600 học sinh Trường Ischool Nha Trang ngộ độc thức ăn: Ai phải chịu trách nhiệm?

Phần ăn trưa 17/11 của học sinh Trường Ischool Nha Trang có món cánh gà (bên trái, dưới).
Phần ăn trưa 17/11 của học sinh Trường Ischool Nha Trang có món cánh gà (bên trái, dưới).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Như PLVN đã thông tin, ngày 17/11/2022, Trường ISchool Nha Trang tổ chức ăn bán trú cho 930 học sinh, chia làm bữa trưa và chiều. Cơm trưa có gà sốt trứng, gỏi gà, cánh gà chiên, canh (xương, cà rốt, cải thảo), dưa leo; bữa chiều có bánh ngọt, uống nước tại hệ thống nước lọc của trường.

Theo Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa, tính đến trưa 22/11, các bệnh viện tiếp nhận 662 học sinh Trường Ischool ngộ độc sau bữa ăn trưa, trong đó một ca tử vong. Số học sinh đang điều trị là 137 (giảm 74 ca so với hôm 21/11); không còn trường hợp nặng.

TS. Cao Văn Trung, Phó phòng Giám sát ngộ độc và thông tin truyền thông (Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế) đánh giá đây là vụ ngộ độc thực phẩm lớn nhất trong khối học đường.

Theo thông tin từ cơ quan chức năng, cơ sở cung cấp suất ăn sẵn cho trường là hộ kinh doanh Bùi Phúc Lam ở phường Xương Huân, Nha Trang.

Từ góc nhìn pháp lý, Luật sư (LS) Lê Hiếu (Giám đốc Công ty Luật TNHH Hiếu Hùng) nhận định, vụ ngộ độc thực phẩm trên là nghiêm trọng. “Vấn đề xác định nguyên nhân ngộ độc thực phẩm là cấp thiết bởi đây chính là căn cứ, cơ sở để xác định trách nhiệm pháp lý của các cá nhân, tổ chức liên quan”, LS nói.

Với trường hợp học sinh tử vong, cơ quan chức năng sẽ giám định pháp y tử thi, lấy mẫu các chất có trong máu và dạ dày nạn nhân nhằm xác định nguyên nhân. Các trường hợp khác, việc xét nghiệm máu, dạ dày cũng có thể được tiến hành nhằm xác định các loại độc tố có trong cơ thể các em học sinh sau khi dùng bữa tại trường.

“Sau khi có kết quả giám định và xác định được nguyên nhân dẫn đến ngộ độc cơ quan chức năng sẽ làm rõ đơn vị nào cung cấp nguyên liệu để hộ kinh doanh Bùi Phúc Lam chế biến, nấu suất ăn. Nếu cơ quan chức năng sau khi điều tra xác định có độc tố trong thực phẩm và đó là nguyên nhân dẫn tới vụ ngộ độc tập thể, lỗi sẽ thuộc về đơn vị cung cấp thực phẩm. Khi đó, các cá nhân liên quan tới hoạt động nuôi trồng kiểm định chất lượng sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với vi phạm của mình”, LS nói.

“Mặt khác, nếu trong hợp đồng hay thỏa thuận giữa hộ kinh doanh Bùi Phúc Lam với cơ sở này có quy định về trách nhiệm pháp lý của các bên khi phát sinh vấn đề, hộ kinh doanh này cũng có thể phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường cho các nạn nhân”, vẫn lời LS.

“Trường hợp hộ kinh doanh biết thực phẩm của cơ sở cung cấp này không đảm bảo an toàn, có thể gây nguy hại cho mọi người nhưng vẫn dùng để chế biến suất ăn, các cá nhân của hộ kinh doanh sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự vì hành vi này”, LS nhận định.

LS đánh giá, đối chiếu quy định pháp luật, trường hợp xác định có tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm gây ra hậu quả nghiêm trọng khiến người dùng tử vong, cơ quan tố tụng có thể xử lý hình sự hành vi này về “Tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm” theo Điều 317 Bộ luật Hình sự.

Từ vụ việc này, LS Hiếu cho rằng các cơ sở giáo dục cần tăng cường công tác kiểm tra giám sát để phát hiện ra những thiếu sót, vi phạm trong công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ở các cơ sở giáo dục. Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ nguyên liệu đầu vào, giám sát khâu chế biến để tránh những vụ việc tương tự có thể xảy ra đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của các em học sinh.

Kết quả kiểm nghiệm các mẫu thức ăn tại Trường Ischool Nha Trang, nơi xảy ra vụ ngộ độc khiến hơn 600 học sinh nhập viện, cho thấy món cánh gà chiên bị nhiễm khuẩn.

Chiều 22/11, kết luận trên được Viện Pasteur Nha Trang đưa ra sau quá trình xét nghiệm kéo dài nhiều ngày, đối với 8 mẫu thực phẩm liên quan đến vụ ngộ độc.

Kết quả cho thấy vi khuẩn Salmonella, Bacillus cereus và E. Coli có trong mẫu cánh gà chiên. Ngoài ra, vi khuẩn Bacillus cereus còn có trong mẫu nước mắm. Đây là chủng sinh độc tố ly giải hồng cầu và độc tố ruột không ly giải hồng cầu. Bacillus cereus phân bố nhiều trong tự nhiên, nhiễm vào các loại thức ăn qua đêm hay trữ lạnh lâu, gây ngộ độc thực phẩm.

Trước đó, ngành Y tế xác định tác nhân gây bệnh cho học sinh Trường Ischool Nha Trang là khuẩn Salmonella group. Nhiễm vi khuẩn Salmonella là trường hợp nhiễm trùng, nhiễm độc thức ăn do vi khuẩn gây ra, sau khi điều trị hết thì không để lại di chứng.

TS. Nguyễn Thị Hương Giang, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới Bệnh viện Bạch Mai cho biết, phác đồ điều trị cho các bé là dùng kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn Salmonella, thời gian điều trị khoảng 5 đến 7 ngày, tiếp tục cân bằng vi khuẩn đường ruột và chữa các triệu chứng.

Trước sự việc nghiêm trọng này, Công an tỉnh Khánh Hòa đã đề nghị Sở Y tế chỉ đạo các bệnh viện và cơ sở y tế tổng hợp số liệu, cung cấp thông tin về vụ ngộ độc, bệnh nhân điều trị để phục vụ công tác điều tra. Các cơ sở y tế bảo quản tất cả mẫu máu của bệnh nhân, cung cấp hồ sơ bệnh án khi có yêu cầu.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.