Tham dự Hội thảo có ông Phan Thanh Duy - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu; ông Lê Thanh Phong - Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long; bà Trần Thị Lan Phương - Giám Đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu; Thượng tọa Dương Quân - Phó Chủ tịch Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Bạc Liêu/Trụ trì chùa Xiêm Cán; Đại diện lãnh đạo sở, ngành, TP Bạc Liêu, các huyện…
Đại biểu tham dự Hội thảo. |
Tỉnh Bạc Liêu có 11/43 điểm du lịch tiêu biểu được Hiệp hội Du lịch ĐBSCL công nhận. Trong đó, có 9 điểm du lịch trên địa bàn TP Bạc Liêu. Bạc Liêu nổi tiếng với sản phẩm du lịch văn hóa gắn với Bản Dạ cổ hoài lang; Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ; sản phẩm du lịch gắn liền với thương hiệu Công tử Bạc Liêu; Sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh...
Ông Phan Thanh Duy - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo. |
Phát biểu tại Hội thảo, ông Phan Thanh Duy - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết, Hội thảo định hướng phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh một lần nữa khẳng định giá trị của mục tiêu phát huy sức mạnh cộng đồng, giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa địa phương, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, cảnh quan tự nhiên. Qua đó, góp phần phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới phù hợp với chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp và mục tiêu xây dựng ngành du lịch tỉnh nhà - một trong 5 trụ cột phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Hội thảo nhằm định hướng để du lịch nông thôn Bạc Liêu có cách làm phù hợp, đổi mới, sáng tạo. Nhằm tăng tính hiệu lực và hiệu quả trong quản lý, kinh doanh, phát triển du lịch nông thôn theo hướng bền vững phù hợp với tiềm năng, lợi thế của từng địa phương trên địa bàn tỉnh.
Qua Hội thảo, các chuyên gia tư vấn du lịch, các doanh nghiệp du lịch, lữ hành quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện và hợp tác đầu tư cùng với Bạc Liêu để khai thác phát triển hiệu quả du lịch nông nghiệp gắn với nông thôn mới…
Ông Lê Thanh Phong - Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long thảo luận, bàn các giải pháp nhằm định hướng phát triển du lịch nông thôn Bạc Liêu thời gian tới. |
Tại Hội thảo, các chuyên gia, doanh nghiệp du lịch, Lữ hành, Ban quản trị Chùa Xiêm Cán… thảo luận, bàn các giải pháp nhằm định hướng phát triển du lịch nông thôn trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu trong thời gian tới như: Khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch nông nghiệp, nông thôn; Thúc đẩy phát triển loại hình du lịch nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Bạc Liêu trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Đồng thời, định hướng phát triển sản phẩm du lịch nông nghiệp nông thôn để thu hút các công ty lữ hành kết nối tour, tuyến về Bạc Liêu. Thông qua đó, tạo sự lan tỏa khởi nghiệp trong du lịch nông nghiệp nông thôn nhằm tạo động lực phát triển, thu hút đầu tư mới và phát triển các ngành kinh tế quan trọng của Bạc Liêu….
Bà Trần Thị Lan Phương - Giám Đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu, phát biểu tại Hội thảo. |
Phát biểu kết thúc Hội thảo, bà Trần Thị Lan Phương - Giám Đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu cho rằng, hiện du lịch nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh còn nhiều khó khăn, hạ tầng kinh tế chưa phát triển tương xứng, nhận thức của người dân còn hạn chế. Tại Hội thảo, các chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi, bàn bạc và đưa ra nhiều giải pháp hay, hữu hiệu nhằm định hướng phát triển du lịch nông thôn của tỉnh trong thời gian tới.
Chùa Xiêm Cán được công nhận là điểm du lịch tiêu biểu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. |
“Các chuyên gia du lịch khẳng định tiềm năng phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu rất phong phú và đa dạng. Đây là những định hướng quan trọng để Bạc Liêu xây dựng kế hoạch khai thác và phát triển sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới”, bà Trần Thị Lan Phương nói.