Bác Hồ với việc phong Đại tướng cho đồng chí Võ Nguyên Giáp

(PLVN) - Bác giao bản sắc lệnh cho đồng chí Võ Nguyên Giáp: “Nhân danh Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, Bác trao cho chú hàm Đại tướng để chú điều khiển binh sĩ, làm tròn sứ mệnh mà nhân dân phó thác cho”.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến sự trưởng thành và lớn mạnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam bao nhiêu thì Người càng đặc biệt chú ý đến việc đào tạo, bồi dưỡng, trưởng thành của các tướng lĩnh trong quân đội bấy nhiêu.

Điều đó, thể hiện một cách sinh động tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc của các tướng lĩnh Quân đội Nhân dân Việt Nam đối với Bác Hồ kính yêu. Đồng thời, cũng thể hiện quan hệ tình cảm giữa Người với các tướng lĩnh rất bình dị mà cũng rất chân tình mà dường như không có khoảng cách giữa lãnh tụ tối cao với những người tướng lĩnh.

Một trong những biểu hiện tuyệt vời nhất về tình cảm giữa lãnh tụ với các tướng lĩnh đó là việc Bác Hồ phong hàm Đại tướng cho đồng chí Võ Nguyên Giáp - người “anh cả” của Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh: Tư liệu
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh: Tư liệu

Có một sự trùng hợp ngẫu nhiên hay từ chiều sâu của tâm linh  khi vào năm 1911, người thanh niên  hai mươi mốt tuổi Nguyễn Tất Thành bắt đầu cuộc hành trình đi tìm chân lý để cứu nước khỏi kiếp nô lệ, thì tại làng An Xá, Lộc Thuỷ, Lệ Thuỷ, Quảng Bình vào ngày 25 tháng 8 năm 1911 cậu bé Võ Nguyên Giáp cất tiếng khóc chào đời.

Đến hai mươi chín năm sau, vào một ngày đầu tháng 6 năm 1940, lần đầu tiên đồng chí Võ Nguyên Giáp được gặp Bác Hồ tại bờ Thuý Hồ ở Trung Quốc, lúc đó Bác Hồ với tên gọi là đồng chí Vương đã về đến Trung Quốc chuẩn bị tìm đường về nước để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

Đại tướng bồi hồi nhớ lại: “Ngay từ phút đầu, tôi đã cảm thấy như mình được ở rất gần Bác, được quen biết Bác từ lâu rồi. Con người của Bác toát ra một cái gì đó rất trong sáng, giản dị. Tôi không thấy ở Bác có gì là đặc biệt, là khác thường cả. Chỉ có một điều làm tôi chú ý lúc bấy giờ là trong câu chuyện, Bác nói thường có nhiều tiếng địa phương miền Trung. Không ngờ một người xa nước lâu năm như Bác mà vẫn giữ được tiếng nói quê hương”.

Ngày mùng 8 tháng 2 năm 1941, sau ba mươi năm bôn ba khắp năm châu bốn bể để tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam, Bác Hồ đã về Tổ quốc trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, nhà thơ Tố Hữu đã xúc động khi viết về sự kiện này như sau:

“Ôi sáng xuân nay, xuân bốn mốt

Trắng rừng biên giới nở hoa mơ

Bác về im lặng con chim hót

Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ”

Ba năm sau, vào ngày 22 tháng 12 năm 1944, theo chỉ thị của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân chính thức được thành lập tại khu rừng Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng với lực lượng ban đầu rất nhỏ bé (34 chiến sĩ) và trang bị thô sơ. Bác bảo: “ Việc quân sự thì giao cho chú Văn” (Văn là bí danh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp), đây chính là phút giây quyết định của sự nghiệp làm tướng của ông.

Tại Hội nghị quân sự lần thứ V năm 1948, Người đã nêu ra tư cách và nhiệm vụ của một người làm tướng là phải: Trí – Dũng – Nhân – Tín – Liêm - Trung. Trí là phải sáng suốt nhìn mọi việc, suy xét địch cho đúng. Tín là làm cho người ta tin mình và tin vào sức mạnh của mình, nhưng tuyệt đối không được tự mã, tự cao. Dũng là không được nhút nhát, phải can đảm, dám làm những việc đáng làm, dám đánh những trận đáng đánh. Nhân là phải thương yêu cấp dưới, đồng cam cộng khổ với họ. Đối với địch đầu hàng thì phải khoan dung. Liêm là không được tham của, tham sắc, tham danh vọng, tham sống. Trung là trung thành tuyệt đối với Tổ quốc, với Nhân dân, với cách mạng, với Đảng.

Thứ 6 ngày 28/5/1948, là một ngày đáng nhớ của Quân đội Nhân dân Việt Nam nói chúng và của cá nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói riêng, đó là ngày Chính phủ tổ chức lễ thụ phong hàm Đại tướng cho đồng chí Võ Nguyên Giáp (năm ấy ông 37 tuổi) theo sắc lệnh 110/SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày 20/1/1948.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và cụ Bùi Bằng Đoàn, Trưởng ban thường trực quốc hội, đứng hai bên bàn thờ, toàn thể nhân viên Chính phủ đứng xếp hàng phía trước.

Đúng 13h, buổi lễ bắt đầu, trong không khí trang nghiêm, Bác bước tới trước bàn thờ Tổ quốc, tay cầm bản sắc lệnh, gọi đồng chí Võ Nguyên Giáp ra đứng bên cạnh, mọi người chờ đợi nhưng chẳng thấy Bác nói gì, chỉ thấy Bác cầm mùi xoa thấm nước mắt, ai nấy đều xúc động, một số đồng chí cũng rơm rớm giữa tiếng suối ngàn cuộn chảy ầm ầm, một lúc sau Bác mới cất giọng trầm trầm:

“Các cụ ta qua bao thế hệ chiến đấu độc lập mà không thành, nhắm mắt mà chưa thấy được dân tộc tự do. Chúng ta may mắn hơn, nhưng còn phải bao nhiêu hi sinh cố gắng.

Hôm nay, việc phong tướng cho chú Giáp và các chú khác cũng là kết quả của bao nhiêu hi sinh, chiến đấu của đồng bào, đồng chí. Chúng ta phải cố gắng, phải quyết giành được độc lập tự do cho thoả lòng những người đã khuất”.

Bác giao bản sắc lệnh cho đồng chí Võ Nguyên Giáp: “Nhân danh Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, Bác trao cho chú hàm Đại tướng để chú điều khiển binh sĩ, làm tròn sứ mệnh mà nhân dân phó thác cho”.

Như vậy, từ một nhà giáo, nhà báo, nhà sử học, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã trở thành vị tướng tài ba của dân tộc Việt Nam. Được Đảng tin yêu, được Bác Hồ dẫn dắt, cả cuộc đời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là tấm gương về tinh thần “Dĩ công vi thượng” (lấy việc công, việc Đảng, việc nước, việc dân lên trên hết).

Đã 72 năm trôi qua kể từ sự kiện lịch sử đó, và cũng là năm thứ 7 Đại tướng Võ Nguyên Giáp đi gặp Bác và các vị cách mạng tiền bối, nhưng tấm gương, nhân cách của Đại tướng mãi mãi in đậm trong trái tim mọi người dân Việt Nam - vị tướng của nhân dân.

Đọc thêm

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dâng hưởng tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dâng hoa tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: TTXVN
​
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 131 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2021), 110 năm Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 - 5/6/2021), sáng nay, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thành kính dâng hương tưởng nhớ, tri ân vị lãnh tụ vô vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam.

Trồng cây kỷ niệm nhân ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trồng cây kỷ niệm nhân ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) - Sáng nay (19/5), Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đã tổ chức lễ trồng cây kỷ niệm nhân 131 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 – 2021), tại công trình “Xây dựng mới Trung tâm xét nghiệm Y khoa TP HCM” cụm y tế xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh, TP HCM.

Nhiều triển lãm kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Cán bộ, chiến sĩ Lực lượng vũ trang TPHCM tham quan triển lãm tại đường Đồng Khởi. Ảnh: hcmcpv.org.vn
(PLVN) - Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn TP Hồ Chí Minh cho biết, từ nay đến hết ngày 11/6/2021, TP tổ chức trưng bày các triển lãm theo chủ đề để kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2021) và kỷ niệm 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 - 5/6/2021).

Sức sống bất diệt của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc

Chủ tịch Hồ chí Minh-người khởi xướng, xây dựng và hết lòng chăm lo khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Ảnh: báo Đảng Cộng sản Việt Nam
(PLVN) - Thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam đã chứng minh sức sống của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc. Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc và việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc của Người là cống hiến đặc sắc, có giá trị lý luận và giá trị thực tiễn hết sức quan trọng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh - thần tượng của những người làm báo

Chủ tịch Hồ Chí Minh - thần tượng của những người làm báo
(PLVN) - Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nhận xét: “Sự ứng xử linh hoạt của Hồ Chí Minh trong giao tiếp ngoại giao đã trở thành những câu chuyện huyền thoại”. Điều này được thể hiện rõ qua cách Người giao tiếp với truyền thông trong nước và quốc tế. 

Đề cao việc phát huy vai trò, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu

Ảnh tư liệu
(PLVN) - Tại phiên họp ngày 7/5/2021, Bộ Chính trị kết luận sau khi nghe Ban Tuyên giáo Trung ương báo cáo kết quả 5 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khoá XII "Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" (Chỉ thị 05) và ý kiến của các cơ quan liên quan.

Trưng bày hình ảnh, tư liệu chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”

 Đại biểu tham quan triển lãm. Ảnh: QĐND
(PLVN) - Qua nội dung trưng bày “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” khẳng định Chủ tịch Hồ Chí Minh – Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới là linh hồn, là ngọn cờ chói lọi, lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đoàn kết một lòng, chiến đấu anh dũng, viết nên những trang sử vẻ vang nhất của Tổ quốc ta. 

Sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW: Nhiều chuyển biến tích cực trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng

Sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW: Nhiều chuyển biến tích cực trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng
(PLVN) -  Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh Phú Thọ đã tổ chức Hội nghị Sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; sơ kết công tác xây dựng Đảng quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2021. 

75 năm bức thư chúc mừng Giáng sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Tình cảm còn mãi trong tâm hồn mỗi giáo dân

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện thân mật với các đại biểu tôn giáo trong Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1960 (Nguồn ảnh: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, Tài liệu ảnh giai đoạn 1954 - 1985).
(PLVN) - Ngày 25/12/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bức thư chúc mừng đồng bào Cơ đốc giáo nhân ngày Giáng sinh. 75 năm đã trôi qua từ bức thư đó, nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh về khoan dung tôn giáo vẫn sáng ngời, để từ đó sự thống nhất, đoàn kết gắn bó bền chặt giữa tôn giáo với dân tộc ngày càng sâu đậm, tạo thành nguồn sức mạnh to lớn, góp phần vào chiến thắng chung của dân tộc.