Argentina – Anh: Lại “nóng” chuyện chủ quyền quần đảo Malvinas

Quần đảo Falklands/Malvinas cách Anh hơn 14.000 km trong khi cách Argentina 400 km và tranh chấp giữa 2 nước đã dẫn tới cuộc chiến năm 1982. Ảnh: AFP
Quần đảo Falklands/Malvinas cách Anh hơn 14.000 km trong khi cách Argentina 400 km và tranh chấp giữa 2 nước đã dẫn tới cuộc chiến năm 1982. Ảnh: AFP
(PLO) - Ngày 20/9, Tổng thống Argentina Mauricio Macri khẳng định đã sẵn sàng đối thoại với Anh về chủ quyền quần đảo tranh chấp Malvinas mà phía Anh gọi là Falklands...Tuần trước, hai bên đã thảo luận về khả năng đối thoại song phương nhằm mở đường bay trực tiếp từ các sân bay nước Nam Mỹ tới quần đảo này...

Nguồn tin của Telam - Hãng thông tấn quốc gia Argentina cho biết, trong buổi ăn trưa có mặt Thủ tướng Anh Theresa May bên lề phiên họp Đại hội đồng Liên Hợp quốc (LHQ), đang diễn ra tại New York (Mỹ), Tổng thống Macri đã chào xã giao bà May, đồng thời bày tỏ thiện chí sẵn sàng khởi động đàm phán với London về những chủ đề liên quan tới quần đảo tranh chấp trên, trong đó có vấn đề chủ quyền.

Bà May cũng nhất trí cần bắt đầu tiến hành đối thoại song phương. Hai bên nhất trí cho rằng đây là quá trình kéo dài nhiều năm nhưng việc khởi động đàm phán là dấu hiệu tốt. Tuy nhiên, ông Macri cho biết cuộc trao đổi không mang tính chính thức. 

Căng lên, chùng xuống...

Tuy vậy, chuyện tranh chấp chủ quyền quanh quần đảo Malvinas chẳng hề kết thúc dễ dàng thế mà còn đang khiến nhiều nhà quan sát băn khoăn. Bởi lẽ, chỉ 1 ngày trước khi chào xã giao Thủ tướng Anh May, Tổng thống Argentina Mauricio Macri còn khẳng định nước này sẽ tiếp tục theo đuổi việc đòi chủ quyền quần đảo tranh chấp Malvinas mà Anh gọi là Falklands.

Phát biểu với báo giới ngày 19/9 bên lề dự Khóa họp 71 Đại hội đồng LHQ, Tổng thống Macri khẳng định đây là chủ đề không thể thương lượng với London. Hiện chính quyền đang chịu nhiều sức ép trong nước, chỉ trích gay gắt việc chính phủ thỏa thuận với Anh trong hàng loạt vấn đề liên quan tới quần đảo Malvinas/Falklands. 

Trước đó, trong chuyến làm việc tới Buenos Aires mới đây của Thứ trưởng Ngoại giao Anh Alan Duncan, Tổng thống Macri nhấn mạnh hai bên cùng thảo luận về nhiều vấn đề. Ông cho biết Buenos Aires đề xuất vấn đề chủ quyền và đánh bắt hải sản, trong khi London đề xuất việc khai thác dầu khí và kết nối đường hàng không trực tiếp từ quần đảo tranh chấp tới lãnh thổ Argentina. 

Còn Ngoại trưởng Argentina Susana Malcorra bày tỏ về khả năng hai nước sẽ có những đối thoại cụ thể hơn về nhiều chủ đề, trong đó Buenos Aires ưu tiên vấn đề Malvinas và nêu rõ chưa có bất cứ lộ trình cụ thể nào giữa hai nước để tiến hành trao đổi. Bộ Ngoại giao Argentina ra thông cáo cho biết đã đạt được thỏa thuận hợp tác với London trong khai thác dầu khí, ngư nghiệp, thương mại, giao thông và vận tải hàng hải cũng như hàng không tại quần đảo tranh chấp Malvinas/Falklands. 

Tuy nhiên văn bản này đã gây phản ứng dữ dội của người dân Argentina, đặc biệt là các cựu binh từng tham chiến chống lại quân đội Anh tại quần đảo vào năm 1982. Chủ tịch lâm thời Thượng viện

Argentina Federico Pinedo, người của liên minh cầm quyền, thì khẳng định tuyên bố của Bộ Ngoại giao không phải là một hiệp định song phương và cho rằng văn bản đó không ảnh hưởng tới việc đòi chủ quyền Malvinas. 

Quan hệ giữa Argentina và Anh đã được cải thiện nhanh chóng sau khi Tổng thống Marci nhậm chức tháng 12 năm ngoái. Chuyến thăm của ông Ducan là chuyến thăm chính thức đầu tiên của một quan chức Bộ Ngoại giao Anh tới Buenos Aires trong vòng 7 năm gần đây.

Thứ trưởng Ngoại giao Alan Duncan đã có mặt tại Buenos Aires để tham dự Diễn đàn Đầu tư và Doanh nghiệp do Chính phủ Argentina tổ chức với sự tham gia của nhiều tập đoàn lớn trên thế giới cũng như quan chức đến từ nhiều quốc gia. Trên tài khoản Twitter, ông Duncan đã đăng ảnh chụp với bà Malcorra với bình luận: “Thảo luận về một giai đoạn mới, tốt đẹp hơn trong quan hệ song phương với Ngoại trưởng Argentina Susana Malcorra”. 

Trước đó, Ngoại trưởng Malcorra cũng khẳng định đang làm việc để có thể khởi động đối thoại với Anh nhằm mở lại đường bay trực tiếp tới quần đảo Malvinas/Falklands. Quan chức này cũng cho biết Argentina đang nỗ lực tiến hành đối thoại với Anh về cả những dự án thăm dò và khai thác dầu khí tại quần đảo tranh chấp này. Hiện hàng tuần có một chuyến bay của Hãng LAN Chile cất cánh từ Punta Arenas (Chile) tới Malvinas/Falklands vào ngày thứ Bảy. Hàng tháng, LAN Chile chỉ có một chuyến bay từ Punta Arenas quá cảnh tại tỉnh Rio Gallegos (Argentina) để đón khách tới quần đảo tranh chấp.

Hoạt động thăm dò dầu ngoài ngơi Falklands/Malvinas. Ảnh: Telegraph
Hoạt động thăm dò dầu ngoài ngơi Falklands/Malvinas. Ảnh: Telegraph

“Chuyện dài” thế kỷ

Quần đảo Malvinas/Falklands nằm cách bờ biển Argentina khoảng 650km và cách Anh gần 8.000km. 

Người Fuego có thể từng đến Malvinas/Falkland vào thời tiền sử, song khi được người châu Âu phát hiện thì quần đảo không có người ở. Dù đã có các tuyên bố phát hiện quần đảo này xuất hiện từ thế kỷ 16, song cuộc đổ bộ có ghi chép đầu tiên lại được cho là của thuyền trưởng người Anh John Strong vào năm 1690.

Quần đảo này vẫn không có người ở cho đến năm 1764, khi thuyền trưởng người Pháp Louis Antoine de Bougainville thiết lập cảng Port Louis trên đảo Đông Falkland. Năm 1766, thuyền trưởng người Anh John MacBride thành lập cảng Port Egmont trên đảo Saunders. Năm 1766, Pháp từ bỏ yêu sách đối với Falkland cho Tây Ban Nha, và năm sau, Tây Ban Nha đổi tên quần đảo thành Puerto Soledad.

Tranh chấp bắt đầu khi Tây Ban Nha phát hiện Port Egmont và chiếm cảng vào năm 1770 nhưng rồi tránh được chiến tranh do Tây Ban Nha hoàn trả cho Anh vào năm 1771. Hai khu định cư của Anh và Tây Ban Nha cùng tồn tại trên quần đảo cho đến năm 1774, khi nước Anh tự nguyện triệt thoái khỏi quần đảo do vấn đề kinh tế và chiến lược mới, chỉ để lại một tấm biển tuyên bố chủ quyền quần đảo Falkland nhân danh Quốc vương George III. 

Tranh chấp chủ quyền chung quanh những quần đảo nói trên có từ những năm 1820 khi mà Argentina tiếp quản những quần đảo này từ Tây Ban Nha và triển khai lực lượng quân sự đến đó. Tuy nhiên, đến năm 1883 Anh chiếm giữ những hòn đảo này và khẳng định chủ quyền tại đây. 

Trong nửa đầu thế kỷ 20, Malvinas/Falkland đóng một vai trò quan trọng trong tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Anh đối với các quần đảo cận cực và một phần châu Nam Cực. Quần đảo này cũng đóng một vai trò nhỏ trong hai thế chiến khi là một căn cứ quân sự trợ giúp kiểm soát Nam Đại Tây Dương.

Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, trận chiến trên quần đảo Falkland diễn ra trong tháng 12/1914, khi một hạm đội của Hải quân Hoàng gia Anh đánh bại một hải đoàn của Đế quốc Đức. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, sau trận sông La Plata vào tháng 12/1939, tàu tuần dương HMS Exeter của Anh bị hư hại và chạy đến quần đảo Falkland để duy tu. Sau chiến tranh, kinh tế quần đảo Falkland chịu tác động từ việc giá len suy giảm và bất xác định về chính trị do kết quả từ tranh chấp chủ quyền hồi sinh giữa Anh quốc và Argentina.

Căng thẳng âm ỉ giữa Anh và Argentina tăng lên trong nửa cuối của thế kỷ 20, khi Tổng thống Argentina Juan Perón khẳng định chủ quyền đối với quần đảo. Tranh chấp chủ quyền tăng cường trong thập niên 1960, một thời gian ngắn sau khi LHQ thông qua một nghị quyết về phi thực dân hóa và Argentina hiểu rằng điều này có lợi cho lập trường của họ. Năm 1965, Đại hội đồng LHQ thông qua Nghị quyết 2065, kêu gọi hai quốc gia tiến hành đàm phán song phương để đạt được một giải pháp hòa bình cho tranh chấp. 

Đến năm 1982, quân đội Anh và Argentina từng có cuộc giao chiến đẫm máu liên quan đến chủ quyền quần đảo Malvinas/Falklands. Cuộc chiến kéo dài 74 ngày đã làm 649 lính Argentina, 255 binh sỹ Anh và 3 dân đảo thiệt mạng. 

Chưa thể ngã ngũ...

Trong tranh chấp chủ quyền đối với Malvinas/Falkland, lập trường của Anh là nhân dân Malvinas/Falkland không biểu thị một mong muốn thay đổi, không có vấn đề chưa giải quyết liên quan đến quần đảo. Chính quyền Anh quản lý liên tục quần đảo kể từ năm 1833 (ngoại trừ một thời gian trong năm 1982) và “quyền tự quyết như quy định trong Hiến chương LHQ” của nhân dân trên quần đảo. Còn Argentina cho rằng nhân dân Malvinas/Falkland không có quyền tự quyết.

Mặc dù Argentina và Anh đã bình thường hóa quan hệ ngoại giao từ tháng 2/1990 nhưng những tranh chấp chủ quyền liên quan quần đảo trên vẫn còn tiếp diễn, thậm chí trong những năm gần tranh chấp còn trầm trọng hơn khi Anh đã tiến hành khoan thăm dò và tuyên bố phát hiện dầu khí tại khu vực này. London cũng đã tuyên bố tăng cường quân sự ở quần đảo này trước sự đe dọa của Argentina khiến tình tình càng trở nên phức tạp. 

Năm 2009, Thủ tướng Anh Gordon Brown họp với Tổng thống Argentina Cristina Fernández de Kirchner và nói rằng sẽ không có thảo luận thêm về chủ quyền đối với Malvinas/Falkland. LHQ đã ra nhiều nghị quyết yêu cầu hai nước tìm biện pháp giải quyết tranh chấp hòa bình, song Chính phủ Anh cho rằng không tồn tại tranh chấp về chủ quyền quần đảo và chỉ thảo luận với Argentina về vấn đề này khi người dân tại đây thể hiện nguyện vọng.

Tháng 3/2013, Malvinas/Falkland tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về tình trạng chính trị của mình và có 99,8% số cử tri ủng hộ vẫn nằm dưới quyền quản lý của Anh nhưng Argentina không công nhận Malvinas/Falkland là một bên trong đàm phán; do đó, bác bỏ trưng cầu dân ý về chủ quyền của quần đảo này...

Quần đảo Falkland lấy tên theo eo biển Falkland, vốn chia tách hai đảo chính của quần đảo. Thuyền trưởng người Anh John Strong khi đổ bộ lên quần đảo vào năm 1690 chọn tên gọi này nhằm vinh danh Thủ quỹ Hải quân Anh là Tử tước Anthony Cary xứ Falkland, là người bảo trợ cho hành trình. Tước hiệu của Tử tước bắt nguồn từ thị trấn Falkland, Scotland. 

Còn gọi “Malvinas” là theo tên tiếng Tây Ban Nha của quần đảo (Islas Malvinas) bắt nguồn từ tên tiếng Pháp Îles Malouines, được nhà thám hiểm người Pháp Louis Antoine de Bougainville đặt cho quần đảo vào năm 1764. 

Trong kỳ họp thứ 20 của Đại hội đồng LHQ đã quyết định rằng ngoài tiếng Tây Ban Nha thì trong toàn bộ các ngôn ngữ, tất cả tài liệu của LHQ sẽ gọi tên lãnh thổ là Quần đảo Falkland (Malvinas).

Đọc thêm

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này đánh dấu những ngày lễ quốc tế quan trọng, nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm chung trong việc xây dựng một thế giới công bằng, tôn trọng nhân quyền và bảo vệ môi trường tự nhiên.

Trường hợp khẩn cấp, công dân Việt tại Syria nên liên hệ đường dây nóng Đại sứ quán Việt Nam

Khói bốc lên trong cuộc giao tranh tại Syria. Ảnh: IRNA/TTXVN
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria đã đề nghị Syria cung cấp thông tin về công dân Việt Nam có khả năng đang sinh sống, làm việc tại Syria. Trong trường hợp khẩn cấp, công dân hãy liên hệ số đường dây nóng bảo hộ công dân +98 933 965 8252/+98 991 205 7570 (Whatsapp); hoặc Tổng đài Bảo hộ công dân của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao: +84 981 84 84 84.

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới chứng kiến nhiều sự kiện đáng buồn, từ thiên tai, tai nạn, hoả hoạn, đến tội ác nhằm vào nhà báo và bệnh dịch bí ẩn..., khiến hàng trăm sinh mạng bị cướp đi.

Đàm phán FTA giữa Khối EFTA và Thái Lan chính thức đặt dấu mốc

Đại diện các nước EFTA (Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sỹ) và Thái Lan họp trực tuyến về việc kết thúc việc đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa hai bên.
(PLVN) - Ngày 29/11/2024, Hiệp hội Thương mại Tự do châu Âu (EFTA), gồm Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ, chính thức kết thúc đàm phán với Thái Lan về Hiệp định Thương mại tự do (FTA).  Thỏa thuận này mở ra một chương mới trong quan hệ thương mại giữa hai bên, với mục tiêu thúc đẩy hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực và mang lại những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp tại cả hai khu vực.

Namibia có nữ tổng thống đầu tiên

Bà Netumbo Nandi-Ndaitwah trở thành Tổng thống thứ 5 của Namibia kể từ khi nước này giành độc lập hồi năm 1990.
(PLVN) - Ngày 3/12 (giờ địa phương), Chủ tịch Uỷ ban Bầu cử Namibia (ECN) Elsie Nghikembua thông báo, nước này đã bầu ra tân Tổng thống sau cuộc bầu cử diễn ra hôm 27/11.

Nhà Trắng nêu lý do Tổng thống Joe Biden ân xá cho con trai

Hunter Biden, con trai Tổng thống Joe Biden
(PLVN) - Tổng thống Joe Biden đã gây tranh cãi khi ký lệnh ân xá vô điều kiện cho con trai Hunter Biden, người bị buộc tội vi phạm thuế và sở hữu súng trái phép. Nhà Trắng giải thích, đây là quyết định nhằm bảo vệ Hunter trước các cuộc công kích chính trị, nhưng động thái này đã vấp phải chỉ trích từ cả Đảng Cộng hòa lẫn Đảng Dân chủ.

Tổng thống Mỹ Joe Biden ân xá cho con trai

Tổng thống Mỹ Joe Biden và con trai Hunter Biden.
(PLVN) - Tổng thống Joe Biden ngày 1/12 (giờ địa phương) tuyên bố đã ân xá cho con trai Hunter Biden, người bị kết án vào đầu năm nay về tội liên quan đến súng và thuế liên bang.

Nhiều chuyện lạ trên thế giới trrong tháng 11/2024

Nhiều chuyện lạ trên thế giới trrong tháng 11/2024
(PLVN) - Tháng 11/2024 chứng kiến ​​hàng loạt sự kiện kỳ ​​lạ trên khắp thế giới, từ việc làm đại gia chi tiền tỷ lệ ăn quả chuối trong tác phẩm nghệ thuật, người phụ nữ cao nhất gặp gỡ người phụ nữ thấp nhất, đến câu chuyện " hồi sinh" khó tin trên giàn thiêu và gia đình 9 con vẫn muốn sinh thêm để đủ 12 con giáp.