Ba phương thức tuyển sinh của trường Đại học kinh tế Quốc dân

Ba phương thức tuyển sinh của trường Đại học kinh tế Quốc dân
(PLVN) - Xét tuyển thẳng theo quy chế của Bộ GD&ĐT, xét tuyển theo kết quả tốt nghiệp THPT 2020 và xét tuyển kết hợp là những phương án tuyển sinh của trường Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2020.

Theo PGS.TS Bùi Đức Triệu - Trưởng phòng Quản lý đào tạo trường Đại học kinh tế Quốc dân cho biết, phương án tuyển sinh của trường cơ bản giữ ổn định như năm 2019. Trường có sự mở rộng phạm vi và tăng chỉ tiêu với đối tượng xét tuyển theo phương thức kết hợp xét hồ sơ và điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Năm nay, trường dự kiến tuyển 5.800 chỉ tiêu.

Cụ thể, về xét tuyển thẳng theo quy chế của Bộ GD&ĐT, trường dự kiến 5% chỉ tiêu. Nhà trường sẽ có thông báo chi tiết theo từng đối tượng tuyển thẳng.

Với hình thức xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020 chỉ tiêu dự kiến khoảng 60%. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào dự kiến 18 điểm (gồm điểm ưu tiên). Điểm trúng tuyển xác định theo ngành/chương trình. Không có chênh lệch điểm giữa các tổ hợp xét tuyển. Trường không áp dụng thêm tiêu chí phụ trong xét tuyển.

Và phương thức xét tuyển kết hợp, sẽ gồm 05 đối tượng, cụ thể như sau: 

- Đối tượng 1: Thí sinh đã tham gia vòng thi tuần cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” trên Đài truyền hình Việt Nam và có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020 của tổ hợp bất kỳ trong các tổ hợp xét tuyển của Trường đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào trở lên (dự kiến 18 điểm gồm điểm ưu tiên).

- Đối tượng 2: Thí sinh có Chứng chỉ quốc tế SAT từ 1200 điểm trở lên hoặc ACT từ 26 điểm trở lên và có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020 của tổ hợp bất kỳ trong các tổ hợp xét tuyển của Trường đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào trở lên (dự kiến 18 điểm gồm điểm ưu tiên).

- Đối tượng 3: Thí sinh có Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế đạt IELTS 5.5 trở lên hoặc TOEFL ITP 500 trở lên hoặc TOEFL iBT 46 trở lên và có tổng điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020 của 02 môn (Toán và 01 môn bất kỳ trừ môn Tiếng Anh) đạt từ 14 điểm trở lên gồm điểm ưu tiên.

- Đối tượng 4: Thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương (hoặc có giải khuyến khích kỳ thi học sinh giỏi quốc gia) các môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, tiếng Anh và có tổng điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020 của 02 môn (Toán và 01 môn bất kỳ trừ môn thí sinh đạt giải /nếu thí sinh đạt giải môn Toán thì thay bằng môn khác môn Toán) đạt từ 14 điểm trở lên gồm điểm ưu tiên.

- Đối tượng 5: Thí sinh là học sinh giỏi 05 học kỳ 3 năm THPT các lớp hệ chuyên thuộc trường chuyên của tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương hoặc của các trường đại học và có tổng điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020 của 02 môn (Toán và 01 môn bất kỳ) đạt từ 14 điểm trở lên gồm điểm ưu tiên.

Những năm qua thí sinh diện xét tuyển kết hợp của trường vẫn được coi là tuyển thẳng. Tuy nhiên, theo PGS.TS Bùi Đức Triệu xét tuyển kết hợp không phải là tuyển thẳng, cách hiểu như vậy là không chính xác. 

Tuyển thẳng là diện được quy định theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT, còn xét tuyển kết hợp là phương thức xét tuyển kết hợp giữa xét hồ sơ và điểm thi tốt nghiệp THPT. Về nguyên tắc là xét từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu. 

Những năm qua do số lượng hồ sơ dự tuyển xét tuyển kết hợp luôn thấp hơn chỉ tiêu phân bổ khá lớn, nên gần như các thí sinh nộp hồ sơ đều trúng tuyển 100% (có thể chỉ trúng nguyện vọng 2,3…). Năm nay do mở rộng phạm vi, đối tượng xét tuyển nên tỷ lệ đó có thể sẽ giảm, nói cách khác, xác suất trúng tuyển diện xét tuyển kết hợp sẽ thấp hơn so với các năm trước đây.

Tin cùng chuyên mục

Quang cảnh buổi Hội thảo

Đại học Nha Trang tiên phong trong việc công bố dự thảo phương hướng tuyển sinh đại học từ năm 2025

(PLVN) -  Ngày 5/11, Trường Đại học Nha Trang đã tổ chức Hội thảo “Đổi mới tuyển sinh đại học nhằm thích ứng với chương trình Giáo dục phổ thông mới”. Hội thảo có sự tham gia của lãnh đạo Sở GDĐT cùng lãnh đạo Phòng giáo dục Trung học của 5 tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Phú Yên, Ninh Thuận và Khánh Hòa.

Đọc thêm

Nhiệm vụ trọng tâm đổi mới giáo dục

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) là chuyện lớn của quốc gia, Đảng và Nhà nước luôn coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Trong “Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, ngày 15/9/1945”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.

Chương trình 'Chia sẻ cùng thầy cô': Hành trình dạy - học hạnh phúc

Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” tôn vinh các thầy cô xuất sắc tiêu biểu tại những vùng khó khăn trên cả nước. (Ảnh: T.Ư Đoàn)
(PLVN) - Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam vừa công bố danh sách 60 gương thầy giáo, cô giáo tiêu biểu, xuất sắc dự chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Đây là năm thứ 10 Chương trình đồng hành lan tỏa thông điệp dạy học hạnh phúc của các thầy cô trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cần được 'nâng cấp'

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng phát biểu (Ảnh: Bộ GD&ĐT)
(PLVN) - Đề cập tới một số khó khăn, hạn chế trong tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020-2024, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT yêu cầu công tác chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cần được nâng cấp cấp độ ở tất cả khác khâu.

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp
(PLVN) - Sáng ngày 28/10/2024, tại Hội trường lớn, Khoa Kinh tế, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Kế toán - Kiểm toán góc nhìn thực tiễn”. Sự kiện thu hút hơn 500 sinh viên tham dự cùng các chuyên gia đầu ngành, mang đến cơ hội quý báu để các bạn trẻ khám phá sâu hơn về nghề nghiệp.

Xây dựng văn hóa giao thông cho học sinh: Phụ huynh cần gương mẫu trong chấp hành pháp luật

Lực lượng CSGT tuyên truyền pháp luật cho học sinh Trường THPT Việt Đức, Hà Nội. (Nguồn: THPT Việt Đức)
(PLVN) - Sau gần một tháng ra quân mở đợt cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) cho lứa tuổi học sinh, tình trạng học sinh (HS) vi phạm tại các điểm trường trên cả nước đã giảm và có sự chuyển biến tích cực. Thế nhưng, bên cạnh thay đổi tích cực từ phía HS, các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ từ phía phụ huynh lại có dấu hiệu tăng cao.

Kiên cố hóa trường lớp để nâng cao chất lượng giáo dục

Trường Trung học cơ sở Lê Lợi (xã Đắk N'Drót, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông) được “thay áo mới” nhờ chương trình kiên cố hóa trường lớp. (Nguồn: THCS Lê Lợi)
(PLVN) - Nhà nước, Chính phủ đã đặc biệt quan tâm, đã dành nhiều nguồn lực cho công việc kiên cố hóa trường học. Nhưng vì số trường học trong cả nước rất lớn - trên 53.000 trường học, trong khi đất nước nguồn lực còn hạn chế, nên việc kiên cố hóa trường học luôn cần sự chung tay của toàn xã hội.