Bộ trưởng Lê Thành Long trình Quốc hội Dự thảo Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi)

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long
(PLO) - Sáng nay (21/10), Thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đã trình bày Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung 2015.

Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 được Quốc hội Khoá XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 27/11/2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2016. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 109/2015/QH13 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật này, các cơ quan hữu quan đã phát hiện và phản ánh về một số sai sót kỹ thuật, một số quy định chưa hợp lý hoặc khó áp dụng trong Bộ luật. 

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Ủy ban Tư pháp của Quốc hội chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và cơ quan hữu quan khác tiến hành rà soát tổng thể các quy định của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 (sau đây gọi là BLHS năm 2015) để phát hiện những sai sót và đề xuất phương án khắc phục nhằm bảo đảm áp dụng thống nhất BLHS năm 2015 trong thực tiễn. Kết quả rà soát đã được báo cáo các cơ quan có thẩm quyền.

Ngày 29/6/2016, Quốc hội khóa XIII ban hành Nghị quyết số 144/2016/QH13 về việc lùi hiệu lực thi hành của BLHS năm 2015 cùng với 03 luật khác có liên quan; đồng thời, bổ sung dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 2015 vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016 để trình Quốc hội khoá XIV tại kỳ họp thứ hai.

Bộ trưởng Lê Thành Long cho biết: Phạm vi sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 2015 lần này liên quan đến 141 điều của Bộ luật, gồm 18 điều thuộc Phần Những quy định chung và 123 điều thuộc Phần Các tội phạm, trong đó có 38 điều sửa đổi về kỹ thuật, 102 điều sửa đổi về nội dung quy định trong điều luật và bãi bỏ 01 điều. 

Tại kỳ họp lần này, Chính phủ xin ý kiến Quốc hội về 5 nội dung quan trọng:

Về việc sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 12 của BLHS năm 2015 liên quan đến phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi

Chính phủ nhận thấy, về cơ bản khoản 2 Điều 12 của BLHS năm 2015 đã kế thừa chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta trong việc xử lý hình sự đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội được ghi nhận trong BLHS năm 1999; đồng thời, cụ thể hóa thêm một bước theo hướng thu hẹp phạm vi xử lý hình sự đối với đối tượng này.

Tuy nhiên, có 3 trường hợp mở rộng hơn phạm vi trách nhiệm hình sự của người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi so với quy định của BLHS năm 1999; theo đó đối tượng này phải chịu trách nhiệm hình sự cả đối với tội ít nghiêm trọng và tội nghiêm trọng thuộc 03 tội danh: (1) cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; (2) hiếp dâm; (3) bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Như vậy, nhìn trong tổng thể chính sách xử lý hình sự đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì quy định này chưa thể hiện nhất quán chủ trương nhân đạo hóa trong chính sách hình sự đối với đối tượng này. 

Vì vậy, quy định tại khoản 2 Điều 12 của BLHS năm 2015 cần được sửa đổi để khắc phục bất cập này trên nguyên tắc tiếp tục kế thừa chính sách hình sự nhân đạo của BLHS năm 2015 đối với người dưới 18 tuổi, đồng thời, làm sâu sắc thêm chính sách nhân đạo và tính nhất quán trong chính sách xử lý đối với đối tượng phạm tội là trẻ em từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi trên tinh thần bảo đảm lợi ích tốt nhất cho các em. Cụ thể, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các tội danh cụ thể được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 của BLHS năm 2015. Dự thảo Luật được thể hiện theo hướng này.

Về việc bổ sung chất ma túy, cây có chứa chất ma túy mới xuất hiện vào BLHS năm 2015

Chính phủ nhận thấy, việc sử dụng quy định mang tính dự báo liên quan đến chất ma túy và cây có chứa chất ma túy vào các điều khoản của BLHS có ưu điểm là bảo đảm tính linh hoạt, kịp thời trong xử lý tội phạm ma túy nhưng có nhược điểm là không bảo đảm tính rõ ràng, minh bạch trong quy định cũng như tiềm ẩn nguy cơ lạm dụng, tùy tiện. Vì vậy, vấn đề sử dụng hay không sử dụng cũng như phạm vi sử dụng loại quy định này đến đâu cần được cân nhắc kỹ.

Qua rà soát thì thấy rằng, BLHS năm 2015 cũng đã có sử dụng quy định mang tính dự báo "các chất ma túy khác" tại các điều quy định về các tội: sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy (từ Điều 248 đến Điều 252). Riêng quy định "loại cây khác có chứa chất ma túy" thì mới chỉ được sử dụng tại 01 điều luật (Điều 247) về tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy mà chưa được sử dụng để quy định đối với các tội phạm khác về ma túy. 

Trong bối cảnh tình hình tội phạm về ma túy diễn biến phức tạp với những thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt; các loại ma túy và cây có chứa chất ma túy xuất hiện ở nước ta ngày càng đa dạng. Nếu không có biện pháp đấu tranh, xử lý mạnh mẽ, linh hoạt, kịp thời đối với các hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép các chất ma túy hoặc các loại cây có chứa chất ma túy này thì sẽ hạn chế hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội ma túy.

Vì vậy, để góp phần tăng cường công tác phòng, chống ma túy trong tình hình mới, tạo thuận lợi và chủ động hơn trong đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy thì việc sử dụng quy định mang tính dự báo đối với các chất ma túy và cây có chứa chất ma túy là cần thiết nhưng phải quy định chặt chẽ để tránh tùy tiện trong áp dụng. Trên tinh thần đó, dự thảo Luật được thể hiện theo loại ý kiến thứ nhất theo hướng bổ sung quy định mang tính dự báo "loại cây khác có chứa chất ma túy thuộc Danh mục do Chính phủ ban hành" vào 15 điểm của 15 khoản thuộc 04 điều của BLHS năm 2015 quy định về các tội: tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy (các điều từ Điều 249 đến Điều 252). 

Danh mục các chất ma túy và tiền chất đã được Chính phủ ban hành từ năm 2001 trên cơ sở Luật Phòng, chống ma túy năm 2000. Danh mục các chất ma túy và tiền chất đã được cập nhật, bổ sung liên tục vào các năm 2003, 2007, 2011 và gần đây nhất là vào năm 2013, gồm có 45 chất ma túy thuộc Danh mục I; 121 chất ma túy thuộc Danh mục II; 69 chất hướng thần thuộc Danh mục III và 41 tiền chất thuộc Danh mục IV. Các Danh mục này sẽ được tiếp tục cập nhật, bổ sung những chất ma túy mới nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống ma túy.

Về việc bổ sung quy định liên quan đến vấn đề xác định hàm lượng để quy ra khối lượng hoặc thể tích chất ma túy làm cơ sở cho việc xử lý hình sự (các Điều 248, 249, 250, 251 và 252 của BLHS năm 2015) 

Chính phủ thấy rằng, BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015 đều không có quy định về vấn đề xác định hàm lượng để quy ra khối lượng hoặc thể tích chất ma túy làm cơ sở cho việc xử lý hình sự. Do vậy, trên thực tế trong thời gian qua giữa các cơ quan tố tụng có cách hiểu rất khác nhau, không thống nhất về vấn đề xác định các chất ma túy được quy định trong BLHS và các ngành đề nghị cần quy định rõ vấn đề này trong BLHS. Vì vậy, việc bổ sung vào BLHS nội dung quy định về xác định hàm lượng để quy ra khối lượng hoặc thể tích các chất ma túy là cần thiết nhằm khắc phục tình trạng các cơ quan tiến hành tố tụng có cách hiểu khác nhau, không thống nhất về vấn đề xác định hàm lượng chất ma túy trong quá trình xử lý các vụ án về ma túy, góp phần bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong thực tiễn. 

Tuy nhiên, phạm vi quy định nội dung này đến đâu là vấn đề cần được cân nhắc hết sức thận trọng trên tinh thần bảo đảm sự hài hòa giữa yêu cầu bảo vệ quyền con người, quyền công dân và yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy, đồng thời, phải tính đến khả năng thực tế thực hiện giám định hàm lượng chất ma túy ở nước ta nhằm bảo đảm tính khả thi của quy định này.

Trong khi chúng ta chưa có đủ khả năng thực tế để thực hiện giám định hàm lượng chất ma túy trong tất cả các vụ án về ma túy thì ít nhất cũng cần ghi nhận rõ ràng trong BLHS những trường hợp cần phải xác định hàm lượng để quy ra khối lượng hoặc thể tích chất ma túy làm cơ sở cho việc xử lý hình sự mà thực tiễn hiện nay đang làm. Mặc dù phương án này chưa bảo đảm được sự công bằng tuyệt đối trong mọi trường hợp phạm tội về ma túy nhưng ở một chừng mực nhất định nó thể hiện mức độ hài hòa tương đối giữa yêu cầu bảo vệ quyền con người, quyền công dân và yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy trong một số trường hợp phạm tội về ma túy, nhất là, trong trường hợp người phạm tội có khả năng bị áp dụng mức hình phạt cao (20 năm tù hoặc tù chung thân, thậm chí là tử hình), cũng như phù hợp với khả năng thực tế thực hiện giám định hàm lượng các chất ma túy ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. 

Dự thảo Luật được thể hiện theo hướng này (loại ý kiến thứ nhất), theo đó, quy định rõ cần phải xác định hàm lượng chất ma túy thu giữ được để quy ra khối lượng hoặc thể tích chất ma túy làm cơ sở cho việc xử lý hình sự nếu thuộc một trong 05 trường hợp sau: (1) phạm tội về ma túy quy định tại khoản 4 các điều từ Điều 248 đến Điều  252 của BLHS năm 2015 (có mức phạt đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình); (2) chất ma túy ở thể rắn được hòa thành dung dịch; (3) chất ma túy ở thể lỏng đã được pha loãng; (4) xái thuốc phiện; (5) thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần. Việc bổ sung quy định này là sự ghi nhận trong BLHS thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử tội phạm về ma túy hiện nay, khắc phục cách hiểu khác nhau, không thống nhất được về vấn đề xác định hàm lượng chất ma túy giữa các cơ quan tiến hành tố tụng.

Về việc cụ thể hóa các tình tiết định tính, định lượng trong BLHS làm căn cứ để định tội hoặc định khung hình phạt trong BLHS

BLHS năm 1999 có 427 khoản, điểm trong các điều luật có quy định về các tình tiết định tính, định lượng. Với yêu cầu phải cụ thể hóa hơn nữa các tình tiết định tính, định lượng nên BLHS năm 2015 được Quốc hội thông qua đã cụ thể hóa được 375/427 khoản, điểm trong điều luật của BLHS năm 1999 có quy định tình tiết định tính, định lượng (chiếm khoảng 83,6%), trừ các tội thuộc Chương XIII- Các tội xâm phạm an ninh quốc gia và Chương XXV- Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân và trách nhiệm của người phối thuộc với quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu. 

Việc lượng hóa cụ thể các tình tiết định tính, định lượng trong BLHS có ưu điểm là làm tăng tính minh bạch, rõ ràng và thuận lợi cho việc áp dụng nhưng cũng có nhược điểm là không bao quát được hết các trường hợp, nhất là khi có sự đan xen giữa các yếu tố định lượng ví dụ, sự đan xen giữa các loại thiệt hại do các tội phạm gây ra (tính mạng, sức khỏe, tài sản) hoặc các mức độ xả thải gây ô nhiễm không khí, nguồn nước hoặc các loại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự; ... và dễ bị lạc hậu so với thực tiễn. 

Để khắc phục một cách toàn diện, triệt để những bất cập, mâu thuẫn trong quy định của BLHS về các mức định lượng cụ thể thì cần phải rà soát, sửa đổi một khối lượng khá lớn các điều khoản có liên quan của BLHS năm 2015 (riêng về tỷ lệ tổn thương cơ thể sẽ liên quan đến khoảng 80 điều của Bộ luật) và có những vấn đề rất khó thống nhất về tiêu chí chung để quy định nhằm bảo đảm tính thống nhất.

Do vậy, tinh thần chung là tiếp tục duy trì số lượng các điều khoản đã được cụ thể hóa trong BLHS năm 2015; đồng thời vẫn phải chấp nhận khả năng BLHS có những quy định mang tính định tính, ví dụ như: các tình tiết về hậu quả (nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng) hoặc tình tiết về số lượng (lớn, rất lớn, đặc biệt lớn)... trong một số trường hợp để quy định đối với một số tội danh cụ thể và Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao sẽ hướng dẫn việc áp dụng thống nhất các quy định này và phát triển án lệ.

Cụ thể, đối với các tội phạm liên quan đến vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, vật liệu nổ (Điều 304 và Điều 305) thì việc định lượng cụ thể, chi tiết đến từng loại vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự hoặc vật liệu nổ là hết sức khó khăn và không thể liệt kê đầy đủ được vì các loại vũ khí, phương tiện, vật liệu nổ này rất đa dạng, trong đó có những loại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự thuộc loại bí mật nhà nước. Do vậy, dự thảo Luật đã không quy định định lượng cụ thể các nội dung trên tại các điều 304 và 305; đồng thời Chính phủ xin báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định.

Về phạm vi sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự năm 2015

Có hai dòng ý kiến khác nhau về phạm vi sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự năm 2015.

Dòng ý kiến thứ nhất cho rằng, những sai sót của BLHS năm 2015 được phát hiện trong thời gian vừa qua khi Bộ luật chưa có hiệu lực thi hành chủ yếu là sai sót về kỹ thuật. Tổ công tác liên ngành do Ủy ban Tư pháp của Quốc hội chủ trì cùng các Bộ, ngành hữu quan đã tiến hành rà soát và về cơ bản đã thống nhất được về số lượng cũng như cách thức xử lý các sai sót này. Do vậy, để phù hợp với dung lượng thông thường của một đạo luật sửa đổi, bổ sung trong bối cảnh cùng với BLHS năm 2015 còn có 03 đạo luật khác đang được lùi hiệu lực thi hành (Bộ luật tố tụng hình sự, Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự và Luật thi hành tạm giữ, tạm giam); đồng thời để bảo đảm tiến độ trình Quốc hội dự án Luật tại Kỳ họp thứ hai (10/2016) thì phạm vi sửa đổi, bổ sung BLHS năm 2015 lần này chỉ nên dừng lại ở những điều khoản cần thiết nhất.

Cụ thể là cần khắc phục những sai sót rõ ràng về kỹ thuật, kết hợp xử lý những quy định chưa hợp lý hoặc có khả năng khó áp dụng trên thực tế nhằm có cách hiểu thống nhất BLHS năm 2015, tiếp tục góp phần đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm; đồng thời, bảo đảm ổn định nhiều quy định mang tính nhân đạo, hướng thiện của BLHS năm 2015 hiện vẫn đang có hiệu lực thi hành theo tinh thần Nghị quyết số 144/2016/QH13 ngày 29/06/2016 của Quốc hội khóa XIII.

Yêu cầu đặt ra là việc sửa đổi, bổ sung không làm ảnh hưởng đến những chính sách lớn về pháp luật hình sự đã được Quốc hội khóa XIII thông qua  và không dẫn đến phải sửa các đạo luật có liên quan hiện đang lùi hiệu lực thi hành. Còn đối với những nội dung lớn khác của Bộ luật, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến chính sách mới, đến lý luận phức tạp chưa có thực tiễn kiểm nghiệm, thậm chí cả những quy định và cách tiếp cận chưa đạt được sự đồng thuận cao trong quá trình soạn thảo, chỉnh lý, xem xét thông qua Bộ luật thì chưa nên sửa đổi, bổ sung lần này mà cần được tiếp tục nghiên cứu đầy đủ, toàn diện và thấu đáo hơn để có phương án sửa đổi phù hợp trong thời gian tới.

Theo loại ý kiến thứ hai thì không nên quá lệ thuộc vào thời hạn trình dự án Luật này mà hạn chế phạm vi sửa đổi, bổ sung BLHS năm 2015. Tinh thần chung là cần phải sửa đổi triệt để, toàn diện BLHS năm 2015. Cụ thể, ngoài những điều khoản đã được phát hiện có sai sót về kỹ thuật, các nội dung có sự bất hợp lý đã đạt được sự đồng thuận cao thì cần tiếp tục rà soát BLHS năm 2015 để phát hiện thêm và có phương án sửa đổi, bổ sung phù hợp; chẳng hạn như có thể bổ sung tội danh mới, cần xử lý triệt để các vấn đề liên quan đến trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại phạm tội hoặc tính toán kỹ hơn về tính hợp lý của việc cụ thể hóa hầu hết các yếu tố định tính trong BLHS năm 2015 thành các mức định lượng ....

Dự thảo Luật được thể hiện theo dòng ý kiến thứ nhất.

Cũng trong sáng nay, UBTP QH đã đọc báo cáo thẩm tra về Dự luật sửa đổi bổ sung Luật hình sự.

Cùng ngày, các ĐBQH cũng sẽ thảo luận tại tổ về nội dung này.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.