Bài thuốc nhựa cây xua “con ma” bướu cổ

Bệnh bướu cổ là một trong những căn bệnh thuộc dạng “kinh niên” của người miền sơn cước, nơi thiếu muối, thiếu chất i ốt trầm trọng nên những người mắc bệnh này thường bị người vùng cao gọi là “con ma” bướu cổ. Cũng chính người Mường đã chế ra bài thuốc để chế ngự và tiêu diệt con bệnh này. 

Ngày xa xưa, bệnh bướu cổ là một trong những căn bệnh thuộc dạng “kinh niên” của người miền sơn cước, nơi thiếu muối, thiếu chất i ốt trầm trọng nên những người mắc bệnh này thường bị người vùng cao gọi là “con ma” bướu cổ.

Cũng chính người Mường đã chế ra bài thuốc để chế ngự và tiêu diệt con bệnh này. Một trong những người vẫn còn nắm giữ công thức của bài thuốc dân gian đó là ông Hà Công Thầm (75 tuổi, ngụ xóm Chiềng Châu, xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình).

Ông Hà Công Thầm (người ngồi bên trái)
Ông Hà Công Thầm (người mặc áo xanh)
“Cao niên chữa bệnh kinh niên”
Đường vào xóm Chiềng Châu tĩnh mịch trong khói sương mờ ảo. Khi chúng tôi hỏi đến vị lang y “cao niên chữa bệnh kinh niên”, người dân chỉ dẫn đến ngôi nhà sàn nằm trên một lưng chừng dốc tĩnh lặng, bình yên trong sương núi mờ ảo. Bước ra đón chúng tôi là một ông lão với vẻ mặt điềm tĩnh, giọng nói ấm, nhẹ nhàng.
Mặc dù đã 75 tuổi, nhưng vị thầy lang người dân tộc Thái này vẫn minh mẫn lắm. Những người dân nơi đây vẫn thường cho rằng ông Thầm là một “kỳ nhân” có thể chữa được căn bệnh bướu cổ, dạng cực nặng gọi là bướu cổ basedow. Đây là căn bệnh quái ác, người dân nơi đây vẫn gọi đó là con “ma bệnh”, nó nặng hơn bướu cổ bình thường là bệnh nhân đã mắc bệnh này thường bị gầy đến “trơ xương”, mắt lồi, tim đập cực nhanh và ăn bao nhiêu cũng không thể hấp thụ chất dinh dưỡng được.
Mặc dù chưa được đào tạo về y dược, y lý nhưng bằng những kinh nghiệm dân gian của mình, ông có thể chẩn đoán bệnh chính xác qua những biểu hiện bên ngoài. Theo ông, biểu hiện đầu tiên của người mắc căn bệnh này là nhịp tim tăng dần với tình trạng bệnh nặng dần, có lúc nhịp tim vượt ngưỡng 100 lần/phút, người bệnh khó thở, cáu gắt, mặt đỏ, dễ xúc động, luôn lo lắng bồn chồn, mồ hôi toát ra ướt ướt hết áo, cổ họng khô khan, cơ thể luôn khát nước nhưng uống bao nhiêu nước vẫn thấy nóng bức, ăn nhiều nhưng cơ thể lúc nào cũng trong tình trạng thèm ăn, ăn nhiều nhưng người vẫn gầy, sút cân liên tục, thậm chí có người bệnh nặng chỉ còn da bọc xương...
Còn có một số biểu hiện khác như hệ tiêu hóa bị rối loạn; tay run, đầu các ngón tay run bần bật, cơ mi trên của mắt bị co, mắt lồi, trợn trắng xóa, mi dưới phù, sưng to, da ở khu vực quanh mắt bị đổi màu, người bị bệnh nặng có thể có bị liệt mắt, mù mắt. Đặc biệt ở nữ còn có hiện tượng rối loạn kinh nguyệt, loãng xương và nhức mỏi xương khớp.
Ông Thầm lý giải căn nguyên dẫn đến bệnh bướu cổ như sau: Căn bệnh bướu cổ là do sự thiếu chất I ốt dẫn đến tuyến giáp trạng không nhận được đủ hàm lượng I ốt; từ đó dẫn đến sự rối loạn hoóc – môn, gây rối loạn sự chuyển hóa, dẫn đến việc hư hại các mô ở khu vực xung quanh tuyến giáp. Khi những hoóc môn được sản sinh ra quá nhiều mà luôn ứ đọng ở đấy, nó sẽ làm cho cục bướu phình to ở khu vực tuyến giáp, gây nên bệnh bướu cổ.  Nếu không chữa trị kịp thời sẽ làm tổn hại các mô, dẫn đến việc hấp thụ chuyển hóa các chất bị rối loạn, dần dần sẽ làm cơ thể suy nhược, có thể dẫn đến tử vong. 
Biệt dược từ nhựa cây
Theo ông Thẩm, muốn chữa triệt để căn bệnh cần biết được mầm mống, căn nguyên. Đối với bệnh bướu cổ cần dùng những cây thuốc kìm hãm sự tiết hoóc môn ở tuyến giáp. Bài thuốc gồm hơn chục loài cây trong đó có những loài cây gọi bằng tiếng dân tộc Thái: Cây Tíu, cây nhá nhặm nhài, cây đưa khoa, cây bải, cây ná tặng nài, cây tập táu, cây củm phả...
Ngoài ra còn một số loài cây mà chính ông Thầm cũng không biết tên, chỉ thấy bố ông cũng là “sư phụ” truyền lại bài thuốc chỉ mặt cây thuốc. “Tôi chỉ nhìn thấy nó là biết, chứ tên nó là gì thì tôi… chịu chết”, ông cười. 
Theo thầy lang này, hầu hết những cây thuốc trong bài thuốc nêu trên chỉ có thể mọc ở những khu vực có khí hậu ẩm ướt, và những cây thuốc này sống bằng những dưỡng chất từ những lá mục của lá cây rừng rơi xuống. Hiện nay những cây thuốc này rất hiếm, ông chỉ tìm thấy trong những cánh rừng già ở xã Mai Hịch, xã Phục Sạn (huyện Mai Châu). Mỗi lần đi hái thuốc, khi bắt gặp ông không dám nhổ cả cây mà thường chỉ dám ngắt lá, chặt thân, còn gốc để lại để cây có thể mọc lại cây con.
Sau khi hái những cây thuốc này về, công đoạn đầu tiên ông làm là rửa sạch, tuyệt đối không được thái ra mới rửa vì những cây thuốc này có rất nhiều dưỡng chất là nhựa của cây, sẽ rất dễ tan ra với nước. Khi rửa xong thì thái dài khoảng 5cm cho vào sắc thuốc. Mỗi lần chế thuốc, người bệnh phải đong hai bát con thuốc cho vào ấm, đổ nước vừa ngập, sau đó đun khoảng 30 phút rồi bắc xuống.
“Nên uống lúc nước thuốc còn đang ấm mới hiệu nghiệm nhiều. Ngày uống càng nhiều lần càng tốt, mỗi lần uống cần đun nóng lại”, lão lang này bật mí về bài thuốc dân gian. Về những điều kiêng kị, ông cho biết trong thời gian uống thuốc tuyệt đối phải tránh xa rượu và mắm tôm.
Lý giải vì sao bài thuốc này có thể “tiêu diệt” bệnh bướu cổ, ông lão cho rằng bài thuốc gồm những cây nhiều nhựa, khi uống vào sẽ ngăn lại sự tiết hoóc môn ở tuyến giáp, đồng thời sẽ dần dần điều tiết lượng hoóc môn này, kích thích các mô mới phát triển để bù lại những mô đã bị hư hại. Người bệnh nhẹ nếu chịu khó uống trong một tháng là khỏi, bệnh nặng có thể lên đến 3 tháng. “Theo tôi được biết bệnh này cũng có thể chữa được bằng thuốc Tây nhưng sau khi chữa khỏi cũng có thể tái phát, còn chữa bằng thuốc nam nếu khỏi thì sẽ khỏi vĩnh viễn”, ông lão cho biết.
Thực hư công dụng
Kiểm chứng về hiệu quả của bài thuốc, chúng tôi đã tìm đến cơ quan chức năng địa phương và được chị Hà Thị Chiên, Trạm trưởng trạm y tế xã Chiềng Châu xác nhận: “Tôi đã nghe người dân nơi đây kể nhiều về bài thuốc của ông lão Hà Công Thầm. Chính tôi cũng đã chứng kiến một vài trường hợp người dân bị bướu cổ nặng đến gầy xọp, chỉ toàn da bọc xương nhưng đã được ông chữa khỏi nhờ bài thuốc nêu trên. Nhìn nhận dưới góc độ khoa học, thiết nghĩ những bài thuốc này cần được nghiên cứu và nếu thực sự hiệu quả thì phải lưu giữ lại”.
Còn ông Vỳ Văn Phang, trưởng thôn Chiềng Châu nơi ông Thầm sinh sống cho biết: Mặc dù ông Thầm chưa từng học qua một trường đào tạo về y học chính thống, cũng không có giấy phép hành nghề của cơ quan chức năng, bài thuốc cũng chỉ toàn là những cây thuốc gia truyền, nhưng đã có những trường hợp bướu cổ đã được ông chữa khỏi. Đặt vấn đề vì chữa bệnh là một nghề đặc biệt và “sai một ly, đi một dặm”, có thể gây hại đến sức khỏe người dân thì sao?
Ông trưởng thôn trầm ngâm: “Từ xưa một số bài thuốc dân gian vẫn được các cụ áp dụng và chữa khỏi, người ở trong vùng ngàn năm nay vẫn thế và cũng vì vậy mới có những bài thuốc Nam, thuốc Đông Y. Hơn nữa ông lão cũng không trục lợi hay vòi vĩnh người bệnh nào nên cũng rất khó quản lý như ở thành phố”.
Quay trở lại tìm hiểu thông tin về việc ông lão sở hữu bài thuốc có đòi công sá, có ghi lại tên các bệnh nhân để kiểm chứng hay không, ông lão miền sơn cước cười ngất khi chúng tôi hỏi ông có nhớ tên, địa chỉ bệnh nhân nào? “Ai nhờ thì tôi giúp nên sao phải nhớ, phải ghi vào sổ chuyện đó làm gì?”, ông đáp. Được biết ông không khi nào đòi tiền công người bệnh, người lấy thuốc nếu tiếc công ông đi hái thuốc vất vả trên rừng thì có thể dúi cho ông dăm chục ngàn tiền công, chứ tuyệt đối ông không bao giờ vòi vĩnh. “Ngày nào còn có người đến nhờ thì tôi vẫn mò vào rừng sâu để lấy thuốc cứu người. Sinh ra thuốc là để chữa bệnh chứ đâu phải để canh cánh giữ trong lòng”, ông trải lòng.

Hoàng Thế Tào

Đọc thêm

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.