Ảm đạm thị trường ngày giáp Tết

Không khí mua sắm các mặt hàng thiết yếu ngày giáp tết tại các chợ truyền thống, các Trung tâm thương mại,các siêu thị, các điểm bán hàng bình ổn giá  trên địa bàn Hà Nội diễn ra tương đối ảm đạm.

Không khí mua sắm các mặt hàng thiết yếu ngày giáp tết tại các chợ truyền thống, các Trung tâm thương mại,các siêu thị, các điểm bán hàng bình ổn giá  trên địa bàn Hà Nội diễn ra tương đối ảm đạm.

Thị trường Tết
Đã 24 Tết, nhưng không ít các điểm bán hàng Tết như thế này vẫn vắng vẻ người mua hàng

Quạnh hiu thị trường chợ truyền thống

Là người bán thịt lợn tại chợ Ô Chợ Dừa nhiều năm, cô Trần Thị Hạo cho biết: nhiều năm gần đây, chưa có năm nào như năm nay. Nếu vào thời điểm này các năm trước thì đã phải luôn chân luôn tay làm thịt cho khách, vậy mà bây giờ mới chỉ có thưa thớt người đến đặt hàng. “Mấy ngày trước cứ lo không đủ hàng để bán nên tôi đã gọi điện trước đặt hàng, mong là mấy ngày sát tết khách sẽ tới mua hàng nhiều hơn.”

Được biết đến là một chợ đầu mối lớn cung cấp mặt hàng rau củ quả trên địa Hà Nội nhưng cũng không ít chủ hàng than phiền bởi việc nhập hàng vẫn không được sôi động như các năm trước vào thời điểm này. Thậm chí, khá nhiều các chủ hàng phải chủ động cho người đến từng chợ hay các điểm chuyên nhập hàng của mình để chào mời.

Anh Nguyễn Văn Thới, chuyên cung cấp các mặt hàng rau cho các tiểu thương tại đây cho biết: chẳng thể hiểu nổi năm nay như thế nào nữa, lẽ ra như mọi năm vào lúc này đã phải đầu tắp mặt tối bởi các cú điện thoại và gọi nhập hàng liên tục của các chợ rồi. “Vì lo hàng năm nay bị tồn, để lại lâu thì hỏng rồi bỏ thì phí công sức nên 2 hôm nay tôi đã phải cho mấy thằng em đến các chợ để mời gọi những người quen nhập hàng đấy.”

Mặt hàng rau năm nay khá dồi dào, tuy thời tiết có lạnh và cũng ảnh hưởng không ít nhưng do trời không mưa nhiều nên hiện tượng rau bị giập nát và hỏng không đáng kể. “Trước đó tôi cũng đã có sự chuẩn bị khá kỹ lưỡng để cung cấp rau cho dịp Tết, rút kinh nghiệm một vài năm không còn rau mà bán do nhu cầu ăn rau nhiều hơn ăn những món đồ có mỡ dịp Tết của ngưởi dân. Vậy mà không hiểu sao đến giờ hàng vẫn bán chậm, nếu không bán được chắc tôi phải mang về muối ăn dần quá.” Anh Thới vui vẻ chia sẻ.

Không chỉ có chị Hạo, anh Thới lo lắng vì việc hàng bán khá chậm vào thời điểm chỉ còn vài ngày nữa là tết như thế này, mà sự lo lắng ấy cũng xuất hiện không ít trên gương mặt của nhiều tiểu thương tai các chợ truyền thống trên địa bàn Hà Nội. Cô Lê Thị Loan, nhà trong chợ Láng Yên_Hai Bà Trưng cho biết: tuy chỉ còn vài ngày nữa là Tết nhưng việc đi mua sắm của người dân tại chợ này vẫn chỉ như những ngày thường khác, không sôi động như thời điểm này các năm. “Có lẽ do kinh tế năm nay khó khăn nên cả người mua và người bán đều không vui, người mua không vui vì thu nhập thưởng không cao, người bán không vui vì người mua không nhiều.”

Trầm lắng thị trường các Trung tâm thương mại

Thị trường các mặt hàng tại các chợ truyền thống là vậy, nhưng ngay cả tại các Trung tâm thương mại, các siêu thị hay những điểm bán hàng bình ổn không khí mua sắm cũng không khá hơn là mấy. Mặc dù giá các mặt hàng năm nay được đại diện các trung tâm cho biết không hề có sự tăng giá cao các mặt hàng trong những ngày cận Tết như những năm trước.

Chị Hoa, nhân viên tại điểm bán hàng bình ổn giá trên đường Lạc Trung nói, khách hàng đến mua hàng cũng có hơn ngày thường, nhưng không đáng kể. “Hiện tại, sự sôi động trong mua sắm của người tiêu dùng chưa xuất hiện vào thời điểm này cũng là điều lạ, bởi thường thì tuần cuối của năm âm lịch sẽ là thời điểm nhộn nhịp nhất trong mua sắm. Đặc biệt khi mà Tết năm nay đến sớm hơn so với các năm khác.” Chị Hoa chia sẻ.

Thị trường Tết
Sự sôi động mua sắm Tết của người dân vẫn chưa xuất hiện ngay cả những siêu thị hay các điểm bán hàng bình ổn giá

Đại diện của một Trung tâm thương mại lớn trên đường Lò Đúc_Hà Nội cho biết: “hiện tượng người tiêu dùng chưa đến mua hàng nhiều vào lúc này cũng là một điều đáng lo. Bởi được sự chỉ đạo từ trên, để tránh hiện tượng thiếu hàng đến tay người tiêu dùng, Trung tâm đã có sự chuẩn bị đầy đủ về nguồn hàng. Đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu để đảm bảo tốt thị trường.”

Vị đại diện này nói thêm, giá các mặt hàng năm nay cao hơn so với năm trước là do các mặt hàng đã được tăng từ những tháng trước đó, và người tiêu dùng cũng đã quen với mức giá này. “Vì vậy, việc giá cao cũng không phải là lý do chính khiến người tiêu dùng chưa đến mua sắm nhiều. Rất có thể do thói quen, tập quán người dân là sát ngày mới đi sắm Tết.”

Tuy nhiên, việc mua sắm cho dịp Tết Nguyên đán chưa diễn ra sôi động vào thời điểm này được không ít người tiêu dùng cho rằng, do kinh tế năm nay khó khăn, thu nhập thì không tăng thêm là mấy nên vẫn còn tính toán để bỏ ra những chi phí thật hợp lý trong việc mua sắm, tránh tình trạng thừa thãi, lãng phí sau Tết. Thậm chí, hiện tại còn có cơ quan chưa trả thưởng cho nhân viên vì vẫn đang tính toán về tài chính cũng là một nguyên nhân.

Tổng thu nhập một tháng của Anh Lê Đăng Thắng cùng vợ ở Khâm Thiên vừa tròn 8 triệu lại lo cho 2 đứa con. Khi mà hàng hóa mọi thứ đều đã tăng giá khiến hai vợ chồng anh Thắng cảm thây lo lắng cho việc chi tiêu trong dịp Tết này. Anh Thắng nói, “thưởng năm nay không được là mấy, hai vợ chồng chúng tôi sẽ tính toán thật kỹ cho cái Tết này xem nên chi cho khoản nào, nên mua cái gì sau đó sát ngày chúng tôi mới có thể đi sắm được.”

Cô Trần Thúy Quỳnh ở Giải Phóng_Hà Nội cho biết: không biết năm nay có đi sắm Tết được không nữa, “đã 24 âm lịch rồi mà cơ quan thông báo đang kiểm tra doanh số bán hàng năm nay và sẽ trả thưởng muộn hơn mọi năm. Nếu không có thưởng trước Tết, có lẽ tôi sẽ cùng gia đình về quê ăn Tết chứ đừng nói là mua sắm gì cho ngày Tết.”

Ông Nguyễn Văn Đồng, Phó giám đốc Sở Công thương Hà Nội cho biết: Hiện tại, thị trường tại các điểm bán hàng cũng như khu vực bán lẻ chưa thấy diễn ra việc mua bán một cách sôi động, có thể do nhiều nguyên nhân như kinh tế khó khăn của người tiêu dùng trong năm nay… “Nhưng theo tập quán thông lệ thì việc mua bán sẽ diễn ra sôi động hơn vào những ngày giáp tết khoảng 28 đến 30 Tết lúc đó sức mua sẽ thực sự là tăng mạnh.”

Bên cạnh đó, Sở cũng kết hợp cùng các cơ quan ban ngành khác để ngăn chặn và chống gian lận thương mại cũng như các mặt hàng không rõ nguồn gốc, vận chuyển lậu các mặt hàng cấm trong dịp Tết này, tránh hiện tượng xẩy ra ngộ độc hay vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm. “Do nhu cầu tiêu dùng trong dịp tết là rất cao, mỗi gia đình khi đi mua sắm, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu cần lựa chọn một cách hết sức cẩn trọng và thông minh, nên chọn mua những mặt hàng rõ ràng về nguồn gốc xuất sứ, hạn sử dụng không nên sát quá ngày hết hạn hay nên chọn những mặt hàng đã được qua kiểm định…” Ông Đồng nhấn mạnh.

Vị lãnh đạo này chia sẻ thêm, “Tốt nhất, người tiêu dùng nên đến các điểm bán hàng bình ổn giá, bởi những điểm này đã cam kết với Nhà nước, nguồn gốc xuất sứ của các mặt hàng rõ ràng và giá cả cũng đã được các cơ quan tài chính thẩm dịnh nên không lo hàng đắt hay hàng đã quá hạn sử dụng… Với những nhóm hàng không trong diện bình ổn giá cũng nên kiểm tra kỹ các chỉ số đo lường hay giá cả và ngày tháng sử dụng ghi trên mặt hàng đó.”

Nguyễn Thọ

Đọc thêm

Lợi thế của ngành Dầu khí khi chuyển dịch năng lượng

Cảng Dịch vụ Dầu khí của PTSC tại Vũng Tàu - nơi sản xuất chân đế dự án điện gió ngoài khơi. (Ảnh: Minh Hữu)
(PLVN) - Chuyển dịch từ năng lượng hóa thạch sang các dạng năng lượng xanh, sạch, thân thiện với môi trường đang là xu thế chung của các tập đoàn năng lượng trên thế giới. Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) nhìn nhận, nếu không sớm chuyển đổi theo xu thế thì việc PVN bị tụt lại phía sau là tất yếu.

Xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2024 tăng 15%

Hàng hóa qua Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành, Lào Cai. (Ảnh: T.Bình)
(PLVN) - Theo Tổng cục Hải quan, lũy kế trong 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu ước đạt 123,64 tỷ USD, tăng 15% (tương ứng tăng 16,12 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.

Đường dây mạch 3 chưa đảm bảo tiến độ cam kết

Đường dây mạch 3 chưa đảm bảo tiến độ cam kết
(PLVN) - Ngày 7/5 , Bộ Công Thương đã tổ chức cuộc họp giao ban trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương liên quan và chủ đầu tư để kiểm điểm tiến độ và tình hình thực hiện các dự án Đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).

Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử sau từng lần bán đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu

Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử sau từng lần bán đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu
(PLVN) -  Tổng cục Thuế vừa có Công văn 1780/TCT-DNL gửi các Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử (HĐĐT) theo từng lần bán hàng đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu (BLXD).

Thu nội địa tăng gần 11% so với cùng kỳ

Toàn ngành Thuế phấn đấu hoàn thành dự toán thu NSNN; triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tăng cường quản lý thu, chống thất thu...
(PLVN) -  Lũy kế thu ngân sách nhà nước (NSNN) do ngành Thuế quản lý trong 4 tháng đầu năm 2024 đã đạt hơn 640.000 tỷ đồng, bằng 43% so với dự toán, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2023.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Chuẩn bị sẵn sàng các phương án, lộ trình điều chỉnh giá

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái.
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương chủ động thực hiện theo thẩm quyền hoặc đề xuất, tham mưu cấp có thẩm quyền các biện pháp, giải pháp, kịch bản ứng phó phù hợp, linh hoạt, kịp thời, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát trong năm 2024 trong giới hạn 4-4,5% theo đúng Nghị quyết của Quốc hội trong mọi tình huống.

Nâng cao hiệu quả quản lý thuế với lĩnh vực kinh doanh vàng

100% DN kinh doanh vàng đã sử dụng hóa đơn điện tử. (Ảnh: Khánh Huy).
(PLVN) - Tổng cục Thuế cho biết, việc sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) đã được triển khai trên toàn quốc từ ngày 1/7/2022, trong đó có các doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vàng bạc. Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là phối hợp, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát.

Phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu thành trung tâm kinh tế biển quốc gia: Cần có cách tiếp cận chiến lược, đặt trong tổng thể

Bãi biển TP Vũng Tàu.
(PLVN) - Với những tiềm năng, lợi thế đặc biệt liên quan đến ngành công nghiệp dầu khí, hệ thống cảng biển, dịch vụ logistics, du lịch biển và các ngành kinh tế biển khác, Bà Rịa - Vũng Tàu quyết tâm đến 2030 trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia và nằm trong nhóm 5 địa phương phát triển kinh tế biển hàng đầu cả nước.

Chuyển đổi số ngành Thuế: Định vị top đầu

Ngành Thuế là đơn vị dẫn đầu trong chuyển đổi số của Bộ Tài chính. (Nguồn: ITN)
(PLVN) - Đó là nội dung quan trọng trong chiến lược cải cách hiện đại hóa (CCHĐH) ngành Thuế đến năm 2030. Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành, công cuộc chuyển đổi số (CĐS) đang có những bước tiến lớn để ngành Thuế giữ vững vị trí hàng đầu.

Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
(PLVN) - Đây là yêu cầu của tỉnh Lào Cai tại Thông báo 108/TB-VPUBND ngày 2/5/2024 kết luận của Thường trực UBND tỉnh về tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), công tác chuẩn bị đầu tư năm 2024 và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

Khai thông nền kinh tế để tăng trưởng bền vững

Cần phải nhận thức thực chất quan hệ “tăng trưởng GDP” và ổn định kinh tế vĩ mô ở Việt Nam. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Theo PGS. TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam (VKTVN), tăng trưởng kinh tế (GDP) của Việt Nam trong quý I/2024 khá cao, song cần nhận thức thực chất vấn đề, đồng thời khai thông nền kinh tế để tăng trưởng bền vững.

Ngành Thép đối diện nhiều thách thức

Sản xuất thép cán nóng. (Ảnh: Tập đoàn Hòa Phát cung cấp)
(PLVN) - Thị trường thép ở nước ta đang khá trầm lắng dù đang trong thời gian cao điểm mùa xây dựng. Không những thế, các doanh nghiệp sản xuất thép còn chịu áp lực cạnh tranh bởi thép nhập khẩu từ nước ngoài.