“Bác sĩ hoa súng” của những người bị K

Chị Phạm Thị Cẩm Bào rơi nước mắt khi nhắc đến những ngày đã qua
Chị Phạm Thị Cẩm Bào rơi nước mắt khi nhắc đến những ngày đã qua
(PLO) -Là một bệnh nhân bị ung thư (K) nhưng mỗi ngày chị Cẩm Bào luôn chọn cho mình một niềm vui bằng cách giúp đỡ những bệnh nhân ung thư khác. Ngày ngày, chị vẫn làm “bạn” với thuốc men, hóa chất, dây truyền nhưng chưa khi nào chị ngơi hát Bài ca Hy vọng. 

Đối mặt với ung thư

Tháng 4/2017, đến Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, tôi đi tìm một bệnh nhân ung thư nhưng sống một cuộc đời lạc quan, vui vẻ và luôn sẵn lòng chia sẻ, động viên, hỗ trợ, giúp đỡ những người đồng bệnh.

Chị là Phạm Thị Cẩm Bào (42 tuổi, sống tại Hà Nội) một trong những bệnh nhân ung thư mà hầu như người nhà và bệnh nhân nào ở Khoa nội I – Bệnh viện Ung bướu Hà Nội cũng biết đến và đặt cho chị biệt danh là “bác sĩ hoa súng”. 

Đón tôi ở cửa khoa, chị Bào dẫn tôi vào phòng của bệnh nhân Hà – một nữ bệnh nhân trẻ mắc bệnh ung thư phổi. Chị bảo Hà mới nhập viện sau khi về nhà được 10 ngày. Ở đây, bệnh nhân nào mới nhập viện, bệnh nhân nào được bác sĩ cho về nhà chị đều nắm được. Bởi, hằng ngày hai buổi sáng - trưa chị vẫn vào đây để giúp đỡ những bệnh nhân khác các công việc như vệ sinh cá nhân hoặc hát cho các bệnh nhân nghe chẳng hạn.  

Chị Cẩm Bào là một bệnh nhân ung thư vú được phát hiện bệnh cách đây 5 năm. Khi đó, chị cũng như gia đình chưa hiểu biết nhiều về căn bệnh ung thư nói chung và ung thư vú nói riêng nên hoang mang lắm. Sau 1 thời gian trấn tĩnh, được các bác sĩ, gia đình và bạn bè động viên chị đã đối mặt với sự thật và nhập viện điều trị. Trải qua 6 đợt truyền hóa chất chị mới thấu hiểu đây thực sự là nỗi khổ trần gian với vô vàn tác dụng phụ. 

Trong thời gian truyền hóa chất chị không chỉ bị rụng tóc, mất ngủ, buồn nôn, đi đại tiện liên tục mà còn phải đi cấp cứu 13 lần. Trong đó, không ít lần gia đình phải đưa chị đi cấp cứu trong đêm với tình trạng thập tử nhất sinh. Chính trong lúc đó, chị nhận ra rằng gia đình cần chị và chị cần phải sống không chỉ cho bản thân mà còn cho những người thân của mình nữa.

Chị lao vào tìm hiểu các thông tin về bệnh ung thư vú trên mạng như học sinh tìm đọc tài liệu trước ngày thi vậy. Say mê và chăm chú. Chị tin và tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị của bác sĩ vì thế mà sức khỏe cũng như tinh thần dần ổn định. 

Cứ thế, cuộc sống của chị dù đang chìm trong thuốc men, hóa chất nhưng luôn chất chứa niềm tin, hy vọng. Sau ca phẫu thuật cắt bỏ ngực bên phải ở Bệnh viện K (cơ sở 2 xã Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội) và 25 mũi xạ trị ở Bệnh viện Trung ương Huế chị trở về cuộc sống thường nhật với những đợt tái khám định kỳ. Nghĩa là chị đã khỏi bệnh, tuy nhiên vẫn có khả năng di căn tái phát. 

3 năm sống trong yên bình, thì vào đợt tái khám đầu năm 2016 tại Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, sau những xét nghiệm chuyên sâu và hội chẩn, các bác sĩ thông báo chị bị di căn tái phát ở xương chậu phải. Do đã tìm hiểu từ trước và luôn có một tinh thần lạc quan nên chị nhẹ nhàng đón nhận kết quả trên như một lẽ tất yếu. 

Chị nhập viện và nằm liệt giường 21 ngày. Sau 21 ngày nằm liệt giường truyền hóa chất là 5 tháng ngồi xe lăn. Chị Cẩm Bào nói rằng, đó là một giấc mơ dài với những khát khao cháy bỏng. Chị khát khao được đứng dậy, được đi lại, được có sức khỏe, được về với gia đình và được tiếp tục giúp đỡ những bệnh ung thư nhân khác. 

Ngày chị tập đi những bước đi đầu tiên giống y đứa trẻ chập chững bước vào đời, khó khăn và đầy vấp ngã. Nhưng rồi chị đã bước ra khỏi được chiếc xe lăn trong nước mắt và nụ cười. Việc đầu tiên chị làm là nắm tay các bác sĩ đã điều trị cho mình và nói lời cám ơn. Quả là có ý chí và nghị lực thì không có việc gì khó. 

Đã là phụ nữ thì ai cũng nên làm đẹp cho mình cả về tâm hồn lẫn ngoại hình và nữ bệnh nhân ung thư cũng không phải là một ngoại lệ
Đã là phụ nữ thì ai cũng nên làm đẹp cho mình cả về tâm hồn lẫn ngoại hình và nữ bệnh nhân ung thư cũng không phải là một ngoại lệ

Trở thành người 'truyền lửa'

Chị Cẩm Bào nói rằng, chị là bệnh nhân ung thư đã trải qua những đau khổ, dằn vặt của người bệnh cả về vật chất lẫn tinh thần nên chị hiểu và muốn chia sẻ với những người đồng bệnh. Bằng thực tế cuộc sống của mình để chứng minh ung thư không phải là dấu chấm hết. 

Chị quan niệm, cuộc sống không tính theo cách cộng dồn tính tổng mà theo cách ta đã sống như thế nào trong những ngày đó. Vì thế mà chị Cẩm Bào sống khoa học, nhẹ nhàng và vui vẻ lắm, chị hát bất cứ đâu có thể và chọc ghẹo mọi người để có được niềm vui cho tất cả. 

Chị kể cho tôi, một ngày mới của chị bắt đầu từ 4h30 phút sáng với những bài tập thể dục nhẹ nhàng hoặc là đi bộ. Sau đó ăn sáng, sắp xếp việc nhà rồi đến Bệnh viện Ung bướu Hà Nội giúp đỡ mọi người và rồi chị lại tiếp tục công việc làm báo yêu thích của mình.

12h trưa chị quay lại bệnh viện làm việc như một “tình nguyện viên” thực thụ… Cứ thế, cuộc sống của chị luôn bận rộn với gia đình, công việc và những người bệnh - người bạn. Thật chẳng ai nghĩ chị là một bệnh nhân ung thư vú đang phải điều trị tích cực. 

Không chỉ ngày ngày vào giúp đỡ, động viên bệnh nhân, chị còn kêu gọi các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân ủng hộ bệnh nhân nghèo để họ có cơ hội được tiếp tục điều trị bệnh. Vào những ngày Lễ, Tết chị đều tổ chức các chương trình văn nghệ với những tiết mục cây nhà lá vườn. Chị còn dạy bệnh nhân học hát, vì theo chị âm nhạc là cách tốt nhất giúp xoa dịu những nỗi đau. 

“Tôi luôn nói với những người đồng bệnh rằng phải có một tinh thần, thể lực tốt thì mới có thể chiến thắng được bệnh tật. Mà muốn có được những điều đó thì phải lạc quan, yêu đời, tập thể dục và ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Quan trọng hơn cả là phải tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị của bác sĩ”, chị Bảo Cầm chia sẻ bí quyết chiến thắng bệnh tật của mình. 

Không chỉ truyền suy nghĩ tích cực, lạc quan, yêu đời mà chị còn cho rằng những bệnh nhân ung thư cũng cần phải đẹp nhất là nữ bệnh nhân. Tất nhiên cái đẹp cũng cần được hiểu theo nhiều cách khác nhau và ở từng thời điểm. 

Chị Cẩm thể hiện quan điểm của mình về cái đẹp: “Quan điểm của tôi là đã là người phụ nữ thì mình phải đẹp. Mình đẹp về tâm hồn thì mình tự tin khẳng định mình sống vui, sống khỏe, sống có ích và mình cũng làm được những công việc như bao người bình thường làm. Và để khẳng định mình hơn thì người bệnh ung cũng nên chú ý đến vẻ bên ngoài để mình trông có sức sống.

Tự tin, yêu đời để những người xung quanh, người thân của mình yên tâm chứ nếu mình buồn chán, bi lụy, không trang điểm cho mình thì bản thân mình thấy cuộc sống nặng nề và điều đó là không đáng có”. 

Nói đến đây mắt chị Cẩm Bào ừng ực nước, chị nhớ về những bệnh nhân đã tự tạo ra cho mình một cuộc sống quá nặng nề và từ giã cõi đời khi tuổi xuân còn phơi phới. Muốn chiến thắng được bệnh tật không còn cách nào khác là phải đối mặt và vượt qua nó bằng một ý chí và tinh thần vững vàng. Phần thưởng luôn dành cho những ai biết cố gắng dù khỏe mạnh hay ốm đau, bệnh tật. 

Kết thúc câu chuyện với chị Cẩm Bào, bước ra khỏi phòng bệnh, ngoảnh lại thấy ánh hoàng hôn chiếu vào khung cửa sổ làm cho căn phòng sáng rực ánh hồng. Đâu đó tiếng nhạc vút lên đoạn cao trào của Bài ca Hy vọng: “Kìa ánh sáng chân trời mới đang bừng chiếu. Bốn phương gió, mưa, buồn thương, mùa đông và mây mù sẽ tan...”. 

Tin cùng chuyên mục

Trào lưu “giảm cân thần tốc” đón Tết khiến nhiều người phải đối diện với vấn đề sức khỏe. (Ảnh: L.C)

Cẩn trọng với “giảm cân thần tốc” đón Tết

(PLVN) - Những ngày cận Tết, nhiều người có xu hướng giảm cân, để “khoe sắc” đón Xuân, diện những bộ cánh đẹp đón Tết. Vì mong muốn giảm cân nhanh chóng, mà không ít người đã khiến bản thân gặp phải rủi ro không mong muốn.

Đọc thêm

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa
(PLVN) - Trong 3 tháng đầu tiên, Trung tâm Giảm cân BVĐK Tâm Anh đã đón tiếp hơn 1.000 khách hàng, trong đó nhiều nam giới đã không còn “bụng bia” nhờ giảm cân chuẩn y khoa quốc tế.

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.