trạng này khiến nhiều người đặt câu hỏi liệu chính quyền địa phương tỉnh Thái Nguyên đã ra tay xử lý quyết liệt hay chưa?​​ Trò chơi dân gian vốn được nhiều người yêu thích này tại Thái Nguyên tới bao giờ mới không trở thành mối nguy hiểm cho ngành truyền tải điện và cho chính người dân Thái Nguyên?

Trên thực tế, tại nhiều địa phương khác, thả diều gần lưới điện cũng từng là nỗi nhức nhối của ngành điện song nhờ có sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền, tình trạng này đã nhanh chóng thuyên giảm, trả lại an toàn cho đường lưới điện quốc gia. Ngày 3/6/2022, UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành quyết định số 11/2022/QĐ – UBND về quản lý, đảm bảo an toàn lưới điện cao áp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế của công tác quản lý bảo vệ hành lang lưới điện cao áp trên địa bàn tỉnh, trong đó có nội dung nghiêm cấm thả diều, vật bay trong khoảng cách 1000 mét tính từ lưới điện cao áp.

Cùng với sự vào cuộc trên diện rộng ở tất cả các địa phương tại Thái Nguyên, quyết liệt kiểm soát việc chơi thả diều, vật bay gần đường dây điện, trạm điện, tăng cường kiểm tra, tuyên truyền tới người dân thì nạn thả diều gần đường dây điện tại địa bàn tỉnh đã nhanh chóng giảm bớt.

Từ bài học kinh nghiệm trên, chính quyền tỉnh Thái Nguyên cũng cần xử lý quyết liệt hơn nữa và thực hiện các biện pháp để ngăn chặn triệt để hiện tượng người dân chơi thả diều gần khu vực lưới điện nguy cơ gây sự cố, góp phần nâng cao chất lượng vận hành hệ thống điện quốc gia trên địa bàn tỉnh. Chỉ có như vậy mới có thể bảo đảm an toàn đối với công trình lưới điện quốc gia và tính mạng cho chính người dân trên địa bàn tỉnh, hướng đến một tương lai không có sự cố lưới điện do diều, đảm bảo cung cấp điện ổn định, chất lượng phục vụ đời sống nhân dân, đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, góp phần thu hút đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Thái Nguyên một cách bền vững.

Thời gian gần đây, sự cố lưới điện do các trường hợp thả diều gây ra ngày càng gia tăng nhưng chính quyền tỉnh Thái Nguyên vẫn chưa có biện pháp xử lý kiên quyết, triệt để và đủ cứng rắn dẫn đến hiện tượng "nhờn luật".

Tin cùng chuyên mục

Từ năm 2025, sản xuất, sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng bị xử lý thế nào?

Từ năm 2025, sản xuất, sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng bị xử lý thế nào?

(PLVN) - Theo Luật sư Diệp Năng Bình, từ năm 2025 trở đi nếu cá nhân, tổ chức nào sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng được xem là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy vào tính chất và mức độ của hành vi mà chủ thể vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự và bồi thường thiệt hại (nếu có).

Đọc thêm

Vụ “phù phép” giấy ủy quyền tại Gò Vấp (TP Hồ Chí Minh): Khởi tố công chứng viên để điều tra hành vi “thiếu trách nhiệm”

Khu đất trong vụ án. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Cơ quan CSĐT Công an TP HCM cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Duy Thức, Công chứng viên (CCV) Văn phòng Công chứng (VPCC) Đầm Sen (VPCC này nay đã đổi tên) để điều tra hành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Nguyễn Duy Thức bị xác định thực hiện công chứng Hợp đồng ủy quyền sai quy trình theo Luật Công chứng dẫn đến hậu quả là 2 đối tượng (đã bị tuyên án) thực hiện hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với số tiền 15,7 tỷ đồng.

Sai phạm kéo dài trong tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Sai phạm kéo dài trong tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ
(PLVN) - Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa công bố Kết luận thanh tra (KLTT) về thực hiện công vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), cung cấp dịch vụ công (CCDVC) cho người dân và DN tại Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), giai đoạn 15/6/2021 - 30/11/2023.

Vụ kiện liên quan thu hồi đất tại Thanh Hóa: TAND cấp cao tại Hà Nội thông báo thụ lý phúc thẩm

Nhà Đại đoàn kết xây năm 2006 là nơi ở của bà Mai. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - TAND cấp cao tại Hà Nội mới có Thông báo thụ lý vụ án hành chính số 540/2024/TBTL-HC thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm vụ khởi kiện quyết định hành chính về quản lý đất đai do bà Trần Thị Mai (ngụ phường Hải Châu, TX Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa) kháng cáo toàn bộ với Bản án hành chính sơ thẩm 232/2024/HC-ST ngày 20/9/2024 của TAND tỉnh Thanh Hóa.

Hành vi xúc phạm, bôi nhọ người khác trên mạng xã hội sẽ bị xử lý như thế nào?

Luật sư Lê Thị Thùy.
(PLVN) - Bạn Quốc Tuấn (Hải Phòng) hỏi: Tôi và một đồng nghiệp có xảy ra mâu thuẫn. Người đồng nghiệp này đã đăng tải những lời lẽ xúc phạm danh dự, nhân phẩm của tôi lên mạng xã hội. Hành vi này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tinh thần cũng như cuộc sống, công việc của tôi. Xin hỏi, hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên mạng xã hội sẽ bị xử lý như thế nào?

Cà Mau: Thiếu sót trong xây dựng, bồi thường, tái định cư một số dự án

Cà Mau: Thiếu sót trong xây dựng, bồi thường, tái định cư một số dự án
(PLVN) - Thanh tra tỉnh Cà Mau vừa ban hành Kết luận thanh tra 30/KL-TT (KLTT) về việc thanh tra các dự án, hạng mục công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh. Theo KLTT, một số chủ đầu tư các dự án có hạn chế, thiếu sót như: UBND tỉnh; Sở NN&PTNT; Ban Quản lý dự án (BQLDA) công trình xây dựng Cà Mau; BQLDA công trình NN&PTNT; Ban ODA và NGO; BQLDA xây dựng công trình giao thông Cà Mau; Trung tâm Phát triển quỹ đất Cà Mau; UBND huyện Ngọc Hiển, UBND TP Cà Mau, UBND huyện Năm Căn.

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo
(PLVN) - Sau khi tiếp nhận công văn gửi kèm đơn của bà Nguyễn Thị Vân Khánh (ngụ phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm) có nội dung phản ánh Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Chi nhánh quận Hai Bà Trưng ra quyết định ngăn chặn không phù hợp pháp luật, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội mới có chỉ đạo.