Băn khoăn trách nhiệm hình sự của người từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Xuân- Đắk Lắk: Xu hướng trẻ hóa tội phạm ngày càng tăng
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Xuân- Đắk Lắk: Xu hướng trẻ hóa tội phạm ngày càng tăng
(PLO) - Đây là một trong những vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) quan tâm tại phiên thảo luận hội trường về Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự (BLHS) 2015 hôm qua (26/10).

Trách nhiệm thuộc người lớn

Liên quan đến khoản 2 Điều 12 của BLHS năm 2015 mở rộng phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi đối với một số tội, đa số các ĐBQH cho rằng Dự thảo Luật quy định vậy sẽ không đảm bảo tính công bằng về chính sách hình sự, tính khoa học, tính triết học. 

Theo ĐB Nguyễn Thị Xuân (đoàn Đắk Lắk), quy định này không phù hợp thực tế tình hình vi phạm pháp luật do người dưới 18 tuổi thực hiện trong thời gian qua. ĐB dẫn chứng, theo thống kê của cơ quan chức năng, từ năm 2011 đến tháng 6/2015, toàn quốc phát hiện 34.685 vụ, 59.562 người chưa thành niên (NCTN) phạm tội, riêng 6 tháng đầu năm 2016 cả nước phát hiện 2.582 vụ, 3.699 NCTN phạm tội. 

Điều này cho thấy xu hướng trẻ hóa tội phạm, nhiều vụ án hình sự về tội nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do NCTN thực hiện có chiều hướng gia tăng trong thời gian vừa qua. Mặt khác, ĐB Xuân cho rằng, quy định như Dự thảo Luật sẽ tạo kẽ hở cho các đối tượng phạm tội lợi dụng, sử dụng, lôi kéo NCTN vào thực hiện tội phạm.  

Từ phân tích trên, ĐB Xuân đề nghị sửa lại khoản 2 Điều 12 của BLHS năm 2015 như BLHS năm 1999 quy định là: “Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng” để xử lý hiệu quả hơn tình trạng người dưới 18 tuổi phạm tội.

Nêu quan điểm về vấn đề này, ĐB Nguyễn Thị Phúc (đoàn Bình Thuận) bày tỏ: “Việc cho rằng không xử lý hình sự với người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi khi phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, hiếp dâm, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là tiếp tục thực hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước là không thỏa đáng, không phù hợp”. ĐB chia sẻ, nhiều cử tri quan tâm và bức xúc về vấn đề này, cử tri cho rằng đã là pháp luật thì phải nghiêm, nếu pháp luật nhân đạo với người phạm tội thì sẽ không nhân đạo với nạn nhân của tội phạm. 

Còn ĐB Nguyễn Thị Mai Hoa (đoàn Đồng Tháp) bày tỏ đồng tình với nội dung mà Chính phủ trình và thể hiện trong Dự án Luật cũng như những lập luận mà Ủy ban Tư pháp đã thể hiện trong báo cáo thẩm tra. Vì theo ĐB Hoa, trẻ em ở tuổi 14 đến 16 thực sự là chưa hoàn thiện nhân cách, với độ tuổi này đây là giai đoạn thích nổi loạn, thích thể hiện mình và cũng là một giai đoạn rất dễ bị kích động dẫn đến những hành vi thiếu suy nghĩ. Chính vì vậy, ở tuổi này chưa đủ chín, chưa đủ khôn để quyết định những hành vi của mình. 

ĐB Hoa cũng cho rằng, chúng ta đang rất băn khoăn về vấn đề đạo đức xã hội, những ứng xử trong xã hội giữa người lớn với người lớn sẽ có những tác động đến trẻ. “Vấn đề môi trường sống xung quanh trẻ liệu đã an toàn chưa?”, ĐB đặt câu hỏi và nhấn mạnh đến trách nhiệm của gia đình, của nhà trường trong việc quản lý, giáo dục trẻ. 

Dẫn kết quả nghiên cứu của Học viện Cảnh sát nhân dân về hoàn cảnh gia đình phạm tội có đưa ra số liệu, đối với tội phạm vị thành niên thì 11% là do bố mẹ ly hôn, 29% là do bố mẹ không đáp ứng nhu cầu, 5% là do bố mẹ từ chối nuôi dưỡng và đến 45% là do bố mẹ chỉ biết kiếm tiền mà không quan tâm đến con trẻ, ĐB nhấn mạnh đến trách nhiệm của người lớn (cha mẹ, người thân trong gia đình) đối với hành vi của trẻ em, nhất là trẻ em ở độ tuổi từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi. Do đó, “chúng ta phải có những giải pháp khác và phải lắng nghe trẻ nhiều hơn. Tôi nghĩ đó là trách nhiệm của người lớn”, ĐB Hoa nói.

Nên hay không nên giám định hàm lượng ma túy?

Cho rằng không nên quy định xác định hàm lượng để quy ra khối lượng hoặc thể tích chất ma túy làm cơ sở cho việc xử lý hình sự như trong Dự thảo Luật, ĐB Nguyễn Thị Thủy (đoàn Bắc Kạn) cho rằng, khi thực hiện hành vi phạm tội về ma túy các đối tượng không cần biết, không quan tâm đến ma túy tinh chất, các đối tượng chỉ quan tâm có bao nhiêu bánh ma túy, bao nhiêu tép ma túy. 

ĐB Thủy cũng đề nghị QH cần quy định rõ vấn đề này trong luật, không để các cơ quan hướng dẫn. “Vì đây là vấn đề liên quan đến quyền sống, quyền chết của con người, liên quan đến sự an toàn của cả xã hội mà bản thân giữa các ngành tố tụng đang không có sự thống nhất. Về quan điểm cá nhân, tôi lựa chọn cách quy định như luật các nước là không tính theo hàm lượng ma túy tinh chất mới phù hợp”, bà Thủy nêu quan điểm.

Đồng quan điểm với ĐB Thủy, ĐB Phạm Huyền Ngọc (đoàn Ninh Thuận) đề nghị chỉ thực hiện giám định trong các trường hợp ma túy ở thể rắn nhưng được pha loãng thành dung dịch, ma túy ở thể lỏng được pha loãng, sái thuốc phiện, thuốc gây nghiện và thuốc tâm thần.

Tuy nhiên, xuất phát từ việc đảm bảo quyền con người trong hoạt động xét xử cùng chủ trương Bộ luật hình sự ngày càng nhân đạo, hướng thiện, giảm hình phạt tử hình…, ĐB Trương Phi Hùng (đoàn Long An) đề nghị cần giám định hàm lượng để xác định trọng lượng chất ma túy như quy định của BLHS năm 1999 và BLHS 2015.

Đọc thêm

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.