Australia: Siết chặt nhập cư, lo thiếu lao động

Chính phủ Australia tiếp tục đưa ra biện pháp thắt chặt quy định về định cư đối với người nước ngoài
Chính phủ Australia tiếp tục đưa ra biện pháp thắt chặt quy định về định cư đối với người nước ngoài
(PLO) - Sau khi tuyên bố bãi bỏ thị thực cho phép lao động nước ngoài vào làm việc tạm thời ở Australia (visa 457), Chính phủ Australia tiếp tục đưa ra biện pháp thắt chặt quy định về định cư đối với người nước ngoài. 

“Sẽ gặp khó khăn về lao động tay nghề cao khi bỏ thị thực 457”, đó là nhận định của nhà nghiên cứu Henry Sherrell thuộc Trung tâm Nghiên cứu chính sách...

Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull cho biết, luật công dân nước này sẽ được sửa đổi, đặc biệt đối với những người nhập cư mới đến hay lao động nước ngoài ở nước này muốn trở thành công dân Australia phải trải qua bài kiểm tra quốc tịch nghiêm ngặt hơn. Bài kiểm tra sẽ tập trung nhiều hơn để xem mức độ tôn trọng đối với phụ nữ, trẻ em và có thể bao gồm cả những câu hỏi về hôn nhân vị thành niên, bạo lực gia đình… Tất cả những ai có tiền sử bạo lực gia đình hay phạm tội đều bị cấm trở thành công dân Australia. 

Quy định nghiêm ngặt

Theo dự thảo sửa đổi, các ứng cử viên cũng phải trải qua bài kiểm tra nghiêm ngặt hơn về ngôn ngữ tiếng Anh, bao gồm cả 4 kỹ năng đọc hiểu, nói, viết và nghe. Người nhập cư sau khi được cấp quy chế thường trú phải chờ thêm 4 năm nữa mới được nộp đơn xin nhập quốc tịch, thay vì cần ít nhất 1 năm như hiện nay. Nếu ứng cử viên nào không vượt qua bài kiểm tra 3 lần thì sẽ phải đợi thêm 2 năm nữa mới được thi lại. 

Chỉ vài ngày sau khi Chính phủ liên bang Australia tuyên bố bãi bỏ thị thực 457 dành cho lao động có tay nghề đến làm việc tạm thời ở nước này, Bộ trưởng Khoa học Australia Arthur Sinodinos đã bày tỏ lo ngại thiếu hụt nhân lực trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học của Australia. Nhấn mạnh đóng góp quan trọng của lao động nước ngoài trong việc phát triển khu vực an ninh mạng của Australia, ông thừa nhận chương trình thị thực 457 đã đưa được nhiều lao động giỏi với trình độ kiến thức mới, sự tài năng, hiểu biết, các mối quan hệ… từ nước ngoài vào Australia. 

Trước đó, các nhà khoa học ở Australia cũng bày tỏ lo ngại sự thay đổi chương trình thị thực 457 có thể tạo hậu quả chưa từng có cho các trung tâm nghiên cứu khoa học ở nước này khi có thể phải cắt giảm các công trình nghiên cứu. Các nhà khoa học cho rằng loại visa 457 rất quan trọng trong việc giúp tuyển mộ các giáo sư hàng đầu để đào tạo những sinh viên chưa tốt nghiệp đồng thời thúc đẩy ngành khoa học của Australia.

Các trường đại học ở Australia cũng lo sợ loại visa mới thay thế visa 457 sẽ khiến họ không thể tìm được các nghiên cứu sinh, tiến sỹ bởi thị thực mới yêu cầu phải có ít nhất 2 năm kinh nghiệm. Nhóm 8 trường đại học hàng đầu ở Australia đã gửi thư tới Thủ tướng Malcolm Turnbull bày tỏ quan ngại về sự thay đổi thị thực nhằm siết chặt lao động người nước ngoài này.

Trong thư, các trường này cho rằng việc thay thế cơ chế thị thực ưu đãi dành cho lao động có tay nghề ở nước ngoài có thể ảnh hưởng đến ngành giáo dục quốc tế vốn đem lại gần 22 tỷ AUD (16,5 tỷ USD) cho nền kinh tế Australia do giảm số du học sinh.

Hai mặt của vấn đề

Thị thực 457 là chương trình thông dụng nhất cho doanh nghiệp bảo lãnh người lao động có tay nghề ở nước ngoài đến Australia làm việc tạm thời và được chủ doanh nghiệp tại Australia bảo lãnh. 

Nhìn chung, người nhập cư tới Australia không đánh cắp việc làm, cũng không làm giảm lương của người dân bản địa. Chương trình thị thực 457 chiếm ít hơn 1% tổng thị trường lao động. Khoảng ba trong bốn người có thị thực này nói rằng họ đào tạo những người khác trong cơ quan của mình. Nhìn chung, đây là những người có tay nghề cao với mức lương 88.500 AUD, cao hơn thu nhập trung bình của người làm việc toàn thời gian trên thị trường. Thay vì loại bỏ một chương trình được coi là đe dọa việc làm của người dân Australia, chính sách mới có thể dẫn tới sự tổn hại đối với thị trường lao động. 

Là một nền kinh tế mở nhỏ, Australia dựa vào nhập cư nhiều hơn bất kỳ nước phát triển lớn nào khác trên thế giới. Hơn 28% dân số Australia được sinh ra ở nước ngoài. Loại bỏ khả năng của nhiều người di cư trở thành thường trú nhân sau một thời gian ở Australia sẽ làm cho các nhà tuyển dụng và các tổ chức khác như các trường đại học khó thu hút được nhân tài toàn cầu.

Cả hai chức danh “giám đốc điều hành” và “giảng viên đại học/nghiên cứu viên” sẽ bị hạn chế trong danh sách nghề nghiệp ngắn hạn. Điều này có nghĩa là một người đủ điều kiện để được cấp thị thực hai năm, có thể được gia hạn một lần, nhưng không đủ tiêu chuẩn để được thị thực thường trú thông thường do nhà tuyển dụng bảo lãnh, theo chương trình đề xuất của nhà tuyển dụng. 

Giả sử một người là chủ tịch của một ngân hàng lớn hoặc một công ty luật lớn và không thể cung cấp cho các giám đốc điều hành hợp đồng 5 năm do hạn chế về thị thực? Đổi mới này rất khó khăn khi các trường đại học không thể thuê được những người giỏi nhất trong lĩnh vực này, vì nghiên cứu về giáo dục đại học thực sự là một thị trường lao động toàn cầu. 

Khi các quốc gia khác bắt đầu các chính sách chống di cư, nhiều người sẽ tìm kiếm phương án thay thế. Nhìn vào New Zealand, theo báo New York Times, một công bố nhỏ của các nhà phát triển phần mềm vào đầu năm nay đã thu hút hơn 48.000 người quan tâm từ Google, Amazon, Facebook và NASA.

Thay vì lời hùng biện “Australia trên hết”, nhiều nhà phân tích đặt câu hỏi tại sao nước này không cung cấp thị thực trực tiếp cho các sinh viên tốt nghiệp tiến sĩ từ các tổ chức hội đủ điều kiện, mà lại giống như các nước khác đang gây khó khăn cho những người này trong việc tìm kiếm việc làm sau khi họ tốt nghiệp? 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.