Bàn cách phát triển thế mạnh lúa gạo, thủy sản

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLVN) - Tại TP Cần Thơ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phối hợp UBND Cần Thơ vừa tổ chức Hội nghị đẩy mạnh tín dụng hỗ trợ DN lĩnh vực lúa gạo, thủy sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Đồng thời, UBND Cần Thơ cũng tổ chức Diễn đàn kinh tế thường niên 2023 với chủ đề “Vai trò và giải pháp liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL”.

Tại Hội nghị, bà Hà Thu Giang, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN) thông tin, các ngành lúa gạo, thủy sản là thế mạnh của vùng, có mức tăng trưởng tín dụng ấn tượng; như dư nợ ngành thủy sản đạt gần 129.000 tỉ đồng, chiếm gần 59% dư nợ thủy sản toàn quốc. Để bảo đảm sự phát triển bền vững, bà Giang nhấn mạnh, NHNN chi nhánh các tỉnh, thành tại ĐBSCL phải nắm sát hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng trên địa bàn; đặc biệt là chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, trong đó có ngành thủy sản, lúa gạo. Theo dõi sát tình hình thu mua, xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực trên địa bàn; bảo đảm hoạt động ngân hàng đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu vốn tín dụng phục vụ; không để xảy ra tình trạng ùn ứ nông sản do thiếu vốn ngân hàng…

Ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND Cần Thơ cho rằng, để phát triển lĩnh vực, ngoài vấn đề vốn ngân hàng; cần giải pháp thúc đẩy chuỗi liên kết, sản xuất, tiêu thụ và sản phẩm nông nghiệp; quan tâm đến các khâu trọng yếu là hình thành chợ đầu mối, trung tâm cung ứng nông sản hiện đại, tạo ra kênh phân phối chuyên nghiệp quy mô lớn. Đồng thời, chú trọng tiêu thụ nông sản thông qua thương mại điện tử.

Ông Nguyễn Phương Lam, Giám đốc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Chi nhánh Cần Thơ đánh giá, trong những năm qua kinh tế vùng tăng trưởng có phần ổn định nhưng đang chậm dần so với các vùng kinh tế khác; cơ cấu kinh tế không đổi trong nhiều năm qua; cần một chương trình chuyển đổi mạnh mẽ. Nông nghiệp là thế mạnh của vùng nhưng nhiều rủi ro, ít nhà đầu tư. Còn công nghiệp chế biến là lợi thế của vùng, dễ kêu gọi đầu tư, nhưng chưa được khai thác đúng tiềm năng.

Theo ông Lam, Cần Thơ cần có định hướng phát triển nông nghiệp trong Quy hoạch tích hợp, mục tiêu tổng quát của vùng đến 2030 là trở thành trung tâm kinh tế nông nghiệp bền vững, năng động, hiệu quả cao.

Các vấn đề chính mà ĐBSCL đang gặp phải là hạ tầng giao thông và logistics; lực lượng lao động có tay nghề; công nghệ chế biến thiếu những DN quy mô, đầu tư lớn; thiếu cơ chế để thúc đẩy ưu đãi, ưu tiên cho lĩnh vực cho công nghiệp chế biến.

“Cốt lõi lớn nhất hiện nay trong lĩnh vực chế biến, chúng ta chưa thu hút được các DN lớn tham gia. Thứ hai, cần phải xây dựng lộ trình rất rõ những sản phẩm nào là chủ lực và xây dựng trong một chiến lược dài hạn. Thứ ba là cần quy tụ các DN chế biến về những nơi tập trung là trung tâm chế biến, sản xuất nông sản”, ông Lam nói.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Điện lực TKV có Tân Chủ tịch

Ông Ngô Thế Phiệt - Tân Chủ tịch Tổng Công ty Điện lực TKV.
(PLVN) - Người đại diện phần vốn của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) tại nhiều công ty than lớn tại Quảng Ninh vừa được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Điện lực TKV (đơn vị trực thuộc TKV).

Xuất khẩu nông lâm thủy sản: Khả năng cán đích 54 - 55 tỷ USD

Ảnh minh họa
(PLVN) - Xuất khẩu (XK) nông lâm thủy sản (NLTS) trong tháng 9 tăng đến 22% so với cùng kỳ năm trước (CKNT), kéo kim ngạch XK chung của lĩnh vực này 9 tháng chỉ còn giảm 5,1% so với CKNT. Bộ NN&PTNT dự báo, khả năng kim ngạch XK NLTS sẽ cán đích 54 - 55 tỷ USD trong năm nay, tăng hơn 1 - 2 tỷ USD so với thực hiện năm 2022.

Đột phá giải ngân vốn đầu tư công

Giải ngân vốn đầu tư công sẽ tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế. (Ảnh minh họa - Nguồn: internet)
(PLVN) - Là động lực quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng, 9 tháng qua vốn đầu tư công (ĐTC) đã giải ngân được 51,38% kế hoạch. Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Trần Quốc Phương, chưa năm nào ĐTC vượt qua 50% kế hoạch trong 9 tháng.

Tiềm năng xuất khẩu dược liệu

Cần tăng cường khả năng chế biến sâu với dược liệu để gia tăng thị trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: internet)
(PLVN) -Thị trường dược liệu trên thế giới được đánh giá là khá tiềm năng với quy mô khoảng 200 - 300 tỷ USD. Trong khi đó, Việt Nam được đánh giá có nguồn dược liệu đa dạng. Mở thêm đầu ra cho lĩnh vực sản phẩm này đang là nhu cầu của các địa phương có thế mạnh trên cả nước.

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng được vinh danh Giải thưởng Cống hiến

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng được vinh danh Giải thưởng Cống hiến.
(PLVN) - Tại phiên thứ 2, Đại hội Công đoàn Viên chức Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 sáng 01/10, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng được vinh danh Giải thưởng Cống hiến - phần thưởng của Công đoàn Viên chức Việt Nam cho cá nhân có đóng góp xuất sắc, trong thời gian dài cho hoạt động  công đoàn của cơ quan và Công đoàn Viên chức Việt Nam.

'Gỡ khó' cho doanh nghiệp vay vốn

Hội nghị kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
(PLVN) - Sau Hội nghị kết nối ngân hàng (NH) - doanh nghiệp (DN) trên địa bàn TP Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục tổ chức Hội nghị trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nhằm đối thoại, tháo gỡ vướng mắc cho DN trong vấn đề tiếp cận vốn ngân hàng.

Quý III/2023 GDP ước tăng 5,33%, kinh tế khởi sắc

Quý III/2023, khu vực công nghiệp và xây dựng khởi sắc hơn với mức tăng 5,19% so với cùng kỳ. (Ảnh minh họa).
(PLVN) - Tổng cục Thống kê vừa công bố báo cáo tình hình kinh tế - xã hội Quý III và 9 tháng năm 2023, theo đó, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2023 ước tính tăng 5,33% so với cùng kỳ năm trước.

Thúc tiến độ cao tốc Bắc - Nam đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt

Thi công cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt.
(PLVN) -Do dự án Diễn Châu - Bãi Vọt chậm tiến độ, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã họp riêng về dự án và có “tối hậu thư” cho nhà đầu tư để đẩy nhanh tiến độ. Điều đáng nói, đây không phải là lần đầu tiên Bộ GTVT thúc tiến độ dự án này.

Cần vai trò “nhạc trưởng” của “siêu” ủy ban

Hoạt động khai thác dầu khí của PVN - một tập đoàn có doanh thu và đóng góp ngân sách nhà nước rất lớn của CMSC.
(PLVN) -Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Đỗ Thành Trung, với việc quản lý 19 tập đoàn, tổng công ty (TĐ-TCT) nhà nước, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC) cần thực hiện vai trò của người “nhạc trưởng” trong việc điều phối, huy động nguồn lực của các TĐ-TCT phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Liên kết vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ: Doanh nghiệp phải chung tay xóa 'lõi nghèo'

Phó Chủ tịch VCCI Hoàng Quang Phóng nhấn mạnh vai trò của DN trong liên kết vùng.
(PLVN) - Là vùng có nhiều tiềm năng, lợi thế, song thiếu liên kết, Trung du và miền núi Bắc Bộ (TD&MNBB) vẫn là "vùng trũng" trong phát triển kinh tế và là "lõi nghèo" của cả nước. Theo Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) Hoàng Quang Phòng, không chỉ chính quyền mà ngay cả doanh nghiệp (DN) cũng phải chung tay xây dựng một quy hoạch chung cho toàn vùng…

ADB dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm nay ở mức 5,8%

Họp báo giới thiệu Báo cáo ADO tháng 9/2023.
(PLVN) - Theo báo cáo vừa công bố của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dự kiến chậm lại ở mức 5,8% trong năm 2023 và 6,0% trong năm 2024, so với dự báo hồi tháng 4 năm 2023 lần lượt là 6,5% và 6,8%, chủ yếu do nhu cầu bên ngoài suy yếu.

Ngành Hải quan: Bảo đảm giảm 20% số lô hàng lấy mẫu phân tích, phân loại

Hoạt động nghiệp vụ của cán bộ hải quan. (Ảnh: N.Linh)
(PLVN) -Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo các cục hải quan tỉnh, thành phố chủ động xây dựng kế hoạch, giải pháp và tổ chức thực hiện bảo đảm hoàn thành chỉ tiêu “giảm 20% số lô hàng phải lấy mẫu phân tích, phân loại” nhằm tạo thuận lợi tối đa cho xuất nhập khẩu hàng hóa, tiết kiệm thời gian, chi phí.

PVN kiên định mục tiêu tăng trưởng

Dù thị trường gặp nhiều khó khăn nhưng PVN kiên định mục tiêu tăng trưởng năm 2023. (Ảnh: PVN)
(PLVN) -Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) kiên định mục tiêu tăng trưởng nhằm hoàn thành tốt các chỉ tiêu, kế hoạch được giao ngay cả trong bối cảnh khó khăn, nhiều thách thức.