"Bà già" ở Hội An không thuộc “bệnh già sớm, già nhanh”

Sau hơn 1 tháng được các bác sĩ tại những bệnh viện lớn ở Đà Nẵng, Huế và online trực tuyến từ đầu cầu TP.HCM hội chẩn để đưa ra nhận định ban đầu về trường hợp chị Nguyễn Thị Ngọc Mai (1984, trú Cẩm Châu, TP.Hội An, Quảng Nam) - người có biểu hiện già hơn so với tuổi thật, hôm nay, BV Hoàn Mỹ chính thức công bố các kết quả chẩn đoán bệnh bước đầu của người phụ nữ này...

Sau hơn 1 tháng được các bác sĩ tại những bệnh viện lớn ở Đà Nẵng, Huế và online trực tuyến từ đầu cầu TP.HCM hội chẩn để đưa ra nhận định ban đầu về trường hợp chị Nguyễn Thị Ngọc Mai (1984, trú Cẩm Châu, TP.Hội An, Quảng Nam), người có biểu hiện già hơn so với tuổi thật, hôm nay, BV Hoàn Mỹ chính thức công bố các kết quả chẩn đoán bệnh bước đầu của người phụ nữ này.
Trường hợp không hiếm
Bệnh nhân Mai được các y, bác sĩ Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng đón nhập viện ngày 21/10 sau khi có thông tin người này bị biến thành “bà lão” (khoảng 60 tuổi) dù chỉ mới ở tuổi 27. 
Bệnh nhân cũng cho biết, từ lúc 12 tuổi (đang học lớp 5) thì chị bị ngứa ngáy, nổi mẫn đỏ khắp người. Từ đó, khuôn mặt chị dần biến dạng, sưng tấy…, càng lớn quá trình biến thành “bà lão" của chị càng nhanh.
Theo TS.BS.Trần Bá Thoại, chuyên nội tiết BV Hòan Mỹ, người trực tiếp điều trị, thăm khám cho chị Mai, ngoài dấu hiệu “da tuổi già” ở khuôn mặt, bụng, tay chân, các xét nghiệm ban đầu cũng cho thấy, thể trạng chị Mai lúc nhập viện bị suy kiệt nặng do bệnh, chế độ dinh dưỡng và các biến chứng gây lên. 
Bệnh nhân bị viêm phổi, viên phế quản dạng tắc nghẽn (COPD), rối loạn nước điện giải, thiếu đạm trong máu, thiếu protein calo (PEM), ngoài ra còn bị viêm dạ dày, tiêu hóa, hen phế quản kéo dài…  
Chị Mai (bên trái) được các BS thăm khám.
Chị Mai (bên trái) được các BS thăm khám.

Sau 3 ngày tiến hành các biện pháp bù dịch, truyền đạm, điện giải, thuốc chống dị dứng nhằm nâng cao thể trạng cho bệnh nhân, hiện sức khỏe của chị được cải thiện rõ, khuôn mặt đã bớt “già” so với những ngày đầu.

BS Thoại cũng cho biết, qua hầu hết các xét nghiệm nhận định ban đầu, đây là trường hợp mắc bệnh tế bào mast (dưỡng bào, tế bào bón), mastocytosis, một bệnh dị gen của dòng tế bào mast và các tế bào tiền thân. Biểu hiện chính của bệnh là mề day sắc tố như sần, nổi nốt, da đỏ lan rộng …
Hiện nay, bệnh được xếp loại là u tủy tăng sinh. Tuy nhiên, để kết luận chắc chắn về vấn đề này phải có 3 tiêu chuẩn chẩn đoán: sinh thiết da, sinh thiết tủy xương và các xét nghiệm balo khác. Hơn nữa, do phát bệnh trong thời gian dài, điều trị nhiều loại thuốc khác nhau nên có thể gây nhiều biến chứng do lạm dụng thuốc.
Trở lại buổi hội chẩn ngày 25/10 trước đó, sau khi thăm khám và hội chẩn, BS Nguyễn Ngọc Tuân, Phó khoa nội tiết Bệnh Viện C Đà Nẵng cho rằng, đây không phải là bệnh lão hóa già nhanh, bởi phần răng, tóc và các bộ phận trên cơ thể chị Mai (trừ da) vẫn bình thường. 
Điều này được BS Nguyễn Phúc Học, Giám độc BV 199 Đà Nẵng đồng tình và phân tích thêm, trường hợp chị Mai cũng không phải là dạng lão hóa sớm vì đã qua 27 tuổi (lão hóa sớm chết trước tuổi 20). 
Đáng chú ý, chị Mai phát hiện ra mình bị mẫn ngứa lúc 12 tuổi và cũng chỉ cảm nhận có dấu hiệu xấu ở da. Mãi đến năm 21 tuổi trở đi, da chị mới thực sự chùng, nhăn nheo…
Thời gian phát bệnh như trên không thể nhìn nhận vào khía cạnh “lạm dụng thuốc” như đã chẩn đoán, mà có thể là căn bệnh đặc biệt về da mà chúng ta cần tập trung nghiêm cứu. 
“Đây không phải là trường hợp hiếm mà trong cuộc đời làm bác sĩ, đi chữa bệnh nhiều nơi ông đã gặp phải. Có thể, vì hoàn cảnh khó khăn, vì nhận thức xã hội chưa được cao, thông tin đại chúng chưa nhắc đến, nên họ không được biết như trường hợp chị Mai”, BS Học cho biết. 
BS Học dẫn giải cụ thể một trường hợp người thân của mình, sau khi bị bệnh biến đổi trên da khiến người này già nhanh, dù đã đi chữa trị nhiều nhưng không có kết quả và đã chết.
Điều đáng nói, sau một thời gian điều trị tại BV Hoàn Mỹ, chị Mai được đưa về địa phương. Tuy nhiên, đến ngày 18/9, chị lại bị thổ huyết, ho nhiều và tái nhập viện tại BV Hoàn Mỹ. 
Qua các kết quả xét nghiệm, hội chẩn liên viện, đến ngày 23/11, các BS BV Hoàn Mỹ công bố thêm: “Bệnh nhân mắc bệnh chính mề đay mãn tính vô căn, thuộc dạng thể sốt huyết, kèm theo nhiều ban đỏ trên tay chân, thân thể. Đồng thời kèm nhiều bệnh như tác dụng phụ kéo dài và phối hợp của corticoid, rối luyện chuyển hóa protein - calo trường diễn, hen phế quản và viêm dạ dày; cùng các biến chứng: suy kiệt cơ thể nặng, teo dã mãn tính, lão hóa da mặt. Đặc biệt, bệnh nhân không mắc bệnh già sớm, già trước tuổi.
Không thể lấy lại tuổi trẻ
Vấn đề chẩn đoán bệnh chị Mai, theo BS Đồng Ngọc Khanh (phụ trách chuyên môn Tập đoàn Hoàn Mỹ) ở TP.HCM, cần có nhiều xét nghiệm, sinh thiết tủy, da…, thậm chí, chiếc lấy mẫu da gửi ra nước ngoài mới có thể có kết luận chính xác (tại Việt Nam chưa làm được). 
Ngoài ra, cần phải tính toán đến khả năng dinh dưỡng của người phụ nữ này, vì có thể cách chăm sóc lúc nhỏ, cách ăn uống khiến da bị lão hóa nhanh. 
“Cần tìm ra nguyên nhân chính rồi chúng ta mới có phương pháp điều trị thích hợp”, BS Khanh nói. 
Trong khi đó, BS ở BV Đa Khoa Đà Nẵng và các BS ở BV Hoàn Mỹ Đà Nẵng lại cho rằng, trong y học vẫn có trường hợp “điều trị thử”. Nếu cứ chẩn đoán rồi chờ thẩm định lại đúng hay sai thì bệnh nhân vẫn mỗi ngày đối diện với bệnh tật trầm trọng. 
“Có thể, sau khi tính toán ở mức độ chính xác nào đó, chúng ta tiến hành điều trị thử cho bệnh nhân Mai”, BS Trần Văn Long, Giám đốc BV Hoàn Mỹ nhấn mạnh.
Sau khi có buổi hội chẩn ngày 25/10 và tham khảo nhiều ý kiến trong hôm nay, vấn đề điều trị trước mắt được BS Long cho hay, đây là khâu phức tạp, không đơn giản và phải kéo dài mất nhiều thời gian. Bệnh viện tập trung các pháp đồ kê đơn, tiêm thuốc, truyền dịch nhằm nâng cao thể trạng cơ thể (truyền đạm, vitamin, khoáng chất), tập trung chữa lành viêm phế quản, dạ dày, tiếp tục điều trị bệnh mề đay mãn tính nhưng không dùng thuốc chữa dị ứng thuộc nhóm corticoid.
BS Long khẳng định: “Chúng ta chỉ mới có thể điều trị trên nhận định theo dõi chẩn đoán ban đầu, chứ chưa chắc chắn chị Mai sẽ trẻ lại. Sau đó, vẫn cần nhiều ý kiến đóng góp thêm của đồng nghiệp ở các bệnh viện khác nhau để làm tiền đề cho những lần hội chẩn tiếp theo”. 
BS Long cũng khuyến cáo thêm, đây không phải là bệnh hiếm gặp và có thể phát ở bất cứ thời điểm nào và bất kỳ ai. Những tổn thương có thể xuất hiện ngay khi sinh và biến mất vài tháng đầu đời, hoặc có thể khởi phát bất cứ tuổi nào. 
Khoảng 1/3 số bệnh nhân bắt đầu khởi phát tổn thương da ở tuổi trưởng thành. Vì vậy, khi có bất kỳ dấu hiệu gì nghi ngờ về dị ứng da, chúng ta cũng nên tiến hành các bước thăm khám, theo dõi, điều trị.
Vân Anh

Tin cùng chuyên mục

Việc hút thuốc lá ở độ tuổi thanh thiếu niên gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần.

Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử

(PLVN) - Thuốc lá điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ với hình thức hiện đại và hương vị đa dạng. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài “ vô hại ” ấy lại là hàng loạt nguy cơ đối với sức khỏe thể chất và tâm thần. Ths. Bác sĩ Nguyễn Thành Long, chuyên gia tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra những cảnh báo và biểu hiện giúp các bậc phụ huynh nhận biết và ngăn chặn kịp thời việc con em mình sử dụng loại sản phẩm nguy hiểm này.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.