Băn khoăn về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - Các chuyên gia, doanh nghiệp đã đưa ra những góp ý thiết thực đối với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 154/2016/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.

Mức phí cố định: nên giữ hay không?

Dự thảo quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp gồm mức phí cố định cộng với phí biến đổi. Trong đó, phí cố định được là 2 triệu đồng/năm còn phí biến đổi phụ thuộc vào khối lượng và mức độ độc hại của chất thải.

Theo nhận định của Phòng Thương  mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) sau khi tổng hợp ý kiến của các chuyên gia và doanh nghiệp, quy định này sẽ dẫn đến việc một số cơ sở sản xuất (quy định tại Điều 2.2 của Dự thảo) dù không xả bất kỳ một giọt nước thải nào ra môi trường cũng phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.

Khoản 2 Điều 148 Luật Bảo vệ môi trường quy định mức phí bảo vệ môi trường được quy định dựa trên 3 cơ sở: khối lượng chất thải, quy mô tác động đến môi trường; mức độ độc hại của chất thải; sức chịu tải của môi trường.

“Các tiêu chí này chỉ phù hợp với phần phí biến đổi, mà không phù hợp với phần phí cố định. Phần chi phí cố định không phản ánh bất kỳ một tác động nào đến môi trường. Nói cách khác, việc đưa phần phí cố định vào công thức tính tại dự thảo này là không phù hợp với quy định của Luật Bảo vệ môi trường” – VCCI viết trong văn bản góp ý gửi Bộ Tài chính.

Do đó, cộng đồng doanh nghiệp đề nghị bỏ phần phí cố định ra khỏi tính phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp.

Mức phí biến đổi: tính trên cơ sở nào?

Theo quy định tại Dự thảo, mức phí biến đổi được tính dựa trên khối lượng và loại chất ô nhiễm trong chất thải. “Điều này sẽ dẫn đến hệ quả là một doanh nghiệp sẽ vẫn phải nộp phí bảo vệ môi trường kể cả khi họ xử lý nước thải đến mức sạch như chất lượng nước uống dành cho người, bởi trong nước uống vẫn có một lượng nhất định các chất gây ô nhiễm dù hàm lượng rất nhỏ ở mức cho phép” – các chuyên gia nhận định.

Trong việc quản lý chất lượng nước, có hai loại quy chuẩn là quy chuẩn nước mặt và quy chuẩn nước thải. Quy chuẩn nước mặt được coi là phản ánh ngưỡng an toàn tự nhiên của chất lượng môi trường xung quanh. Nếu nước thải của một doanh nghiệp có chất lượng tốt hơn quy chuẩn nước mặt tức là nước thải này không gây tác động xấu đến môi trường nơi tiếp nhận. 

Ví dụ, một doanh nghiệp xả thải ra một con sông ở khu vực B2. Nước thải của doanh nghiệp có chất lượng hoàn toàn tương đương với chất lượng nước của con sông đó thì không thể gây ô nhiễm cho nước sông và không nên tính phí trong trường hợp này. Tuy nhiên, theo quy định của dự thảo, giả sử với lưu lượng nước thải 1000m3/ngày thì doanh nghiệp vẫn phải nộp phí ở mức 171,55 triệu đồng mỗi năm.

Do đó, các chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp cho rằng, cần nghiên cứu điều chỉnh công thức tính mức phí biến đổi trong đó cho phép trừ đi khối lượng các thông số tính phí tương ứng với các thông số này tại quy chuẩn nước mặt. Theo đó, nếu một doanh nghiệp xử lý nước thải tốt, đạt quy chuẩn nước mặt thì sẽ không phải nộp phí bảo vệ môi trường. Còn nếu chất lượng nước thải của doanh nghiệp có thông số ô nhiễm vượt quá chất lượng nước mặt thì sẽ phải chịu phí trên phần vượt quá này.

Hơn nữa, quy định này sẽ khiến số tiền phí bảo vệ môi trường phải nộp phụ thuộc vào địa điểm xả thải. Doanh nghiệp ở khu vực B2 sẽ phải nộp số tiền thấp hơn doanh nghiệp ở khu vực A1 dù có chất lượng và khối lượng nước thải giống hệt nhau. Điều này sẽ tạo động lực để các doanh nghiệp lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy tại những nơi ít nhạy cảm về môi trường, có sức chịu tải tốt hơn, phù hợp với điểm c khoản 2 Điều 148 Luật Bảo vệ môi trường. Theo tính toán, nếu cơ sở có lưu lượng nước thải 1000m3/ngày thì sẽ tiết kiệm được 137,24 triệu đồng mỗi năm nếu xây dựng ở khu vực B2 thay vì khu vực A1.

Trong khi đó, đối với những cơ sở sản xuất có lưu lượng nước thải công nghiệp thấp (dưới 20m3/ngày) thì không cần thiết phải tiến hành đo chất lượng nước thải mà chỉ cần thu phí theo lưu lượng nước thải tương ứng với các mức tại Điều 6.2.d của Dự thảo.

Đọc thêm

Nỗ lực hơn nữa để tiếp nhận động vật hoang dã bị tịch thu từ buôn bán trái phép

Giải chạy thu hút hơn 300 vận động viên đến từ 26 quốc gia. (Ảnh: ENV)
(PLVN) - Ông Lương Xuân Hồng - Giám đốc Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã (ĐVHD) Hà Nội đã khẳng định điều này tại Giải “Chạy để cứu hộ ĐVHD” tại Việt Nam trong khuôn khổ Giải chạy “Song Hong Half Marathon” lần thứ 15 vừa được Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) phối hợp với Sporting Republic tổ chức.

Gấp rút hoàn thiện khung pháp lý về tín chỉ carbon

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Giai đoạn 2021 - 2025, Việt Nam đặt mục tiêu tạo ra 25 triệu tín chỉ carbon; là nhiệm vụ được lãnh đạo Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các Bộ, ngành triển khai thực hiện sau Hội nghị COP21 (năm 2015).

Thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng nhờ sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế

Sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế tại Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (Quảng Ninh). Ảnh: Ngọc Nga
(PLVN) - Sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế đã giúp Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh) thu về hàng trăm triệu đồng. Đây là đơn vị đầu tiên trong cả nước có giải pháp tái chế chất thải nhựa lây nhiễm bằng phương pháp hấp tiệt khuẩn hơi nước, mang lại hiệu quả về kỹ thuật, kinh tế, xã hội.

Ngày mai miền Bắc đón không khí lạnh

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, khoảng ngày 6/12 bộ phận không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh Đông Bắc Bộ, sau đó sẽ tác động đến các khu vực khác.

Thả về biển cá thể đồi mồi dứa quý hiếm

Tình nguyện viên tiến hành cứu hộ cá thể rùa xanh.
(PLVN) - Ngày 5/12, thông tin từ Đội tình nguyện viên bảo tồn rùa biển xã Vĩnh Thái (huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị) cho biết, đã tổ chức thả cá thể đồi mồi dứa về với môi trường tự nhiên.

Tạo động lực thúc đẩy giao thông phát thải thấp

Xe máy xăng cũ là nguồn phát thải lớn gây ô nhiễm không khí. (Ảnh: DĐDN)
(PLVN) - Giao thông phát thải thấp đang trở thành ưu tiên trong chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam, với mục tiêu 100% phương tiện sử dụng năng lượng xanh vào năm 2050. Theo đó, tín chỉ carbon đang trở thành một trong những giải pháp cốt lõi nhằm tạo động lực đổi mới, đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch, hướng tới một hệ thống giao thông bền vững và hiện đại.