Ba loại thuốc F0 không được tự ý sử dụng tại nhà

F0 điều trị tại nhà không được tự ý sử dụng Molnupiravir nếu không có chỉ định tư vấn của bác sĩ.
F0 điều trị tại nhà không được tự ý sử dụng Molnupiravir nếu không có chỉ định tư vấn của bác sĩ.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong Hướng dẫn quản lý tại nhà với người mắc COVID-19 cập nhật ngày 14/3, Bộ Y tế đưa ra quy định mới về các thuốc được cho phép điều trị tại nhà và cập nhật các dấu hiệu nặng cần chuyển viện ở trẻ em.

Điểm khác biệt trong bản cập nhật lần này là Bộ Y tế loại thuốc kháng viêm, kháng đông, kháng virus khỏi danh mục thuốc điều trị tại nhà.

Đây là nhóm thuốc kháng viêm corticosteroid (Dexamethasone, Methylprednisolone), thuốc kháng đông (Rivaroxaban, Apixaban) và thuốc kháng virus (Favipiravir, Molnupiravir).

Người mắc bệnh không được tự ý mua ba loại thuốc trên nếu không có chỉ định, kê đơn của bác sĩ.

Thay vào đó, hướng dẫn mới cập nhật các nhóm thuốc liên quan điều trị triệu chứng, bao gồm dung dịch bù nước và điện giải (điều trị tiêu chảy), thuốc giảm ho, dung dịch nhỏ mũi (giảm nghẹt mũi).

Như vậy, 5 danh mục thuốc được cho phép sử dụng khi theo dõi người mắc COVID-19 gồm:

- Thuốc hạ sốt (Paracetamol) cho người lớn viên 500mg số lượng đủ dùng trong 3-5 ngày, không dùng quá 4g/ngày.

Paracetamol dùng cho trẻ em tùy theo cân nặng và độ tuổi có dạng gói bột, cốm pha hỗn dịch uống hay viên 80mg, 100mg, 150mg, 250mg, 325mg, 500mg đủ dùng trong 3-5 ngày.

Người lớn dùng Paracetamol tối đa 4g (4.000mg)/ngày, trẻ em không được dùng liều quá 60mg/kg/ngày.

- Dung dịch bù nước và điện giải: Oresol, gói bù nước, chất điện giải khác.

- Thuốc giảm ho tuỳ theo triệu chứng: Thuốc từ thảo dược, thuốc giảm ho đơn thuần, thuốc giảm ho kết hợp kháng histamin đủ dùng trong 5-7 ngày.

- Dung dịch nhỏ mũi: NaCl 0,9% đủ dùng từ 5-7 ngày

- Thuốc điều trị bệnh nền theo đơn thuốc được kê đơn đang sử dụng cho người bệnh.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng lưu ý phụ huynh không xông cho trẻ em.

Theo hướng dẫn mới, các nhóm đối tượng theo độ tuổi được phân chia rõ ràng hơn, gồm 3 nhóm: trẻ dưới 5 tuổi, trẻ 5-16 tuổi và người lớn trên 16 tuổi.

Trẻ em là đối tượng được đưa lên đầu tiên trong mục Theo dõi sức khỏe người mắc COVID-19. Điều này hợp lý vì số trẻ em được tiêm ngừa vaccine chưa cao, đồng thời chương trình tiêm chủng vaccine cho trẻ từ 5 đến 11 tuổi vẫn chưa được thực hiện.

Với người lớn, các dấu hiệu nặng giữ nguyên. Với trẻ em, Bộ Y tế bổ sung thêm các dấu hiệu bất thường khác phụ huynh cần lưu ý như sau:

- Sốt: Trẻ em được xem có triệu chứng bất thường khi sốt cao liên tục trên 39 độ C không giảm khi dùng thuốc hạ sốt và chườm/lau người bằng nước ấm hoặc sốt không cải thiện sau 48 giờ.

- Mất nước: Trẻ có dấu hiệu mất nước khi môi khô, mắt trũng, khát nước, tiểu ít, tiêu chảy.

Ngoài ra, cha mẹ cần lưu ý ở trẻ dưới 5 tuổi, nôn mọi thứ là triệu chứng bất thường. Với trẻ 5-16 tuổi, người lớn cần lưu ý thêm khi con chia sẻ có cảm giác khó thở, ho thành cơn không dứt.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.