Gương sáng Pháp luật

Bác sĩ Khuất Thị Hải Oanh: 20 năm đồng hành cùng những số phận kém may mắn

Bác sĩ Oanh: “Nếu ta chỉ sống cho mình thì sự có mặt của mình trên đời không có chút ý nghĩa gì”.
Bác sĩ Oanh: “Nếu ta chỉ sống cho mình thì sự có mặt của mình trên đời không có chút ý nghĩa gì”.
(PLVN) - Là một trong 50 người phụ nữ có ảnh hưởng nhất Việt Nam năm 2017 trong lĩnh vực hoạt động xã hội do Tạp chí Forbes Việt Nam bình chọn, bác sĩ Khuất Thị Hải Oanh (Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng - SCDI) đã có một hành trình yêu thương và tràn đầy năng lượng suốt 20 năm qua, luôn đồng hành cùng những người yếu thế.

Tận tụy, miệt mài

Năm 2004, bác sĩ (BS) Oanh nhận bằng thạc sỹ tại London với đề tài về sức khoẻ tình dục và sức khoẻ sinh sản, được giải cao của trường. Nhưng bà Oanh chỉ muốn nhận mình là BS vì cho rằng ở vai trò này bà góp ích được nhiều hơn cho mọi người.

BS Oanh đỗ Đại học (ĐH) Y Hà Nội năm 1987, do mẹ là người đã “ép” thi vào Trường Y (ước mơ khi đó của nữ sinh là ngành sư phạm). Mẹ làm vậy bởi đã mất hai đứa con vì bệnh tật. Một anh trai của BS Oanh mất khi là cậu bé 3 tuổi. Một chị gái của bà mất ở tuổi 17.

Cha của BS Oanh là một vị tướng trong quân đội, được phong danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang. Trong số những đồng đội của ông ra đi trong chiến tranh, không ít là do sốt rét và bệnh tật. Và BS Oanh đã có những dự án phòng chống sốt rét ở Tây Nguyên, nơi người cha đã chiến đấu hơn 40 năm trước…

“Tôi mãi mãi biết ơn mẹ vì đã đưa tôi đến với ngành Y. Y khoa là sự kết hợp của khoa học, nhân văn và nghệ thuật, càng bước đi tôi càng yêu hơn cuộc sống mỗi ngày, càng tận hiến. Trong 4 năm sau khi ra trường, buổi sáng tôi làm việc ở bệnh viện, buổi chiều làm việc ở Trường ĐH Y về phương pháp dịch tễ học và y tế công cộng, có cơ hội tham gia một số dự án về sức khỏe cộng đồng. Tôi nghĩ nếu là BS, tận tụy chăm sóc bệnh nhân từng người một. Nếu triển khai chương trình y tế công cộng, chương trình có thể mang lại lợi ích cho hàng trăm, hàng nghìn người”, BS Oanh nói.

Một bước ngoặt đến với bà khi năm 2001, đơn vị bà làm việc thắng thầu cuộc đánh giá Chương trình quốc gia phòng chống AIDS. “Đây cũng là lần đầu tiên tôi tiếp xúc với những người bị xem là “tệ nạn xã hội”, như người bán dâm hay người nghiện ma túy. Cuộc đánh giá đó đã tạo ra một thay đổi lớn trong cuộc đời tôi bởi đó là lần đầu tiên tôi thực sự hiểu thể nào là bị gạt ra ngoài lề xã hội”, BS Oanh kể.

Nhờ sự giúp đỡ từ các tổ chức y tế Pháp, đã giảm thiểu tỷ lệ tử vong ở những người nhiễm HIV. Cùng với đó, các nhân viên y tế vận động bệnh nhân tuân thủ liệu trình điều trị và vượt qua sự kỳ thị. Bà Oanh chia sẻ, chính những người bà quen biết, từng là những người ngoài lề xã hội có mong muốn thay đổi cuộc sống bất chấp nghịch cảnh; đã đưa bà miệt mài đi tiếp trên con đường này. BS Oanh còn thường xuyên tư vấn về chính sách với người nghiện ma túy tại Việt Nam.

Ghi nhận những đóng góp, Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã công nhận BS Oanh là “Lãnh đạo trẻ toàn cầu năm 2009”. Trước đó, năm 2007, bà Oanh còn được biết đến là người sáng lập Diễn đàn Xã hội dân sự hợp tác phòng chống AIDS (VCSPA), tập hợp các tổ chức cộng đồng từ khắp mọi miền đất nước để cùng nhau chống lại AIDS và bảo vệ quyền các nhóm ngoài lề xã hội; với sự tham gia của gần 400 tổ chức cộng đồng trên khắp cả nước, gồm: Các nhóm tự lực của những người sử dụng ma túy, người bán dâm, người nhiễm HIV, người đồng tính, người chuyển giới,…

Bác sĩ Oanh bên những đồng nghiệp quốc tế.

Bác sĩ Oanh bên những đồng nghiệp quốc tế.

Mỗi năm một lần, diễn đàn do bà Oanh sáng lập trở thành một “ngôi nhà”, mà tại đó, tất cả mọi người đều được chào đón. Năm 2010, BS Oanh thành lập SCDI, tổ chức phi lợi nhuận, phi chính phủ, với trọng tâm trao quyền và tạo ra môi trường thuận lợi để những mảnh đời kém may mắn trong xã hội có cơ hội như những người bình thường, sống và cống hiến cho xã hội. SCDI đã tiếp cận và giúp cải thiện điều kiện thể chất, tâm lý xã hội, kinh tế của hàng ngàn người nghiện ma túy, người nhiễm HIV, đồng tính, chuyển giới; con của những người kể trên, phạm nhân, trẻ mồ côi, người vô gia cư… trên 40 tỉnh thành cả nước.

Không chỉ sống cho riêng mình

Sức mạnh nào để người phụ nữ dáng vóc bé nhỏ ấy luôn tràn đầy năng lượng, làm những việc nhiều người e ngại hoặc quay lưng? BS Oanh chia sẻ, khi 25 tuổi, bà phải nằm viện vì căn bệnh tương tự như bệnh đã cướp đi chị gái của bà. Đó là một bệnh tự miễn dịch hiếm gặp và các BS không biết phải điều trị thế nào. Bà đứng trước bờ vực của cái chết.

Lúc ấy, bà không sợ chết mà chỉ nghĩ, chúng ta cố gắng kiếm nhiều tiền hơn, ăn ngon hơn, mặc đẹp hơn, ở nhà to hơn, nhưng một ngày nào đó chúng ta cũng sẽ chết. Và bằng một cách nào đó, bà đã vượt qua cửa tử.

Từ trải nghiệm đó, bà nhận ra, nếu ta chỉ sống cho mình thì sự có mặt của mình trên đời không có chút ý nghĩa gì, đã khiến bà cố gắng sống vượt ra ngoài bản thân mình. Theo cách bà Oanh gọi, đó là “vượt ra ngoài lớp da của mình”.

Trong vòng 9 năm qua, một trong số những việc mà SCDI đã làm là chương trình cứu sốc tại cộng đồng. Và chính những người đã từng chết đi sống lại với ma tuý được đào tạo để sử dụng Naloxone cứu những người quá liều heroin.

Đơn cử như “Hiệp sỹ chống sốc” Hà Quang Hiệp (Hải Phòng), một người khuyết tật, nghiện heroin từ năm 17 tuổi, đã từng bị bắt vài lần. Lần cuối, anh Hiệp được trả về nhà là để chết, vì anh Hiệp có HIV và bị lao ngoài phổi không được điều trị. Bây giờ anh Hiệp đang khỏe mạnh vì được điều trị ARV và methadone.

Trong vòng 6-7 năm qua, anh Hiệp đã tham gia cứu gần 500 người khỏi chết vì sốc thuốc. Và anh Hiệp đã tìm được tình yêu của đời mình. SCDI đã tổ chức đám cưới cho họ vào tháng 11/2019. Ai cũng hạnh phúc như người thân trong gia đình mình.

Niềm hạnh phúc của BS Oanh là nhìn thấy cuộc đời của mọi người thay đổi, những con người ủ dột trở nên vui vẻ, hạnh phúc.

Bác sĩ Oanh tham gia vận động cho Quỹ toàn cầu về phòng chống AIDS, Lao, Sốt rét.

Bác sĩ Oanh tham gia vận động cho Quỹ toàn cầu về phòng chống AIDS, Lao, Sốt rét.

“Có rất nhiều bạn sau khi điều trị ARV đã quên mất là mình là người có HIV và hằng ngày chỉ nhớ mỗi việc là đến giờ uống thuốc. Mọi người cũng lấy chồng, sinh con đẻ cái, rồi các con họ cũng lần lượt vào đại học như tất cả nhiều gia đình khác. Mình chứng kiến nhiều lắm và thấy điều ấy rất kỳ diệu. Thế nên, nếu mình cứ cố thêm một chút nữa, sẽ có thêm một người có cuộc sống tốt hơn, vì mỗi một cuộc đời, mỗi một con người đều đáng giá và trân quý”, BS Oanh tâm sự.

Trong chặng đường đó, bà Oanh cho hay đã gặp bao nhiêu người tuyệt vời. Từ những người đoạt giải tầm cỡ thế giới cho đến những người yếu thế nhất trong xã hội, những người đã luôn luôn động viên, truyền cảm hứng cho bà. Bà cũng đã gặp hạnh phúc cuộc đời mình.

Sau một lần thất bại trong hôn nhân, từng không còn tự tin, cho đến khi bà gặp người đàn ông mà sau này trở thành chồng bà. Ông là bác sỹ người Pháp, làm việc cho Tổ chức Y tế thế giới. Bà Gill Lever, Chủ tịch Câu lạc bộ Phụ nữ Quốc tế Hà Nội (HIWC) từng bày tỏ: “Một phụ nữ tài năng, thông minh và nhiều hoài bão như BS Oanh có thể lựa chọn bất kỳ con đường sự nghiệp nào. BS Oanh có thể chọn lối để đến với của cải hay địa vị. Nhưng thay vì thế, BS Oanh đã chọn một con đường đầy khó khăn và thử thách bằng cách đảm đương nhiệm vụ cải thiện cuộc sống của những người đang sống bên lề xã hội”.

Những giải thưởng của BS Khuất Thị Hải Oanh

Năm 2005 là người Việt Nam đầu tiên được lựa chọn cho chương trình đào tạo lãnh đạo “Người đồng hành thế giới” (World Fellows) của ĐH Yale.

Năm 2009 được bình chọn là “Nhà lãnh đạo trẻ toàn cầu” bởi Diễn đàn Kinh tế Thế giới.

Năm 2012 là Chủ tịch Hội đồng Đại diện của APCASO, một mạng lưới khu vực châu Á - Thái Bình Dương hoạt động trong lĩnh vực HIV, sức khỏe và quyền con người.

Năm 2017 được chọn làm đại diện cho xã hội dân sự ở các nước đang phát triển trong Hội đồng Điều hành của UHC2030 - Diễn đàn toàn cầu về Bao phủ Chăm sóc Sức khỏe Toàn dân (UHC), đồng thời là thành viên của Nhóm Cố vấn Cơ chế Tham gia của Xã hội Dân sự vào UHC2030 (CSEM). CSEM hiện có hơn 1.000 thành viên ở 100 nước.

Năm 2014 nhận giải thưởng Dedonder Clayton 2014 trong lĩnh vực nghiên cứu về HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm do Giáo sư Francoise Barre-Sinoussi (nhà khoa học đoạt giải Nobel Y học do tìm ra virus HIV) và Viện Pasteur Paris trao tặng.

Năm 2016 nhận giải thưởng “Tầm nhìn 2016” - Câu lạc bộ Phụ nữ Quốc tế Hà Nội (HIWC).

Năm 2017 được bình chọn là 1 trong 50 người phụ nữ có ảnh hưởng nhất Việt Nam do Tạp chí Forbes bình chọn.

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Mai Lương Khôi dự hội nghị triển khai công tác của Cục Thi hành án dân sự TP. Hồ Chí Minh

Thứ trưởng Mai Lương Khôi dự hội nghị triển khai công tác của Cục Thi hành án dân sự TP. Hồ Chí Minh

(PLVN) - Ngày 12/12, Cục Thi hành án Dân sự (THADS) TP HCM tổ chức hội nghị triển khai thực hiện chỉ tiêu nhiệm vụ theo dõi THADS, theo dõi thi hành àn hành chính năm 2025 và ký kết quy chế phối hợp liên ngành trong công tác THADS tại TP. HCM. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi dự, chỉ đạo hội nghị và chứng kiến lễ ký kết.

Đọc thêm

184 luật cần sửa đổi, bổ sung khi tinh gọn bộ máy

Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh
(PLVN) -  Chiều 11/12, tại TPHCM, phát biểu tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP. HCM, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết: Bộ Tư pháp đang được Chính phủ giao rà soát toàn bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo Nghị quyết 18- NQ/TW

TP.Hồ Chí Minh: Tập trung hơn nữa nguồn lực cho công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế

Lễ kí kết Chương trình phối hợp công tác về tăng cường hợp tác trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công tác Tư pháp trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2025 - 2030 giữa Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Chủ tịch UBND TP. HCM
(PLVN) - Chiều 11/12, Đoàn Công tác Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, Uỷ viên Ban chấp hành TW Đảng dẫn đầu đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP.Hồ Chí Minh về nâng cao hiệu quả phối hợp công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác tư pháp và thi hành án dân sự trên địa bàn Thành phố.

Hết sức cần thiết hình thành thiết chế luật sư công

Thạc sĩ Đỗ Thu Hương. (Ảnh PV)
(PLVN) -  Trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay, việc hình thành thiết chế luật sư công là hết sức cần thiết và nên được sớm thông qua trong lần sửa đổi, bổ sung Luật Luật sư sắp tới.

Công tác Thi hành án dân sự 2024: Giải pháp đột phá từ những địa bàn trọng điểm

Cưỡng chế THADS tại TP.Hồ Chí Minh, ảnh Cẩm Tú
(PLVN) -Số lượng biên chế giảm, trong khi lượng án tăng cả về việc, về tiền và tính chất phức tạp tăng cao ở nhiều thành phố lớn. Tuy nhiên, khắc phục khó khăn, năm 2024, các cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) ở những địa bàn trọng điểm đã thực hiện nhiều giải pháp, góp phần quan trọng đưa công tác THADS toàn quốc vượt chỉ tiêu đề ra.

Đề xuất thời gian tham gia bồi dưỡng chuyên môn của đấu giá viên ít nhất 8 giờ/năm

Đề xuất thời gian tham gia bồi dưỡng chuyên môn của đấu giá viên ít nhất 8 giờ/năm
(PLVN) -Đây là vấn đề đáng chú ý tại Dự thảo Thông tư quy định về chương trình khung của khóa đào tạo nghề đấu giá, cơ sở đào tạo nghề đấu giá; tập sự và kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá; chương trình, nội dung và tổ chức bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ của đấu giá viên; hướng dẫn lựa chọn tổ chức hành nghề đấu giá tài sản; biểu mẫu trong lĩnh vực đấu giá tài sản do Bộ Tư pháp xây dựng.

Cân nhắc kéo dài thời hạn thực hiện Nghị quyết 09

Toàn cảnh cuộc họp.
(PLVN) -Ngày 10/12, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng đã chủ trì cuộc họp thẩm định dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) năm 2025.

Bộ Tư pháp thăm dò ý kiến đối với các sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành

Bộ Tư pháp thăm dò ý kiến đối với các sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành
(PLVN) - Thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Tư pháp và Quy chế Bình xét, công bố các sự kiện nổi bật hàng năm của ngành Tư pháp (ban hành kèm theo Quyết định số 2972/QĐ-BTP ngày 22/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp), để có cơ sở đánh giá, bình chọn 10 sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành Tư pháp, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức thăm dò dư luận đối với các sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành.

Cần thiết xây dựng đội ngũ luật sư công đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế

Luật sư Nguyễn Hưng Quang phát biểu tại Hội thảo "Hợp tác quốc tế trong thu hồi tài sản tham nhũng theo công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng và kinh nghiệm đối với Việt Nam". Ảnh: noichinh.vn
(PLVN) - Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, vai trò của một đội ngũ luật sư trong nước đáp ứng khả năng tham gia vào quá trình tư vấn và hỗ trợ Chính phủ trong giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan là vô cùng quan trọng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Báo Pháp luật Việt Nam đã phỏng vấn Luật sư Nguyễn Hưng Quang, Luật sư điều hành Văn phòng Luật sư NHQuang&Cộng sự, Phó Chủ tịch Hội Luật Quốc tế Việt Nam (VSIL), Chủ tịch Trung tâm hoà giải thương mại quốc tế Việt Nam (VICMC) .

Lớp học thầy giáo Di nơi cổng trời xứ Thanh

Thầy Di tận tình sửa từng con chữ cho bà con.
(PLVN) - Khi màn đêm buông xuống, các bản làng miền biên viễn xa xôi của huyện Mường Lát chìm dần trong bóng tối, cũng là lúc tiếng đọc bài của những học sinh đặc biệt có độ tuổi trải dài từ 20-50 tuổi ở bản Khằm II, xã Trung Lý vang lên tại điểm trường Tiểu học Khằm II. Đó là lớp học thầy giáo Di, một thầy giáo mang quân hàm xanh nơi cổng trời biên giới Việt- Lào xứ Thanh…

Canada: Đội ngũ luật sư Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật

Một nhóm luật sư Canada đang họp bàn công việc - Ảnh minh hoạ prepareforcanada.com
(PLVN) -Canada theo đuổi hình thái nhà nước dân chủ hiện đại và sử dụng số lượng lớn luật sư (LS) trong các cơ quan công quyền, nhưng đội ngũ LS làm việc trong nhánh hành pháp lại có vị trí và vai trò tương đối đặc biệt, bởi họ còn đại diện cho chế độ quân chủ đứng đầu là Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị và ủy quyền cho đại diện của mình là Toàn quyền Canada.

Xây dựng đội ngũ luật sư công Việt Nam: Cần trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng từ cọ sát thực tế

Xây dựng đội ngũ luật sư công Việt Nam: Cần trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng từ cọ sát thực tế
(PLVN) - Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng , việc xây dựng đội ngũ luật sư công hỗ trợ Chính phủ giải quyết các t ranh chấp phát sinh từ việc tham gia một số quan hệ quốc tế là rất quan trọng. Trước những yêu cầu, tiêu chuẩn khắt khe của quốc tế, việc đào tạo đội ngũ luật sư công không chỉ dừng lại ở trau dồi kiến thức chuyên sâu mà còn cần rèn luyện thêm nhiều kỹ năng nhờ tăng cường cọ sát thực tế.

Mô hình mới trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật

Cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 6/12, Đoàn Luật sư TP Hà Nội tổ chức Hội thảo: “Mô hình mới trong công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý”. Đồng chủ trì Hội thảo là Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư Đào Ngọc Chuyền cùng 2 Phó Chủ nhiệm Đoàn là luật sư Nguyễn Văn Hà và luật sư Nguyễn Xuân San.