Như vậy, sau 6 ngày nghỉ Tết Canh Tý (từ 29 đến mùng 4 Tết), CSGT ghi nhận 174 vụ TNGT làm 122 người tử vong và 149 nạn nhân bị thương. Đối chiếu 6 ngày nghỉ cùng kỳ Tết Kỷ Hợi 2019, số người chết tăng 8 người nhưng nạn nhân bị thương giảm.
Nhờ Nghị định 100, số ca cấp cứu TNGT giảm hơn 17%
Có một số vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng như vụ xảy ra tại Quốc lộ 26, đoạn đi qua huyện EaKar (tỉnh Đắk Lắk), làm 3 người chết, nguyên nhân tai nạn do vi phạm nồng độ cồn; vụ tại Km 1302+150 Quốc lộ 1A, đoạn đi qua địa bàn tỉnh Phú Yên, khi một xe ô tô khách giường nằm mang biển kiểm soát 51B-280.01 (thuộc Hợp tác xã Vận tải dịch vụ Hưng Thịnh) chở 46 người, trong đó có 12 trẻ em dưới 11 tuổi, tự đâm vào lề đường bên phải, làm 6 người bị thương và gây nhiều thiệt hại về tài sản;
Hồi 9 giờ 45 ngày 25/1, tàu thủy Đông Đô 68 có số đăng ký QN-7039 chở khách tham quan vịnh Hạ Long (gồm 26 người Hàn Quốc và một hướng dẫn viên người Việt Nam). Khi tàu dừng tại đảo Ti tốp, Công ty Việt Á đã chuyển hành khách sang dịch vụ đò chèo tay đi tham quan hang động. Do sóng to, gió lớn nên đò mang số QN-0045 chở 12 khách bị lật khiến bà Thaejongye (sinh năm 1951, quốc tịch Hàn Quốc) tử vong….
Tết Canh Tý là thời điểm Nghị định 100 quy định xử phạt người lái xe có cồn (do uống bia, rượu) trong cơ thể có hiệu lực nên có thể nói việc thực thi Nghị định đã có tác động tích cực trong việc giảm TNGT liên quan bia rượu. Cụ thể, số liệu từ Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho thấy, số vụ nhập viện do TNGT trong 4 ngày nghỉ Tết đã giảm trên 15% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sáng 28/1, tức mùng 4 Tết, lãnh đạo Ủy ban ATGT Quốc gia đến thăm hỏi, động viên và tặng quà cho các nạn nhân TNGT đang được cứu chữa tại Bệnh viện hữu nghị Việt Đức (Hà Nội) |
Theo số liệu thống kê tại các bệnh viện tuyến trên, số nạn nhân nhập viện do TNGT có liên quan tới nồng độ cồn đã giảm từ 8% tại Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) và tới 18% tại Bệnh viện Chợ Rẫy (Thành phố Hồ Chí Minh). Trong 5 ngày Tết vừa qua, theo tổng hợp của Bộ Y tế, số ca cấp cứu TNGT giảm hơn 17%. Tỷ lệ nạn nhân TNGT vào cấp cứu trong tình trạng có nồng độ cồn vào khoảng 7-8%, giảm mạnh so với năm trước.
Giảm gần 500 ca cấp cứu do ẩu đả so với Tết trước
Nghị định 100 không chỉ có tác động tích cực trong việc giảm TNGT liên quan bia rượu tai nạn thương tích, mà còn góp phần làm giảm hẳn các ca cấp cứu do ẩu đả. Trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý, số ca cấp cứu do ẩu đả đã giảm mạnh.
Cụ thể, trong 3 ngày nghỉ Tết có 1.660 ca cấp cứu tai nạn do ẩu đả (giảm 499 trường hợp so với cùng kỳ Tết Kỷ Hợi), chiếm 2% trong tổng số ca cấp cứu tại các bệnh viện, trong đó có 1.213 ca phải nhập viện điều trị, 5 trường hợp tử vong (giảm 3 trường hợp so với Tết Kỷ Hợi).
Số ca cấp cứu do đánh nhau trong Tết Canh Tý là 1.660, giảm gần 500 ca so với năm trước. Ảnh chỉ mang tính minh họa |
Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, cho biết so với Tết năm ngoái, năm nay giảm nhiều mặt, từ số ca tai nạn giao thông đến đánh nhau, ngộ độc, giúp giảm tổng số ca cấp cứu.
Cụ thể, số ca do đánh nhau là 1.660, giảm gần 500 ca; trong số này có 5 người tử vọng, giảm 3 người so với tết trước. Về rối loạn tiêu hoá, ngộ độc thức ăn, trong 3 ngày tết có 910 trường hợp khám, cấp cứu, giảm 222 trường hợp, trong đó có 236 ca ngộ độc rượu bia (giảm 45 trường hợp), 221 ca ngộ độc thức ăn tự chế biến (giảm 36 trường hợp).
Cùng tìm nguyên nhân khiến người tử vong vì TNGT tăng
Tuy tình hình tổng quan tương đối tốt song TNGT lại tăng đột biến vào ngày 29 và mùng 1 Tết khiến TNGT trong các ngày nghỉ Tết tăng trên 10% so với cùng kỳ nghỉ Tết Kỷ Hợi. Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đã đề nghị các cơ quan chức năng phân tích, đánh giá nguyên nhân về các vụ tai nạn và lý do dẫn đến sự gia tăng tai nạn giao thông tăng trong những ngày qua, cập nhật vào các báo cáo tiếp theo, để làm căn cứ đề xuất các giải pháp kịp thời trong thời gian tới.
Hôm nay là ngày mùng 5 Tết cũng là ngày nghỉ cuối cùng của dịp nghỉ Tết Canh Tý. Người dân, học sinh, sinh viên rời quê nhà để trở lại với trường học và công sở nên số lượng người tham gia giao thông sẽ tăng vọt.
Để đảm bảo an toàn giao thông, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Trương Hòa Bình đã có Công điện gửi các bộ, ngành liên quan, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Canh Tý 2020.
Công điện yêu cầu các bộ, ngành và UBND các các địa phương huy động tối đa lực lượng công an, nòng cốt là cảnh sát giao thông (CSGT) tăng cường tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Phó Thủ tướng yêu cầu các lực lượng phải bố trí lực lượng tuần tra, xử lý vi phạm trên cả các tuyến đường huyện và đường liên xã; tập trung xử nghiêm hành vi vi phạm về nồng độ cồn, tốc độ; không đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy, xe đạp điện; dừng xe đón trả khách trái quy định.Đặc biệt, ngành GTVT phải yêu cầu các đơn vị, doanh nghiệp BOT thực hiện xả trạm cho phương tiện lưu thông khi xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài tại các trạm thu phí, xử phạt nghiêm các đơn vị cố tình vi phạm.
Công điện yêu cầu các bộ, ngành và UBND các các địa phương huy động tối đa lực lượng công an, nòng cốt là cảnh sát giao thông (CSGT) tăng cường tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm |
Phó Thủ tướng đề nghị các cơ quan chức năng chỉ đạo các cơ quan truyền thông tích cực tuyên truyền quy định về ATGT đã uống rượu bia không lái xe; không phóng nhanh, vượt ẩu; không chở quá số người quy định; đội mũ bỏ hiểm khi đi mô tô, xe máy, xe đạp điện; mặc áo phao hoặc mang dụng cụ cứu sinh khi đi phương tiện thủy; quan sát an toàn khi vượt qua đường sắt; tuyệt đối không lên xe, đò ngang khi không có chỗ ngồi theo quy định…