Ấn Độ và tham vọng 'cường quốc' tên lửa

Nhiều linh kiện tên lửa Stinger sẽ được sản xuất tại Ấn Độ
Nhiều linh kiện tên lửa Stinger sẽ được sản xuất tại Ấn Độ
(PLO) - Tập đoàn Tata Sons của Ấn Độ vừa thông báo, công ty con của họ là Tata Advanced Systems Ltd (TASL) đã ký một thỏa thuận với Tập đoàn sản xuất vũ khí Raytheon Co. của Mỹ về việc hợp tác sản xuất linh kiện tên lửa Stinger. Đây là một bước đi mới trong tham vọng bước lên vị trí “cường quốc” tên lửa của nước này… 

Theo thỏa thuận trên, TASL sẽ sản xuất linh kiện tên lửa Stinger ở Ấn Độ. Stinger bao gồm cả phiên bản đất đối không và không đối không. 

“Made in India”

Phó Chủ tịch phụ trách mảng các hệ thống tác chiến dưới đất của Raytheon, ông Duane Gooden cho hay thỏa thuận với TASL sẽ làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác trong ngành giữa Ấn Độ với một hãng công nghệ hàng đầu toàn cầu, đồng thời sẽ mở rộng thêm nhiều giải pháp và khả năng giúp cho Mỹ và các lực lượng liên quân hoàn thành sứ mệnh của mình. 

Trong khi đó, quan chức điều hành cấp cao kiêm Giám đốc quản lý TASL, ông Sukaran Singh nhấn mạnh  sự hợp tác với Raytheon dựa trên các mối quan hệ đối tác khác mà TASL có với nhiều tập đoàn toàn cầu trong lĩnh vực quốc phòng và không gian. Ông Singh nêu rõ TASL muốn trở thành một nhà phân phối chủ chốt cho tên lửa Stinger ở Ấn Độ’. Theo ông, TASL sẽ tìm cách mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều hãng sản xuất các hệ thống và công nghệ tên lửa khác, góp phần thực hiện tích cực sáng kiến “Sản xuất tại Ấn Độ’’ (Make in India), nhằm giải quyết một số mục tiêu của chính phủ như giá trị gia tăng, việc làm và kiểm soát các công nghệ chủ chốt.

Cuối năm 2016, Cơ quan Phát triển và Nghiên cứu Quốc phòng (DRDO) thuộc Bộ Quốc phòng Ấn Độ thì cho biết, nước này đã bắn thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa Agni-V từ đảo Abdul Kalam, ngoài khơi bang Odisha, phía Tây nước này. 

Agni – “Át chủ bài”

Theo Cơ quan Phát triển và Nghiên cứu Quốc phòng (DRDO), tên lửa Agni-V được phóng lần này là phiên bản thứ 5 trong loạt tên lửa Agni, nằm trong số những loại vũ khí tinh vi nhất của Ấn Độ. 

Dòng tên lửa Agni được xem là nền tảng chính tạo nên sức mạnh tên lửa của Ấn Độ. Theo website India Strategic, kể từ năm 1989, Ấn Độ đã phát triển và thử nghiệm một loạt tên lửa Agni với tính năng không ngừng được cải tiến. Trong các dòng tên lửa Agni, Ấn Độ hiện đã phát triển được các tên lửa Agni-I, II, III, IV và V.

Tên lửa đạn đạo Agni-I đã được trang bị cho các lực lượng vũ trang Ấn Độ và thực tế nó đã chứng minh được khả năng ưu việt xét về tầm bắn, độ chính xác và mức độ sát thương. Với trọng lượng 12 tấn, dài 15m và được trang bị hệ thống dẫn đường hiện đại, tên lửa đạn đạo Agni-I có thể mang được khối lượng chất nổ nặng hơn 1 tấn.

Agni-II thuộc loại tên lửa tầm trung với tầm bắn trên 2.000km, được trang bị hệ thống định vị có độ chính xác cao và một hệ thống kiểm soát và điều khiển thế hệ mới. Agni-II nặng 17 tấn và nếu được giảm tải trọng có thể đạt tầm bắn lên tới 3.000km.

Agni-III là tên lửa đạn đạo đa cấp, có trọng lượng 48 tấn, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân nặng tới 1,5 tấn với tầm bắn khoảng 3.000km. 

Agni-IV là tên lửa đạn đạo đất đối đất 2 giai đoạn, dài 20 m, nặng 17 tấn và có tầm bắn khoảng 4.000 km. Với độ chính xác và tính cơ động cao, Agni-IV đã giúp quân đội Ấn Độ có được sự linh hoạt cần thiết trong các chiến dịch.

Đặc biệt, tên lửa Agni-V có thể mang một đầu đạn hạt nhân 1 tấn, tầm bắn gần 6.000 km. Tên lửa này dài 17 mét và có trọng lượng khoảng 50 tấn, không dễ bị phát hiện khi đuổi theo đường đi của tên lửa đạn đạo. Các chuyên gia cho rằng, tầm bắn của tên lửa Agni-V có thể bao trùm toàn bộ châu Á và một phần châu Âu. Đây là loại tên lửa có thể cơ động trên đường ray hoặc đường bộ, do đó đối phương khó có thể phát hiện. Thành công của Ấn Độ trong cuộc phóng thử Agni-V lần đầu tiên hồi tháng 4/2012 đã giúp nước này góp mặt vào câu lạc bộ các quốc gia phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), sánh vai cùng Mỹ, Nga và Trung Quốc- những nước sở hữu tên lửa chiến lược có tầm bắn 5.500 km hoặc hơn. Sau đó, tên lửa Agni-V còn thành công trong lần bắn thứ hai vào tháng 9/2013, lần thứ ba vào tháng 1/2015 và lần thứ thứ là vào ngày 26/12/2016. 

Hiện Ấn Độ đang phát triển tên lửa đạn đạo tầm xa Agni-VI với tầm bắn lên đến 10.000 km, và có thể mang nhiều đầu đạn hạt nhân dẫn hướng độc lập. Agni-VI dài khoảng 20-40 m, nặng 55-70 tấn, tầm bắn ước chừng 6.000-10.000 km và có thể mang nhiều đầu đạn hạt nhân dẫn hướng độc lập. 

Việc Ấn Độ liên tục phóng thử các loại tên lửa đạn đạo Agni có khả năng mang đầu đạn hạt nhân trong thời gian qua cho thấy vai trò quan trọng của loại tên lửa này trong chiến lược quốc phòng của quốc gia Nam Á này.

Tham vọng “lá chắn tên lửa”

Từ những năm 1990, Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) bắt đầu triển khai xây dựng hệ thống lá chắn tên lửa. Chương trình được chia làm 2 phần, đánh chặn tầm cao ngoài khí quyển và bên trong khí quyển. Mục tiêu của chương trình là phát triển thành công một hệ thống tên lửa có khả năng đánh chặn các loại tên lửa đạn đạo có tầm bắn 2.000 km vào năm 1997. Tuy nhiên, do không đủ năng lực công nghệ cũng như phản ứng của cộng đồng quốc tế chương trình gần như “giậm chân tại chỗ”.

Đến năm 2001, khi chính quyền Mỹ của Tổng thống George W. Bush tuyên bố rút khỏi Hiệp ước chống Tên lửa đạn đạo, Ấn Độ đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội này và trở thành quốc gia đầu tiên công khai ủng hộ kế hoạch của Mỹ. Từ đó, Ấn Độ thường xuyên trao đổi cấp chuyên gia với Mỹ về việc xây dựng lá chắn tên lửa. Và phía Mỹ cũng đề xuất ý tưởng hợp tác phát triển lá chắn tên lửa chung với Ấn Độ.

Năm 2012, thế giới bắt đầu biết về hệ thống lá chắn tên lửa của Ấn Độ khi nước này thử nghiệm đánh chặn thành công mục tiêu giả định. Ngày 31/11/2012, tên lửa đánh chặn Akash và Prithvi đã phá hủy thành công mục tiêu giả định tên lửa đạn đạo đối phương ở độ cao lần lượt 30 và 120 km. Sự kiện này đưa Ấn Độ trở thành quốc gia thứ 4 trên thế giới sau Mỹ, Israel và Nga phát triển hệ thống lá chắn tên lửa. Hệ thống phòng thủ tên lửa của Ấn Độ được xây dựng dựa trên tên lửa phát triển trong nước, radar của Israel và hệ thống điều khiển hỏa lực của Pháp với tầm cao đánh chặn 120 km.

Các nhà phân tích cho rằng, qua chương trình lá chắn tên lửa, Ấn Độ muốn xây dựng khả năng vô hiệu hóa mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo Pakistan ngay từ loạt tấn công đầu tiên để tiến hành cuộc tấn công đáp trả. Mặc khác, sự trỗi dậy không ngừng của quân đội Trung Quốc cũng góp thêm yếu tố thúc đẩy Ấn Độ xây dựng lá chắn tên lửa. 

Tuy nhiên, trước việc dư luận cho rằng, phát triển lá chắn tên lửa của Ấn Độ là nhằm đối phó với các mối đe dọa từ biên giới của Ấn Độ với Pakistan và Trung Quốc, giới chức Ấn Độ đã nhiều lần khẳng định chỉ xem hệ thống lá chắn tên lửa là công cụ răn đe và nước này không chạy đua vũ trang.

Mặc dù lá chắn tên lửa của Ấn Độ vẫn đang trong giai đoạn hình thành và phát triển, nhưng nó có mang lại một sự đảm bảo an ninh cho Ấn Độ hay không thì chưa thể khẳng định. Nhưng điều người ta có thể nhìn thấy rõ là nó có nguy cơ gây ra một cuộc chạy đua vũ trang mới trong khu vực.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.