8 tháng đầu năm: 116 người chết do thiên tai

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Đó là con số được đưa ra tại Hội nghị trực tuyến rút kinh nghiệm về công tác Phòng chống thiên tai 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trong thời gian tới và đối phó với bão số 3 được Ban chỉ đạo TW về Phòng chống thiên tai (PCTT) - Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn tổ chức hôm qua (14/9).
Phó thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã chủ trì buổi họp trực tuyến với 44 tỉnh, thành phố từ Bình Thuận trở ra và các thành viên Ban chỉ đạo.
Theo báo cáo của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT, do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino và biến đổi khí hậu, tình hình thời tiết và thiên tai từ đầu năm đến nay diễn biến bất thường và cực đoan. 
Ngay từ đầu tháng 3 đã xảy ra mưa lũ lớn trái mùa tại 03 tỉnh miền Trung; rét hại bất thường ở Sa Pa; nắng nóng gay gắt xảy ra trên diện rộng và kéo dài ở khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ; hạn hán nghiêm trọng tại các tỉnh Nam Trung Bộ; dông lốc đặc biệt lớn tại Hà Nội; mưa lịch sử về cường suất tại Sơn La sau bão số 1 và tại Quảng Ninh vào cuối tháng 7, đầu tháng 8. 
Sau khi nghe báo cáo từ Hội nghị, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải kết luận: Để đối phó với tình huống thiên tai bất thường, cực đoan do biến đổi khí hậu gây ra, các Bộ ngành, địa phương cần rà soát lại các giải pháp đã thực hiện, đồng thời xây dựng kế hoạch, giải pháp trong thời gian tới và tập trung chỉ đạo đối phó với bão số 3, trong đó tập trung vào một số nhiệm vụ cụ thể như sau: Tiếp tục theo dõi tình hình thời tiết, khí hậu trong thời gian tới và thường xuyên cập nhật thông tin cho toàn xã hội; Các địa phương cần rà soát lại các khu dân cư bị ảnh hưởng bởi thiên tai để có phương án di dời; Tăng cường các trang thiết bị về tìm kiếm cứu nạn; Tổng hợp, đề xuất nhu cầu về trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn để đưa vào kế hoạch Trung hạn. 
Đồng thời, Phó Thủ tướng đề nghị phải tiếp tục công tác thông tin, tuyên truyền đến tận người dân, làm sao để từng người dân có được thông tin, sẵn sàng ứng phó với hiện tượng bất thường, hạn chế thiệt hại về người và tài sản…
Về cơn bão số 3, Phó thủ tướng chỉ đạo các tỉnh ven biển miền Trung từ Quảng Bình đến Bình Định khẩn trương kêu gọi tàu thuyền vào bờ hoặc thoát ra khỏi vùng nguy hiểm (vùng nguy hiểm trong 24h được xác định từ vĩ tuyến 14,5-17,5 vĩ độ Bắc) và chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với mưa, lũ lớn, trong đó đặc biệt chú trọng các phương án bảo đảm an toàn về người, tài sản, hạn chế thấp nhất thiệt hại do bão, lũ gây ra./.
Thiệt hại do thiên tai trong 8 tháng đầu năm đã làm 116 người chết và mất tích, 112 người bị thương, 14.827 nhà sập đổ, cuốn trôi và tốc mái, xiêu vẹo, hơn 258.318 ha lúa, hoa màu bị hạn, ngập úng và hư hại, hơn 1.830.180 m3 đất, đá, đường giao thông bị sạt lở, hư hỏng.  Tổng thiệt hại về tài sản khoảng ước tính khoảng 5.500 tỷ đồng.

Đọc thêm

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá
(PLVN) -  Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024 tổ chức ngày 7/12 vừa qua, nhìn lại 11 tháng của năm 2024, cho thấy cả nước đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, nên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước đều phục hồi và phát triển tốt. Đặc biệt, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm và có thặng dư cao.