Ảo diệu con số “trăm” trong ngôn ngữ dân gian

Ở Việt Nam, có một số ngôi chùa cùng có tên “Trăm Gian”
Ở Việt Nam, có một số ngôi chùa cùng có tên “Trăm Gian”
(PLO) - Trong văn học, ngôn ngữ dân gian Việt Nam, "trăm" và "ba mươi sáu" thường được dùng để chỉ số nhiều một cách khái quát, không chính xác. Chúng không phải là những số đếm của toán, của thống kê ... 

Trong số những ngôi chùa cổ ít được các sách nói tới có chùa Trăm Gian thuộc tỉnh Hà Tây (cũ). 

Chùa tọa lạc ở thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương, huyện Hoài Đức, trên một quả đồi cao khoảng 50m, xung quanh có nhiều cây cổ thụ. Chùa có tên chữ là Quảng Nghiêm Tự, được lập từ đời Lý Cao Tông, niên hiệu Trinh Phù thứ 10 (1185). 

Đến đời Trần, có hòa thượng Bình An, quê ở Bối Khê tu ở đây được người đời gọi là Đức Thánh Bối. Chùa gọi là Trăm Gian vì có 100 gian theo cách tính 4 cột là một gian. 

Ở sân chùa có gác chuông hai tầng tám mái được dựng vào năm Quý Dậu, niên hiệu Chính Hòa, đời Lê Hy Tông (1693), là một công trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật cao.. 

Chùa còn giữ được nhiều di vật, đồ tế khí và tượng quý. Đây là ngôi chùa đẹp về mặt kiến trúc và khung cảnh thiên nhiên, nên ca dao đã có câu: “Đình So, quán Giá, chùa Thầy/ Đẹp thì có đẹp, chưa tày Trăm Gian”.

" Trăm gian ", cái tên rất bình dân, dường như muốn nói lên vẻ "bề thế " của ngôi chùa. Nhưng có đúng là chùa có tới 100 gian theo cách tính 4 cột là một gian như một tác giả giới thiệu không? Đến tận nơi, khó mà tưởng tượng được rằng chùa Trăm Gian có nhiều gian và cột đến thế. 

Chúng ta hãy tạm rời chùa Trăm Gian, đi thăm một ngôi chùa khác, chùa Ninh Phúc (tỉnh Hà Bắc), và thử so sánh kiến trúc của hai chùa, để tạm rút ra một kết luận. 

Chùa Ninh Phúc thuộc làng Bút Tháp là "một ngôi cổ tự còn lại ở miền Bắc Việt Nam, đứng vào hàng quy mô dài lớn nhất hiện nay và nổi tiếng về những tác phẩm điêu khắc và kiến trúc (... ). Phần chính của chùa nằm trong một khuôn viên chữ nhật ngang 40m, dài 80m (...). Chín tòa chùa sắp hàng hai bên hành lang dài như hai dãy phố, cộng tất cả 112 gian".

Chăm chú đếm trên bức họa đồ của chùa thì thấy mỗi dãy hành lang có được 27 gian. Mỗi gian gồm "4 cột". Nhưng chỉ có cột đứng ở góc mới hoàn toàn là của một gian, các cột khác, tuỳ theo vị trí, được đếm nhiều lần. Nếu trừ ra hai dãy hành lang, tất cả phần còn lại của chùa Ninh Phúc, gồm 9 tòa chùa cộng với tam quan, gác chuông, bảo tháp, chỉ còn 58 gian. 

Chùa Trăm Gian có mấy toà? Nhìn trước cửa chùa chỉ thấy một tòa, với một hàng cột gồm 8 cái. Chùa Trăm Gian bé hơn chùa Ninh Phúc, chúng ta cứ giả sử là chùa được xây theo kiểu "nội công ngoại quốc", tức là có hai tòa ngang và một tòa dọc. Chùa không có hành lang " dài như hai dãy phố", thì làm thế nào để dựng được 100 gian trong 3 tòa ? Ngược lại, nếu chùa có 100 gian thật thì trong lòng chùa sẽ chi chít cột, giống như bàn đinh. Không dễ gì tìm ra chỗ để đặt bàn thờ và đón tiếp khách thập phương đến lễ Phật! 

***

Tôi mang thắc mắc của mình đi dò hỏi xung quanh. Một bác lớn tuổi, đã có lần đến thăm chùa Trăm Gian, cười nói: "Làm gì tới! Nhiều thì người ta gọi là trăm cho gọn, cho to!". 

Trăm gian chỉ có nghĩa là có nhiều gian thôi. 

Tiếng "trăm" ( tiếng Hán Việt là bách ) hay được dùng một cách khái quát để chỉ số nhiều. Trăm không phải là một số đếm chính xác. Trăm không có nghĩa là một trăm (100). 

Xưa kia, nhiều làng lập hội "bách nghệ" (trăm nghề). Những người làm cùng nghề (thợ mộc, thợ nề ...) tập họp thành hội, hàng năm tổ chức lễ thánh sư (ông tổ của nghề), ăn uống vui chơi. Ai ở trong hội gặp khó khăn, túng bấn thì hội sẽ giúp đỡ. Hội bách nghệ thật ra chỉ quy tụ vài nghề. Chưa nghe nói có làng nào chuyên làm quá hai, ba chục nghề khác nhau. 

Hàng năm nhiều làng quê miền Bắc mở hội, tổ chức nhiều trò chơi. Các trò chơi, tuy chỉ có độ mươi, mười lăm trò nhưng cũng được gọi là "bách hí " (trăm trò vui). 

Ngày nay ta có nhiều "trăm" và "bách" lắm. 

Ta có những trường Đại học Bách khoa (trăm môn). Người châu Âu khiêm tốn hơn, họ chỉ có trường Đa khoa (Polytechnique) thôi. 

Tại các thành phố lớn, những lúc nhàn tản, người ta đi bách bộ (trăm bước), ngắm nhìn các cửa hàng bách hoá (trăm món hàng). Nếu kể hết các mặt hàng lặt vặt, từ cái kim, cuộn chỉ, cục phấn, thì đôi khi cũng lên đến 100 thật đấy. 

Những hôm trời nóng bức ai chả thích đi dạo vườn bách thú (trăm giống thú vật), bách thảo (trăm thứ cây), hay vào công viên ngắm "trăm hoa đua nở". để quên đi " trăm cay nghìn đắng " của cuộc sống hàng ngày. 

Tục ngữ, thành ngữ cũng thích dùng chữ "trăm": 

“Trăm hay không bằng tay quen”. 

“Trăm voi không được bát nước xáo”. 

“Trăm bó đuốc cũng vớ được con ếch”. 

"Trăm" và "bách" được dùng từ bao giờ? Chắc chắn là từ lâu lắm rồi. Từ cái ngày người ta gọi vài chục học giả nổi tiếng thời Xuân Thu là "Bách gia chư tử". Cũng có thể là từ ngày bà Âu Cơ đẻ ra "trăm trứng".

***

Còn một con số khác cũng thường gặp trong văn học là số ba mươi sáu (36). Một con số thật chính xác nhưng nghĩa thì lại mù mờ! 

Nổi tiếng nhất là "Hà Nội băm sáu phố phường". Nhiều người trong chúng ta đã được đọc tập bút ký nổi tiếng của Thạch Lam, viết năm 1943, mang tựa đề này. Trước Thạch Lam đã có bài thơ nói về phố phường Hà Nội, nhưng rất nhiều phố nổi tiếng như hàng Lọng, hàng Quạt, hàng Đẫy, hàng Trống, hàng Bột, hàng Kèn, hàng Bún ... bị bỏ quên. 

Trong công trình nghiên cứu lịch sử của "Thăng Long, Đông Đô, Hà Nội", cụ Hoàng Đạo Thúy đã đưa ra một loạt tên của 63 phố. Có thể vẫn chưa đủ vì danh sách của cụ còn thiếu phố Trường Thi (nơi tổ chức các kỳ thi) và phố Trường Tiền (nơi có sở đúc tiền ngày xưa). Như vậy, có thể nói rằng Hà Nội cổ phải có từ 65 phố trở lên. 

Nhưng tại sao lại nói là "Hà Nội băm sáu phố phường" ? Con số 36 mang ý nghĩa gì? Đào Duy Anh nhận xét rằng ba mươi sáu là "số nhiều hữu hạn chỉ toàn bộ". Theo Hoàng Xuân Hãn thì " số ba mươi sáu là một phương - số mà người Á Âu đều coi là có đặc tính huyền bí". Có thể vì vậy mà tác giả của bài thơ đã cố ý chỉ kể tên 36 phố, để làm tăng vẻ đẹp, nét thơ mộng của thành phố Hà Nội năm xưa? 

Chúng ta còn gặp con số 36 ở nhiều chỗ khác. 

Giáng Kiều khuyên Tú Uyên (truyện Bích Câu kì ngộ) nên chọn cảnh tiên giới, xa lánh trần gian: 

Vẩn vơ trong áng phồn hoa 

Ba mươi sáu động, ai là chủ nhân? 

Toàn bộ cõi tiên ở trên núi gồm ba mươi sáu động. Núi nào, ở đâu, không ai biết được. 

Trong một tình huống khác, nàng Kiều cũng gặp con số vu vơ này: 

Thừa cơ lẻn bước ra đi 

Ba mươi sáu chước, chước gì là hơn?

Sở Khanh dùng lời người xưa "tam thập lục kế, tẩu vi thượng sách" (trong 36 chước, chạy là hay hơn cả) để dụ dỗ Kiều trốn khỏi lầu Ngưng Bích. Đố ai kể rõ được 36 chước là những chước gì, hay ho như thế nào? 

Bát Giới học được 36 phép biến hóa. Nhưng Tề Thiên còn giỏi gấp đôi Bát Giới, học được 72 (hai lần 36) phép thần thông (Tây du kí ). Cả hai vị đều chưa thi thố hết tài năng nên chúng ta đành chịu, ngồi chờ các đòn phép mới lạ khác. 

Dân ca quan họ Bắc Ninh có bài "Ba mươi sáu thứ chim": 

Trên rừng ba mươi sáu thứ chim 

Thứ chim chèo bẻo, thứ chim chích chòe 

Người trồng tre cho tôi biết thứ tre 

 ...

Thoạt nghe hát chúng ta sốt ruột chờ đợi nhiều giống chim quý trên rừng. Nhưng bài ca chỉ đưa ra hai thứ chim quen thuộc của đồng quê, rồi nói qua chuyện khác. Chúng ta tò mò, sốt ruột vì con số 36. 

Làng Đồng Kỵ, tỉnh Hà Bắc, hàng năm mở hội từ mùng 4 tới mùng 6 tháng giêng. Ngoài những trò chơi, thi đốt pháo, hội làng còn có rước hình sinh thực khí từ đền về đình. Hai lễ vật tượng hình sinh thực khí của đàn ông và đàn bà được làm bằng gỗ (gọi là nõn) và mo cau (gọi là nường). Đám rước tới trước sân đình thì cử hành "vũ điệu âm dương", lồng hai vật vào nhau ba lần. Lễ xong thì tung hai sinh thực khí lên trời cho dân làng tranh nhau chụp bắt. 

Tục lệ này đã gợi ý cho câu ca dao rất trần tục: 

Ba mươi sáu cái nõn nường 

Cái gối đầu giường là ba mươi bảy

Con số 36 thật là mờ mờ ảo ảo. 

***

Một vài trích dẫn kể trên cho thấy rằng trong văn học, ngôn ngữ dân gian Việt Nam, "trăm" và "ba mươi sáu" thường được dùng để chỉ số nhiều một cách khái quát, không chính xác. Chúng không phải là những số đếm của toán, của thống kê ... 

Chùa Trăm Gian không chắc có tới 100 gian và Hà Nội ngày xưa có nhiều hơn "băm sáu phố phường". 

Tin cùng chuyên mục

Phim khai thác đề tài tâm lý tội phạm. (Ảnh: BTC)

'Gương mặt vặn vẹo' - đối mặt nhiều vụ án ly kỳ, hóc búa

(PLVN) - Bộ phim xoay quanh hành trình điều tra và truy bắt tội phạm gian nan của “Đội 7”, đối mặt nhiều vụ án ly kỳ, hóc búa. Hình ảnh nhân vật phản diện được xây dựng từ những ám ảnh thời thơ ấu, tổn thương tâm lý cho đến những biến cố không thể lường trước trong cuộc sống. Chính những điều này đã biến họ từ con người bình thường thành những kẻ tội phạm đáng sợ, nhưng cũng khiến người xem ít nhiều hiểu và đồng cảm.

Đọc thêm

Hạn chế hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá để bảo vệ giới trẻ

Cảnh hút thuốc trong phim "Tháng năm rực rỡ", phim được dán nhãn cấm khán giả dưới 16 tuổi.
(PLVN) - Các diễn viên, ca sỹ sử dụng việc hút thuốc lá như một cách thể hiện tính cách nhân vật hoặc thể hiện tâm trạng trong quá trình biểu diễn. Chuyên gia cho rằng điều này ảnh hưởng rất lớn đến hành vi, lối sống của giới trẻ, do đó Thông tư 14/2024 được ban hành là kịp thời, góp phần thiết thực bảo vệ thể chất và tinh thần thế hệ tương lai của đất nước.

Hiện thực hóa giấc mơ nhạc kịch “made in Việt Nam”

Vở nhạc kịch Tấm Cám. (Ảnh: Khắc Duy)
(PLVN) - Sau nhiều năm vắng bóng tại Việt Nam, hàng loạt chương trình nhạc kịch đặc sắc mang đậm văn hóa Việt được đầu tư công phu với những tâm huyết của các nghệ sĩ nhằm thu hút khán giả yêu nghệ thuật và thực hiện hóa giấc mơ nhạc kịch Việt Nam vươn ra thế giới.

“Anh trai say hi” “Anh trai vượt ngàn chông gai” cùng dắt tay vào vòng bầu chọn Giải Mai Vàng 2024

“Anh trai say hi” đang là ứng cử viên của Giải Mai Vàng 2024 hạng mục Chương trình trên nề tảng số - truyền hình
(PLVN) -  Hội đồng Nghệ thuật Giải Mai Vàng đã chính thức công bố kết quả đề cử Giải Mai Vàng lần thứ 30. Sau hơn hai tháng tiếp nhận đề cử từ bạn đọc, từ 15/9 đến hết ngày 25/11/2024, cuộc họp của Hội đồng Nghệ thuật đã hoàn tất việc lựa chọn những ứng viên xuất sắc trong 14 hạng mục của Giải Mai Vàng năm nay.

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G
(PLVN) -  Toàn bộ phần sân khấu “đóng băng” 8WONDER Winter đã hoàn thiện những khâu setup cuối cùng để sẵn sàng chào đón ban nhạc hàng đầu thế giới Imagine Dragons và dàn Vpop Việt đình đám trước hàng chục ngàn khán giả Sài Thành. Ban nhạc hàng đầu thế giới dự kiến sẽ đến TP.HCM chiều hôm nay để sẵn sàng cho siêu nhạc hội tại đại đô thị Vinhomes Grand Park.

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Tượng Bà Chúa Xứ được đặt ở chánh điện.
(PLVN) - Ngày 4/12/2024, tại thủ đô Asunción, Paraguay, trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 19 Uỷ ban liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam chính thức được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Có gì ở 'Lật mặt 8' của Lý Hải?

Có gì ở 'Lật mặt 8' của Lý Hải?
(PLVN) - Chiều 4/12, tại TP HCM, Lý Hải công bố dự án và dàn diễn viên đóng “Lật mặt 8: Vòng tay nắng”. Trong đó, TikToker nổi tiếng Lê Tuấn Khang được quan tâm khi đảm nhận một vai trong phim.

'Thối não' là từ nổi bật nhất năm 2024

"Brain rot" (tạm dịch: thối não) được Từ điển Oxford công bố là từ của năm 2024. Ảnh: Oxford University Press.
(PLVN) - "Brain rot" (tạm dịch: thối não) được Từ điển Oxford công bố là từ của năm 2024. Từ dùng để bày tỏ lo ngại về việc tiêu thụ quá nhiều nội dung trên mạng xã hội có thể làm sa sút trí tuệ, tinh thần.

'Giấc mơ Chí Phèo' - đậm màu sắc nhạc kịch Việt

Chất liệu văn học Việt Nam đi vào các tác phẩm sáng tạo. (Ảnh trong vở kịch Giấc mơ Chí Phèo)
(PLVN) - "Giấc mơ Chí Phèo” là vở nhạc kịch mang đậm màu sắc nhạc kịch theo phong cách hiện đại (broadway) quốc tế. Lần đầu tiên một vở kịch broadway cảm tác từ văn học nước nhà được vang lên làm thỏa mãn những khao khát của người Việt về giấc mơ broadway “musical made in Vietnam".