An Lão hưởng ứng phong trào xây dựng môi trường du lịch an toàn, thân thiện, hấp dẫn

Lãnh đạo Sở Du lịch tỉnh Bình Định cùng UBND huyện An Lão tặng quà cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn
Lãnh đạo Sở Du lịch tỉnh Bình Định cùng UBND huyện An Lão tặng quà cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Sáng ngày 1/8, tại Nhà sinh hoạt văn hoá cộng đồng huyện An Lão, Sở Du lịch tỉnh Bình Định phối hợp với UBND huyện An Lão đã tổ chức Lễ phát động phong trào xây dựng “Môi trường du lịch An toàn - Thân thiện - Hấp dẫn” .

Đây là một trong những hoạt động trong chuỗi sự kiện du lịch hè Bình Định năm 2024; đồng thời cũng là hoạt động nhằm tiếp tục triển khai Chương trình hành động số 06 của Tỉnh ủy Bình Định thực hiện Nghị quyết Đại hội XX Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII về phát triển du lịch Bình Định trở thành ngành kinh tế mũi nhọn giai đoạn 2020 - 2025.

Phát biểu khai mạc buổi lễ, ông Huỳnh Cao Nhất, Phó Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Bình Định cho biết: Cùng với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và người dân, du lịch Bình Định trong những năm qua đã có sự phát triển mạnh mẽ, được xếp vào nhóm tăng trưởng mạnh của du lịch Việt Nam.

Nhiều huyện, thị xã, thành phố, xã, phường trong tỉnh như: Quy nhơn, An Nhơn, Tây Sơn, An Lão, Hoài Ân, Hoài Nhơn, … cũng đã hình thành được các lễ hội, sự kiện thường niên cho địa phương mình để đẩy mạnh công tác quảng bá, thu hút khách du lịch và xây dựng hình ảnh của địa phương.

Ông Huỳnh Cao Nhất, Phó Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Bình Định phát biểu tại buổi Lễ

Ông Huỳnh Cao Nhất, Phó Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Bình Định phát biểu tại buổi Lễ

Theo Phó Giám đốc Sở Du lịch Bình Định, để địa phương trở thành một điểm đến, một sản phẩm du lịch hấp dẫn cần phải có sự đồng lòng của người dân, cộng đồng doanh nghiệp, sự vào cuộc quyết tâm của các cấp, các ngành bởi du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao.

Qua đây, ông Huỳnh Cao Nhất cũng đề nghị mỗi người dân tỉnh Bình Định nói chung, người dân huyện An Lão nói riêng, các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch hãy chung tay xây dựng du lịch phát triển theo hướng xanh - sạch - đẹp; đảm bảo an ninh, an toàn, văn minh và thân thiện bằng những việc làm thiết thực nhất; Nói lời hay, cử chỉ đẹp, thân thiện, vui vẻ, nhiệt tình giúp đỡ du khách; giữ gìn quan hệ cộng đồng tốt; lên án mạnh mẽ các hành vi vi phạm pháp luật trong kinh doanh dịch vụ du lịch cũng như giám sát, phát hiện và phản ánh kịp thời với các cơ quan chức năng về những hành vi làm ảnh hưởng xấu đến môi trường du lịch, tài nguyên du lịch.

Đồng thời, các sở, ban, ngành, hội đoàn thể; cấp ủy, chính quyền các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh cũng cần tiếp tục quan tâm phối hợp chặt chẽ với ngành du lịch; chủ động, quyết liệt triển khai có hiệu quả các chương trình phát triển du lịch của tỉnh và địa phương mình để đến năm 2025 du lịch Bình Định trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Phát biểu hưởng ứng phong trào, ông Đinh Văn Phú, Phó Chủ tịch UBND huyện An Lão chia sẻ: Lễ phát động phong trào “Môi trường du lịch an toàn - thân thiện - hấp dẫn” và “Mỗi người dân là một đại sứ du lịch” gắn với các hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội Văn hóa-Thể thao-Du lịch huyện An Lão năm 2024; đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực hướng đến chào mừng kỷ niệm 60 năm Chiến thắng An Lão (07/12/1964 - 07/12/2024).

Ông kêu gọi các cấp chính quyền, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng doanh nghiệp và mỗi người dân trên địa bàn huyện có trách nhiệm cùng chung tay xây dựng hình ảnh du lịch huyện An Lão, tỉnh Bình Định an toàn, thân thiện, hấp dẫn, tạo ấn tượng tốt đẹp đối với du khách bằng những hành động thật thiết thực.

Ông Đinh Văn Phú, Phó Chủ tịch UBND huyện An Lão

Ông Đinh Văn Phú, Phó Chủ tịch UBND huyện An Lão

Đặc biệt, địa phương sẽ tập trung tăng cường tổ chức các hoạt động Lễ hội và các hoạt động văn hóa, thể thao cũng như quản lý, kiểm tra việc giữ gìn cảnh quan, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, an ninh trật tự và an toàn giao thông; tích cực tham gia phối hợp xử lý nghiêm các hành vi nâng giá dịch vụ, gian lận trong kinh doanh, gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh du lịch của huyện; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động cộng đồng dân cư, cộng đồng doanh nghiệp chung tay xây dựng, bảo vệ môi trường du lịch, môi trường tự nhiên, môi trường xã hội theo hướng xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn và văn minh; vận động Nhân dân tự giác, tích cực thực hiện Bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch, mỗi người dân là một “đại sứ du lịch”.

Đoàn diễu hành xuất phát từ Nhà sinh hoạt văn hoá cộng đồng huyện An Lão

Đoàn diễu hành xuất phát từ Nhà sinh hoạt văn hoá cộng đồng huyện An Lão

Ông đề nghị các tổ chức, cá nhân, cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn huyện cũng sẽ cam kết chấp hành tốt pháp luật kinh doanh du lịch; góp phần xây dựng môi trường văn hóa trong kinh doanh du lịch; đảm bảo cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dịch vụ, thực hiện bình ổn giá, niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết, đảm bảo môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn cho khách du lịch; góp phần xây dựng môi trường du lịch an toàn, thân thiện, văn minh và hấp dẫn, tạo ấn tượng tốt đẹp với du khách.

Được biết, sau lễ phát động, đông đảo đoàn viên thanh niên và các địa biểu đã tham gia diễu hành qua các tuyến đường chính trên địa bàn huyện An Lão với các phướn tuyên truyền có nội dung “Mỗi người dân Bình Định là một đại sứ du lịch” và “Môi trường du lịch an toàn, thân thiện, hấp dẫn để tuyên truyền, kêu gọi sự hưởng ứng của người dân, doanh nghiệp, du khách chung tay xây dựng điểm đến du lịch tỉnh Bình Định an toàn - thân thiện- hấp dẫn.

Huyện An Lão là địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế trong phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng và du lịch nghỉ dưỡng, đặc biệt là tại xã An Toàn, nơi có khí hậu mát mẻ và sở hữu khu bảo tồn thiên nhiên với nhiều loài động, thực vật quý hiếm. An Lão có nhiều cảnh đẹp như: Thác Đá Ghe (xã An Hưng), hồ Hưng Long (xã An Hòa), hồ chứa nước Đồng Mít, thác 4 Tầng (xã An Quang), thác R’rê, thác Rông (xã An Vinh), Cổng trời (xã An Nghĩa), đỉnh ngắm mây (xã An Toàn).

Ngoài những lợi thế về tự nhiên, An Lão còn có nhiều nét văn hóa đặc sắc, là nơi sinh sống của 3 dân tộc chính: Kinh, Hrê và Bana. Mỗi dân tộc là một kho tàng văn hóa phong phú và đa dạng. Trên địa bàn huyện hiện có 01 di tích lịch sử cấp quốc gia và 07 di tích lịch sử cấp tỉnh.

Với lợi thế về tự nhiên nhiều sông, hồ, suối, thác, với điều kiện khí hậu được thiên nhiên ưu đãi, An Lão là nơi có những sản vật địa phương đặc trưng, khác biệt như: Cá niên, ốc đá, rau dớn, sim rừng, mật ong rừng... Huyện An Lão đang triển khai đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, kết hợp chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), trong đó tập trung phát triển hàng loạt các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng như: Bưởi, cam, bơ, chè tiến vua, trà thảo mộc, cao dược liệu, rượu sim, rượu cần, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, sản phẩm đan lát của người Hrê, Bana... Bên cạnh đó, người dân An Lão luôn thân thiện và mến khách; ẩm thực đa dạng, phong phú cùng với các dự án này tạo ra các sản phẩm du lịch đặc trưng, khác biệt cung cấp cho du khách khi đến An Lão, tạo nên sức hút riêng cho du lịch địa phương trong tương lai.

Đọc thêm

Làm du lịch từ góc nhìn lễ hội mang bản sắc các dân tộc, vùng miền

Cần khai thác hiệu quả các lễ hội của cộng đồng DTTS. (Nguồn: TT Quản lý di tích và Bảo tàng tỉnh Quảng Trị)
(PLVN) - Việt Nam có 54 dân tộc, mỗi dân tộc có lễ hội gắn với từng vùng đất mang đến những nét đặc sắc và hấp dẫn riêng từ trang phục, ẩm thực truyền thống đến nghi thức, nghi lễ. Các lễ hội không chỉ góp phần bảo tồn văn hóa, còn mà là tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội.

Trải nghiệm bay trên bầu trời qua lễ hội khinh khí cầu

Ngắm di sản thiên nhiên thế giới từ trên cao. (Ảnh: HLTV)
(PLVN) - Khinh khí cầu ngoài là thú chơi trên không, còn tạo hiệu ứng hình ảnh đẹp, bắt mắt và nếu có thông điệp truyền thông tốt sẽ tạo được sức thu hút du khách. Với tạo hình đẹp, màu sắc rực rỡ và có thể bay trải nghiệm cùng phi công, bộ môn khinh khí cầu sẽ mang lại nhiều trải nghiệm cho du khách.

5 món ăn nổi tiếng nhất Ấn Độ

5 món ăn nổi tiếng nhất Ấn Độ
(PLVN) - Cà ri Ấn Độ, bánh naan, gà tikka masala, bánh pani puri và cơm rang biryani không chỉ là những món ăn nổi tiếng mà còn là biểu tượng của văn hóa ẩm thực Ấn Độ.

Khai mạc du lịch Thu - Đông tại Bình Liêu

Lãnh đạo huyện Bình Liêu bấm nút khởi động mùa du lịch huyện Bình Liêu năm 2024.
(PLVN) - Chương trình Du lịch mùa Thu - Đông với chủ đề “Bình Liêu - Hội mùa về” khai mạc tối 25/10, tại Quảng trường 25/12 thị trấn Bình Liêu, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh).

Đà Nẵng nối lại đường bay đến Ahmedabad Ấn Độ

Đà Nẵng nối lại đường bay đến Ahmedabad Ấn Độ
(PLVN) - Trong 2 ngày 23, 24/10, Sở Du lịch TP Đà Nẵng phối hợp Hãng hàng không Vietjet (Vietjet Air) tổ chức Lễ khai trương đường bay Đà Nẵng - Ahmedabad (Ấn Độ) và Chương trình chào đón chuyến bay từ Ahmedabad (Ấn Độ)-Đà Nẵng.

Giải ngân nguồn lực công để phát triển du lịch địa phương

Cần có nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ các địa phương phát triển du lịch. (Ảnh minh họa: Hồ Tùng Phương)
(PLVN) - Du lịch Việt Nam đã có những bước đột phá trong những năm gần đây. Tuy nhiên, các địa điểm du lịch ở nước ta còn rất nhiều tiềm năng để khai phá trong thời gian sắp tới. Một vấn đề mà nhiều tỉnh, địa phương gặp phải là cần hỗ trợ ngân sách phát huy nguồn lực vốn có.

Phụ nữ Dao Tiền thay đổi cuộc sống từ du lịch cộng đồng

Bà con làng Hoài Khao trình diễn nghề in thêu hoa văn bằng sáp ong dưới mái nhà âm dương. (Ảnh: Ngọc Anh)
(PLVN) - Từ khi các mô hình du lịch cộng đồng phát triển và lan tỏa trong nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nghề thủ công truyền thống của cộng đồng người Dao Tiền ở huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) đã dần trở thành sản phẩm du lịch đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con. Phụ nữ Dao Tiền với khát vọng thay đổi cuộc sống được “đánh thức”. Đời sống vật chất và tinh thần của bà con ngày càng nâng cao.

Quy hoạch Khu du lịch quốc gia Mũi Cà Mau gắn với sinh thái rừng ngập mặn

Quy hoạch Khu du lịch quốc gia Mũi Cà Mau gắn với sinh thái rừng ngập mặn
(PLVN) - Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau đến năm 2030 nhằm phát triển khu vực lập quy hoạch trở thành Khu du lịch quốc gia, điểm đến hấp dẫn của tỉnh Cà Mau và vùng Tây Nam Bộ. Các sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với du lịch sinh thái rừng ngập mặn, văn hóa vùng miền Tây sông nước, du lịch biển đảo...

Văn hóa Khmer - "báu vật" để phát triển du lịch Trà Vinh

Văn hóa Khmer - "báu vật" để phát triển du lịch Trà Vinh
(PLVN) - Trà Vinh, một tỉnh thuộc ĐBSCL, không chỉ sở hữu cảnh quan thiên nhiên trù phú mà còn nổi bật với nền văn hóa Khmer phong phú và đa dạng. Đây là tài nguyên sẵn có mà nếu được khai thác hiệu quả, sẽ tạo ra cơ hội phát triển bền vững cho du lịch và kinh tế địa phương.