Ấn Độ thử thành công tên lửa siêu thanh tối tân sản xuất cùng Nga

Ấn Độ đã thử thành công tên lửa siêu thanh tối tân sản xuất cùng Nga.
Ấn Độ đã thử thành công tên lửa siêu thanh tối tân sản xuất cùng Nga.
(PLVN) - Ấn Độ ngày 18/10 đã phóng thử thành công tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos từ tàu khu trục tàng hình INS Chennai.

Theo hãng tin Sputnik, tên lửa đã đánh trúng mục tiêu với độ chính xác tuyệt đối sau khi thực hiện các cuộc diễn tập cực kỳ phức tạp trên Biển Ả rập.

Tàu phóng tên lửa là tàu INS Chennai của Hải quân Ấn Độ. Không giống như các tàu khu trục khác, tàu này có 16 khoang tên lửa thay vì 8 khoang.

Tên lửa BrahMos, với vai trò là “vũ khí tấn công chính”, sẽ đảm bảo sức mạnh của tàu chiến INS Chennai bằng cách tấn công các mục tiêu trên mặt nước của hải quân Ấn Độ từ khoảng cách xa.

Trước đó, ngày 30/9, Ấn Độ cũng đã phóng thử thành công tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos, với một tên lửa đẩy được sản xuất trong nước từ một cơ sở thử nghiệm ở ngoài khơi bang Odisha.

Tên lửa hành trình siêu thanh Brahmos được coi là dấu mốc quan trọng trong quan hệ đối tác quân sự Ấn-Nga. Đây là sản phẩm của Công ty liên doanh BrahMos của Nga và Ấn Độ - công ty được thành lập năm 1998 và được đặt theo tên của các dòng sông Brahmaputra và Moscow.

Theo nhà sản xuất, BrahMos là tên lửa hành trình chống hạm nhanh nhất thế giới, có tốc độ gấp 2,5 đến 2,8 lần tốc độ âm thanh. 

Tên lửa có thể được phóng từ tàu ngầm, tàu, các bệ phóng ven biển. Ngoài phiên bản chính, tên lửa này còn có phiên bản nhẹ hơn có tên BrahMos-NG có thể được phóng từ nhiều mẫu máy bay, trong đó có các máy bay chiến đấu loại MiG-29 do Nga sản xuất hay máy bay Tejas của Ấn Độ. 

Ngoài tên lửa hành trình cùng tên, Công ty liên doanh BrahMos còn sản xuất các bệ phóng, hệ thống điều khiển tên lửa, trang bị phương tiện lưu trữ; chịu trách nhiệm huấn luyện phi hành đoàn, sửa chữa và hiện đại hóa tên lửa.

Tin cùng chuyên mục

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)

Nghề giáo bốn phương

(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.