Ấn Độ tiến hành cải cách thuế

Chủ các cửa hàng bán lẻ ở Ấn Độ đang tỏ ra băn khoăn với quy định mới
Chủ các cửa hàng bán lẻ ở Ấn Độ đang tỏ ra băn khoăn với quy định mới
(PLO) - Ấn Độ cuối tuần qua đã bắt tay thực hiện cuộc cải cách tài khóa lớn nhất trong nhiều năm với việc ra mắt hệ thống thuế mới mà theo Chính phủ sẽ giúp nền kinh tế phát triển mạnh hơn và ít tham nhũng hơn.

Theo AFP, thuế hàng hóa và dịch vụ (GST) mới của Ấn Độ sẽ thay thế cho hàng chục loại thuế khác nhau do chính phủ và 29 bang trên cả nước Ấn Độ quy định. Mục tiêu của việc thay thế này, theo giới chức Ấn Độ, là giúp biến đất nước gồm 1,3 tỉ dân và nền kinh tế trị giá 2 nghìn tỉ USD này thành một thị trường hàng hóa và dịch vụ duy nhất. 

Đêm 30/6, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã tổ chức một phiên họp đặc biệt để công bố việc áp dụng thuế GST – khoản thuế mà theo ông là “tốt và đơn giản”. “Với GST, giấc mơ về một Ấn Độ duy nhất, Ấn Độ vĩ đại sẽ trở thành sự thật. GST là hệ thống thuế đơn giản và minh bạch có thể ngăn chặn được tình trạng tiền đen và giảm thiểu nạn tham nhũng vốn tốn tại suốt thời gian qua”, ông Modi tuyên bố. Trước khi bắt tay thực hiện cuộc cải cách thuế hiện nay, ông Modi cũng đã có bước đi táo bạo khi thu hồi đến hơn 85% lượng tiền giấy đang lưu thông trên thị trường nhằm loại bỏ những giao dịch ngầm.

Đề xuất thực hiện cuộc cải cách như vậy đã được đưa ra tại Ấn Độ từ năm 2006 nhưng bị trì hoãn tới nay mới có thể áp dụng. Theo giới chức Ấn Độ, từ 1/7/2017, tất cả hàng hóa, dịch vụ ở nước này sẽ được áp dụng 1 trong 4 mức thuế khác nhau, từ 5% tới 28%. Các doanh nghiệp vận tải đã lên tiếng ủng hộ khoản thuế mới nói trên vì cho rằng nó sẽ giúp các tài xế xe tải tránh được cảnh phải chờ đợi và bị chậm trễ ở biên giới vì phải hoàn thành nhiều mẫu đơn rồi đóng thuế. 

Hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng cải cách thuế ở Ấn Độ là đúng đắn. Song, nhiều người cảnh báo về một cú sốc ban đầu với nền kinh tế vì các doanh nghiệp phải điều chỉnh hoạt động kinh doanh của họ. Giám đốc điều hành Credit Suisse ở Ấn Độ Neelkanth Mishra cảnh báo giai đoạn vài tháng tới sẽ là khoảng thời gian bất ổn với nền kinh tế Ấn Độ vì không công ty nào muốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh, kéo theo việc chu kỳ đầu tư bị chậm lại và nền kinh tế cũng sẽ bị kéo tụt lùi theo. Một số ý kiến khác lo ngại những thay đổi lớn sẽ khiến nền kinh tế Ấn Độ bị đình trệ.  

Hãng xếp hạng ICRA cho rằng quá trình chuyển giao trong việc áp dụng thuế sẽ làm giảm tính cạnh tranh của khu vực không chính thức và đem lại lợi thế cho các doanh nghiệp được tổ chức bài bản. “Tuy nhiên, việc tuân thủ quy định trong trung hạn sẽ tăng cường các khoản thuế và nguồn thu cho chính phủ trung ương cũng như các bang”, ICRA nhận định. 

Bản thân ông Modi cũng thừa nhận việc thực thi hệ thống thuế mới sẽ gặp nhiều khó khăn. 2 bang Jammu và Kashmir đã từ chối ký vào việc thực hiện chế độ thuế mới. Một số thương nhân cũng đã tham gia biểu tình phản đối khoản thuế trên với lý do khoản thuế mà họ phải nộp sẽ tăng lên so với trước, khiến việc kinh doanh của họ trở nên khó khăn hơn. Các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi việc thay đổi chính sách thuế nói trên có thể kể đến là những rạp chiếu phim, dệt may…

Còn với nhiều người kinh doanh nhỏ lẻ, họ cho rằng quy định về thuế mới quá phức tạp. Ông Vijay Prakash Jain, Tổng thư ký hiệp hội những nhà bán lẻ Ấn Độ, cho rằng các doanh nghiệp nhỏ sẽ khó có thể thực thi được quy định mới. “Trước đây chúng tôi phải nộp tờ khai thuế mỗi quý 1 lần nhưng giờ đây chúng tôi phải nộp 3 lần 1 tháng, tức 37 lần trong năm. Thêm vào đó, Chính phủ muốn mọi thứ phải được làm trực tuyến nhưng chỉ có chưa đầy 2% trong tổng số 60 triệu người kinh doanh nhỏ lẻ có máy tính. Vậy những người buôn bán nhỏ lấy máy tính từ đâu?”, ông Jain đặt câu hỏi.

Hiệp hội những nhà bán lẻ Ấn Độ đã đề nghị Chính phủ Ấn Độ giảm lượng tờ khai phải nộp xuống còn 1 lần 1 quý và để các nhà bán lẻ nộp tờ khai thủ công nhưng hiện yêu cầu này chưa được chấp thuận. 

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.