Ảnh hưởng của biến thể Omicron đến phụ nữ mang thai và cách phòng chống

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Trong bối cảnh sự xuất hiện của biến thể Omicron, các nhà nghiên cứu đều cho rằng, tiêm chủng có tác dụng bảo vệ thai phụ và thai nhi chống lại COVID-19.

Biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 (Corona) được xác định lần đầu tiên ở Ấn Độ vào cuối năm 2020 và lan truyền nhanh chóng trên toàn thế giới. Sau đó là sự xuất hiện của biến thể Omicron hiện nay thực sự đang được chú ý.

1. Biến thể Omicron là gì?

Omicron là biến thể của virus corona mới nhất đang được quan tâm. Báo cáo đầu tiên của Omicron cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chủng này được phát hiện lần đầu Nam Phi và ở Botswana vào tháng 11/ 2021.

2. Biến thể Omicron nguy hiểm như thế nào?

Các chuyên gia tin rằng biến thể Omicron lây lan nhanh chóng và dễ dàng hơn cho người khác, ngay cả khi người bị nhiễm bệnh đã được tiêm phòng hoặc không có triệu chứng.

Theo Tiến sĩ Sherry Ross, chuyên gia sức khỏe phụ nữ tại Trung tâm Sức khỏe Providence Saint John ở Santa Monica, California, Hoa Kỳ, dựa trên dữ liệu thu thập được cho đến nay, biến thể Omicron dường như gây ra nhiều triệu chứng nhẹ hơn so với biến thể Delta. Tiến sĩ Charles Bailey, giám đốc y tế về phòng chống nhiễm trùng tại Bệnh viện Providence Mission và Bệnh viện Providence St. Joseph ở Orange County, California, Hoa Kỳ cho rằng, không có lý do gì để nghi ngờ rằng biến thể Omicron gây ra rủi ro lớn hơn cho phụ nữ mang thai so với các biến thể trước đó.

3. Phụ nữ mang thai phải đối mặt với những rủi ro gì?

Omicron là biến thể đáng quan ngại thứ năm sau Alpha, Beta, Gamma và Delta.

Kể từ khi COVID-19 xuất hiện lần đầu tiên vào cuối năm 2019, các nhà khoa học đã nghiên cứu tác động của virus và các biến thể của nó đối với các nhóm dân số khác nhau, bao gồm cả những người đang mang thai.

Tiến sĩ Ross - Trung tâm Sức khỏe Providence Saint John:

Phụ nữ mang thai nhiễm COVID-19 có tỷ lệ thai chết lưu, đái tháo đường thai kỳ, chuyển dạ sinh non, nhau bong non, bong nhau thai, cục máu đông, biến chứng hô hấp và sinh bằng phương pháp mổ lấy thai cao hơn.

Khi mang thai, hệ thống miễn dịch của người mẹ thay đổi hướng tới việc thích ứng với sự tồn tại của thai nhi trong cơ thể. Tùy theo cơ địa của người mẹ mà sự thay đổi này có thể làm tăng tính mẫn cảm với một số loại mầm bệnh, đồng thời nếu có thể tăng nặng nếu nhiễm bệnh. Do đó việc mắc bệnh COVID-19 trong thai kỳ có thể nguy hiểm và thậm chí nguy cơ tử vong đối với một số người bệnh.

Nói chung, những người mang thai có nguy cơ bị bệnh nặng do virus hơn những người không mang thai. Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hoa Kỳ, những người mang thai bị nhiễm COVID-19 cũng có nguy cơ sinh non cao hơn (tức là sinh trước 37 tuần) và thai chết lưu. Họ cũng có thể có nhiều nguy cơ mắc các biến chứng thai kỳ khác.

4. Các triệu chứng nhiễm Omicron ở phụ nữ mang thai

Các triệu chứng của Omicron giống như các triệu chứng của các biến thể virus corona khác như sốt, ho, khó thở và các triệu chứng giống bệnh cúm như mệt mỏi, đau đầu và đau cơ.

Tiến sĩ Bailey cho biết, các triệu chứng đường hô hấp trên (như đau họng) có thể gặp nhiều hơn với biến thể Omicron nhưng mất vị giác hoặc khứu giác ít hơn. Vì vậy, biến thể Delta cho đến nay vẫn là chủng virus nổi bật nhất lưu hành ở tất cả các nước với bất kỳ triệu chứng nào.

5. Vaccine COVID-19 có bảo vệ chống lại biến thể Omicron không?

Tiến sĩ Ross cho biết, vaccine phòng COVID-19 được tất cả các tổ chức chăm sóc sức khỏe phụ nữ khuyến cáo nên tiêm cho phụ nữ trước khi mang thai, đang mang thai hoặc đang cho con bú. Các nghiên cứu y học đã cho thấy sự an toàn và bảo vệ của vaccine đối với phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh thông qua các kháng thể của trẻ. Tiến sĩ Ross cho rằng quan điểm về các thông tin, rằng vaccine phòng COVID-19 có thể gây sảy thai hoặc vô sinh là sai.

Chuyên gia sức khỏe cộng đồng và tác giả của cuốn sách về không gian cá nhân dành cho trẻ em Carol Winner, cho biết: "Omicron có thể là biến thể mới, nhưng nó không phải là phiên bản cuối cùng. Cách phòng thủ tốt nhất để chống lại biến thể Omicron là nên tiêm vaccine COVID-19 tăng cường cho tất cả mọi người".

6. Làm cách nào để bảo vệ thai phụ và thai nhi khỏi bệnh Omicron?

Tiêm phòng, kết hợp thực hiện 5K, khám thai định kỳ sẽ giúp các bà mẹ và chuẩn bị làm mẹ an toàn trước mọi biến thể của COVID-19.

Tiến sĩ Bailey nói, trên hết, hãy tiêm phòng và nếu đã được tiêm phòng, hãy nên tiêm nhắc lại. Các biện pháp bổ sung để bảo vệ bản thân khỏi COVID-19 bao gồm đeo khẩu trang nếu đang ở trong phòng và ở gần những người mà bạn không biết để được chủng ngừa và không có các triệu chứng COVID-19 cũng như tránh các cuộc tụ tập đông người hoặc các tình huống phải đeo khẩu trang và nên giữ khoảng cách.

Ông Winner nói: "Vì vậy hãy nhận biết rằng một thành viên trong gia đình chưa được tiêm vaccine có thể lây bệnh cho bất kỳ ai khác, kể cả phụ nữ mang thai".

Tiến sĩ Ross nhấn mạnh, các hướng dẫn vệ sinh của CDC Hoa Kỳ đã được áp dụng kể từ khi bắt đầu đại dịch COVID-19 vẫn còn nguyên giá trị và cần được tuân thủ tốt. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây, và nếu không có sẵn xà phòng và nước, hãy sử dụng chất khử trùng tay có chứa ít nhất 60% cồn. Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng của bạn bằng tay chưa rửa sạch.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.