Bảo đảm tiến độ và tính khả thi của văn bản

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng điều hành phiên họp
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng điều hành phiên họp
(PLO) - Trong 2 ngày (27 - 28/7), Chính phủ đã họp phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật, thảo luận về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh trong 6 tháng đầu năm 2015, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2015; Báo cáo về công tác tổ chức, triển khai Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư năm 2014; đồng thời nghe và thảo luận 9 dự án luật và pháp lệnh.
Lùi trình 03 dự án luật
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2015, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc quyết liệt công tác soạn thảo, trình các dự án luật, pháp lệnh và ban hành văn bản quy định chi tiết. 
Hiện có 5 dự án luật, pháp lệnh đã được Chính phủ cho ý kiến, thông qua; 11 dự án được Chính phủ cho ý kiến tại Phiên họp chuyên đề tháng 7; 1 dự án trình Chính phủ cho ý kiến về định hướng lớn; 1 dự thảo nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 712/2013/UBTVQH13 ngày 16/12/2013 về việc ban hành biểu mức thuế suất thuế tài nguyên đã được gửi Phiếu xin ý kiến thành viên Chính phủ trong tháng 7. 
Còn lại có 03 dự án xin lùi thời hạn trình gồm:  Luật Biểu tình, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ; trong đó Luật Báo chí (sửa đổi) sẽ trình vào cuối năm.
Trong 6 tháng đầu năm 2015, các Bộ, cơ quan ngang Bộ cũng đã tích cực triển khai nhiệm vụ xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành theo thẩm quyền. Theo yêu cầu, các Bộ, cơ quan ngang Bộ phải trình 178 văn bản, gồm 155 văn bản nợ đọng quy định chi tiết 34 luật, pháp lệnh đã có hiệu lực và 23 văn bản quy định chi tiết 04 luật sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2016. 
Tuy nhiên, đối với 155 văn bản quy định chi tiết các luật đã có hiệu lực, đến nay mới ban hành được 53/155 văn bản, đạt 34,19%. Đối với 23 văn bản quy định chi tiết 04 luật sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2016, hiện các Bộ, cơ quan ngang Bộ đang tích cực nghiên cứu soạn thảo để trình cấp có thẩm quyền ban hành, bảo đảm có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của luật.
Chỉ ra nhiều hạn chế liên quan đến công tác xây dựng pháp luật, trong đó có việc phải điều chỉnh Chương trình; xin lùi một số dự án luật; trong số 155 văn bản quy định chi tiết các luật đã có hiệu lực, đến nay mới chỉ ban hành được 53 văn bản, số lượng văn bản quy định chi tiết nợ đọng còn rất lớn…, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ tập trung khắc phục những hạn chế, yếu kém còn tồn tại trong công tác xây dựng pháp luật, bám sát các nhiệm vụ trọng tâm trong 6 tháng cuối năm 2015, trong đó có trình Chính phủ xem xét, thông qua 3 dự án luật, pháp lệnh để trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội là Dự án Luật về Hội; Dự án Luật Báo chí (sửa đổi), Dự án Pháp lệnh Quản lý thị trường.
Tiếp tục phối hợp với các cơ quan của Quốc hội chỉnh lý các dự án luật đã được Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 9 và chuẩn bị các dự án luật trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 10 tới đây; thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy định chi tiết;…
Song song việc bảo đảm tiến độ xây dựng các luật, pháp lệnh, các văn bản quy định chi tiết, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành cần đặc biệt chú ý tới công tác phối hợp, tới chất lượng, tính hợp hiến, hợp pháp, tính khả thi của các dự án luật, pháp lệnh, các văn bản quy định chi tiết. Yêu cầu Bộ Tư pháp tiếp tục thực hiện tốt khâu thẩm định, thẩm tra để bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính khả thi của các dự án luật, pháp lệnh cũng như các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh.
Chuyên nghiệp hóa, xã hội hóa mạnh mẽ hoạt động đấu giá tài sản
Trong số 9 dự án luật và pháp lệnh được Chính phủ thảo luận tại phiên họp có Dự án Luật Tiếp cận thông tin; Dự án Luật Ban hành quyết định hành chính; Dự án Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế (sửa đổi); Dự án Luật Đấu giá tài sản...
Thảo luận về Dự án Luật Tiếp cận thông tin, các thành viên Chính phủ đã tập trung vào một số phương án liên quan đến phạm vi điều chỉnh của luật; phạm vi thông tin cơ quan có trách nhiệm cung cấp theo yêu cầu; về các chủ thể có trách nhiệm cung cấp thông tin;… 
Các thành viên Chính phủ thống nhất cho rằng, việc xây dựng Dự án Luật Ban hành quyết định hành chính là xây dựng khuôn khổ pháp lý chung cho việc ban hành quyết định hành chính thông qua việc quy định các nguyên tắc, trình tự, thủ tục cơ bản của việc ban hành quyết định hành chính nhằm bảo đảm tính hợp pháp, hợp lý, khả thi của quyết định hành chính, tính minh bạch, công khai, khách quan của quá trình ban hành quyết định hành chính và tính chuyên nghiệp của nền hành chính hiện đại.
Đối với Dự án Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế (sửa đổi), các thành viên Chính phủ cho rằng, Dự án Luật phải đáp ứng được yêu cầu thể chế hóa các quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về đối ngoại, đặc biệt là chủ trương chủ động, tích cực hội nhập quốc tế. 
Đồng thời nội dung của luật phải đơn giản, dễ hiểu, khả thi, phù hợp với luật pháp quốc tế và các luật liên quan; kế thừa, hoàn thiện và phát triển những quy định của Luật Điều ước quốc tế hiện hành; đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật; có tham khảo pháp luật các nước;…
Cho ý kiến về Dự án Luật Đấu giá tài sản (gồm 7 chương, 77 điều), các thành viên Chính phủ cho rằng Dự án Luật được ban hành sẽ tạo cơ sở pháp lý ổn định, thống nhất, lâu dài theo hướng chuyên nghiệp hóa, xã hội hóa mạnh mẽ hoạt động đấu giá tài sản; nâng cao chất lượng đội ngũ đấu giá viên cũng như chất lượng hoạt động đấu giá tài sản; thúc đẩy dịch vụ đấu giá tài sản phát triển trong hệ thống các ngành, lĩnh vực dịch vụ theo cơ chế thị trường,…
Tại phiên họp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình bày Báo cáo về công tác tổ chức, triển khai Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư với các nội dung cụ thể liên quan đến công tác triển khai hướng dẫn thi hành Luật; việc triển khai rà soát, tập hợp và công bố điều kiện đầu tư kinh doanh; công tác hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin quản lý hoạt động đăng ký doanh nghiệp và đăng ký đầu tư; những vướng mắc trong quá trình triển khai 2 luật này;… 
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng tình với các nội dung được nêu trong Báo cáo về công tác tổ chức, triển khai Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư, trong đó có các kiến nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đối với Chính phủ; đề nghị các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục quan tâm triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả hai luật này trên thực tế.

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu Đỗ Thị Lan phát biểu tại phiên họp.

Cân nhắc quy định về thời hạn giấy phép khai thác khoáng sản

(PLVN) - Theo Đại biểu Quốc hội, quy định về thời hạn khai thác và gia hạn thời hạn khai thác như dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản là chưa phù hợp với chủ trương của Trung ương và Tổng Bí thư, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về cải cách hành chính, tháo gỡ vướng mắc, giảm chi phí thời gian cho doanh nghiệp và chưa phù hợp với quy định về đầu tư.

Đọc thêm

Lãng phí là lực cản sự phát triển của đất nước

Đại biểu Nguyễn Hữu Thông. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) -  Theo các đại biểu Quốc hội, nếu chúng ta chống lãng phí thành công như chống tham nhũng thời gian qua thì đất nước nhất định sẽ vững vàng bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Thủ tướng công tác tại Trung Quốc: Tiếp tục nâng tầm vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình.
(PLVN) -  Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, hôm nay - 5/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8, dự Hội nghị Cấp cao chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc đến ngày 8/11 theo lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường.

Sửa đổi Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam: Tạo điều kiện để sĩ quan phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang trình bày tờ trình dự án Luật. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) -  Việc sửa đổi Luật Sĩ quan (LSQ) Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, đặc biệt là tăng tuổi công tác, góp phần hoàn thiện chế độ chính sách với SQ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện để SQ phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống.

Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -   Ngày 4/11, tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội, các Đại biểu đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong công tác xây dựng thể chế thời gian qua; đồng thời kiến nghị nhiều giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của đất nước trong thời gian tới.

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.